Nguyên Nguyên
Bài dưới đây viết về một chứng bệnh thời đại do sự phát triển của internet và đã được xuất bản khá lâu, xong vẫn giữ nguyên tính thời sự. Cuối tuần, mời mọi người cùng xem và tự hỏi mình có bị hội chứng này không ?
Riêng tôi thì có lẻ mình bị khá nặng rồi ...Hôm nào cúp điện , không ngồi được trước máy vi tính thì buồn bực quá trời quá đất.....
Tác giả bài viết không nêu ra cách trị
Riêng tôi thì có lẻ mình bị khá nặng rồi ...Hôm nào cúp điện , không ngồi được trước máy vi tính thì buồn bực quá trời quá đất.....
Tác giả bài viết không nêu ra cách trị
Tản mạn về bệnh thời đại EMAILITIS
Thật không có gì lạ lùng bằng việc dự tính viết một bài báo về một chứng bệnh thời đại tạm gọi Emailitis, tức một chứng Viêm I-meo, và rồi lại phát hiện chính mình đang bị chứng bệnh đó. Định viết với những quan sát khách quan, dựa trên những công bố sơ khởi của giới y tế, nhưng đến lúc viết mới phát hiện được chính mình cũng vướng vào căn bệnh ấy.
Nói chung Emailitis là một thói quen thời đại, đặc biệt thường dễ thấy ở giới trẻ tuốt luôn đến thế hệ sinh sung, và có khi đến các thế hệ ‘bô lão’ hơn nữa. Emailitis, trong nghĩa rộng và tổng quát nhất, có thể bao gồm một loạt thói quen ở thế kỷ 21, từ việc mỗi ngày phải ngồi trước máy điện toán ít nhất nửa giờ đến một giờ để xem xem có điện thư nào mới mẻ không, cho đến việc lệ thuộc vào điện thoại di động mobile hay cell phone, mỗi ngày ít nhất cũng nhận được và gửi đi chừng năm-sáu cuộc nhắn tin theo dạng SMS.
Emailitis cũng được thể hiện bằng sự bực tức khi gọi điện thoại đến các cơ quan doanh nghiệp hay các công sở chính phủ, hoặc ngân hàng, và chỉ nhận được một giọng nói từ phía đầu dây kia theo dạng ‘voice-mail’ tức ‘thu âm sẵn’. Tệ hơn nữa ‘thu âm sẵn’ lại chỉ dẫn người gọi để số điên thoại lại, hoặc thông báo hàng chục cách bấm số mã cho những sự việc khác nhau. Thí dụ, nếu gọi cho một hãng bảo hiểm, sẽ được nghe giọng thu âm sẵn ở đầu giây kia: “Xin bấm số 1 nếu muốn hỏi về các dịch vụ bảo hiểm xe cộ. Bấm số 2 nếu muốn biết về bảo hiểm nhà cửa, địa ốc. Bấm số 3 cho bảo hiểm về tàu bè hay du thuyền. Bấm số 4, nếu muốn trả tiền dịch vụ hàng tháng và phải để sẵn thẻ tín dụng ở kế bên. Bấm số 5, nếu muốn biết lãi suất các tài khoản. Số 6 nếu cần gặp một chuyên viên giúp giải quyết vài vấn đề trục trặc kỹ thuật.…, Và bấm số 9 khi muốn nói chuyện trực tiếp, hoặc dọ hỏi tổng quát, với một người (bằng xương bằng thịt)”. Nhưng tất nhiên, những người chọn bấm vào số 9, thường bị bắt buộc phải chờ đợi một ít lâu. Chứng bệnh Emailitis có thể gồm cả việc đọc báo hằng ngày, từ Đông sang Tây qua mạng internet. Đọc báo có vẻ nhiều hơn xưa. Nhưng đồng thời hiện tượng “tẩu hỏa nhập ma’ kiểu Kim Dung có vẻ càng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Việc bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ thường do ở việc tò mò đọc đủ thứ sách báo dễ tìm thấy trên mạng. Bởi ở trên mạng, hiện có rất nhiều sách báo và nhiều bài bình luận hơn xưa. Hình ảnh cũng rất đẹp. Những người bị emailitis, hay nói cách khác, dân ghiền xử dụng internet, có thể dành cả ngày để đọc báo và tạp chí có sẵn trên mạng. Đủ thứ ngôn ngữ, và các bài bình luận thể hiện đầy đủ các thứ lập trường và quan điểm khác nhau. Chính ở chỗ báo chí trên mạng bao gồm đủ thứ quan điểm, nhiều khi đối nghịch nhau, nên người truy cập tin liệu và ghiền đọc báo mạng rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” nếu không cẩn thận. Hội chứng tẩu hỏa nhập ma do bệnh Emailitis gây nên, theo tường thuật của báo chí, thường có thể thấy được qua việc người xử dụng internet dọn cả toàn bộ máy điện toán vào giường ngủ hoặc đến bàn ăn. Hay tệ hơn nữa quên ăn quên ngủ đến khi kiệt sức rồi chết.
Ngỡ ngàng, nếu không nói kinh sợ, có thể lạ lùng nhất đối với người viết trong lúc sưu tầm ý tưởng để viết bài này, là vào một lúc nào đó chợt phát hiện mình cũng đang bị chứng Emailitis như ai. Triệu chứng emailitis trước hết được phát hiện một hai lần. Sau đó, một khi đã hiểu rõ các biến chứng của emailitis, người viết thấy rõ hình như hầu hết mọi người chung quanh và ngay cả chính mình cũng bị lây hoặc bị chứng bệnh bộc phát từ hồi nào mà không hay biết. Lần đầu, một hội ái hữu dự tính tổ chức buổi họp mặt tại một tiệm ăn Việt ở khu vực Bankstown, rất đông người Việt. Nhớ hồi thời xa xưa, cách đây vài năm, mỗi lần có họp mặt như vậy, những ái hữu năng động trong ban tổ chức thường gửi thư mời in bằng máy in của điện toán nho nhỏ đến tận tư gia. Gia đình người được mời đi picnic hay họp mặt chỉ cần kẹp thư mời vào chỗ nào nhất định trong nhà, như trên cửa tủ lạnh chẳng hạn. Ngày ngày đều có thể được nhắc nhở dễ dàng. Và sau đó, rất ít ai có thể quên ngày giờ và địa điểm họp mặt.
Thời bây giờ lại khác. Người viết không thể nhớ rõ bắt đầu từ tháng nào năm nào, thư mời hay hẹn gặp, họp mặt để ăn uống tái ngộ, ngày nay thường được gởi bằng email! Hoặc đôi khi bằng lối nhắn tin ngắn, thường gọi tắt SMS, qua chiếc điện thoại cầm tay di động. Rủi cho người viết, địa chỉ điện thư email tại sở làm và ở nhà lại khác nhau. Thư mời họp mặt được gởi đến sở làm. Đến sáng ngày thứ 7, chợt nhớ ‘hình như’ cuối tuần này có họp mặt nhóm ái hữu đó. Nhưng khổ một nỗi internet ở nhà khác với internet ở sở, và tại nhà, không có địa chỉ email của mấy ái hữu thuộc ban tổ chức. Thật ra, nếu ‘chịu khó’ vẫn có thể truy tầm ra điện thoại tại nhà của một hai ái hữu nòng cốt trong ban tổ chức. Nhưng trong lúc ‘khẩn trương’, người bị chứng emailitis thường không nghĩ đến các phương cách cổ điển thông thường, để truy tầm ra giờ và địa điểm họp mặt. Đối với những cơn emailitis đã trở nên ngặt nghèo, người bệnh thường bị “hoa mắt” và thông thường chỉ ‘lười biếng’ nghĩ đến internet như một phương tiện liên lạc duy nhất của con người. Rốt cuộc, người bệnh thường dùng đó như một cái cớ rất hợp lý hợp tình, rất xuôi tai, để quên đi buổi họp mặt đó.
Lần thứ hai, cũng ở nhóm ái hữu đó. Nhưng lần này chợt phát hiện những người bị Emailitis không phải mình mà lại một hai vị trong ban tổ chức. Bởi người viết đã cẩn thận ghi lại ngày giờ và địa điểm họp mặt, trên một tấm giấy nhỏ hoặc truyền chi tiết về email tại nhà. Nhưng đến lúc đến chỗ họp mặt lại phát hiện ra một hai vị trong ban tổ chức cũng bị bệnh emailitis như mình, và có vẻ trầm trọng hơn. Ái hữu niên trưởng cho biết ông ta có gởi email đến một cụ Bà mời cụ tham gia nhưng qua địa chỉ email của ái nữ bà cụ đó. Email gởi đi gần như chắc nịch không có vấn đề gì. Và được gởi từ lâu. Nhưng rất rủi ái nữ của bà cụ lại đi về Việt Nam thăm viếng bà con họ hàng thân thuộc, nên không nhận được tin tức hay thư mời gì hết. Đó là lý do chính đưa đến việc bà Cụ vắng mặt trong buổi họp mặt thường niên. Cũng như người viết, ban tổ chức đã nhuốm bệnh emailitis rất trầm trọng, phản ánh qua xung khắc với việc xử dụng điện thoại như những người bình thường, chưa hề bị emailitis, loại cấp tính. Và cũng không thèm xài thư mời như ngày xưa. Nguy hiểm nhất trong chứng bệnh Emailitis, theo các giới thông thạo, là người bị bệnh vẫn tưởng mình vẫn được khoẻ mạnh như xưa. Bởi rất nhiều người thân, hoặc bạn bè thân hữu, cũng thường bị bệnh này. Nên rất khó phát hiện. Như trường hợp cả ban tổ chức buổi họp mặt ái hữu đó đã cho thấy.
Một thí dụ khác. Cách đây một tuần, có một người bạn muốn biết thuế thổ trạch của bang New South Wales hiện đã thay đổi ra sao. Người viết mới hỏi một chuyên gia về vấn đề này, tuổi còn trẻ, trên dưới 30. Anh chàng trả lời: “Để chút nữa, cháu sẽ lên mạng xem sao”. Thấy ngay anh chàng này đang bị emailitis, thời kỳ thứ 2, nên mới nhờ cô em gái anh chàng đó gọi đến sở thu thuế của Bang xem sao. Trong vòng chừng vài phút cô đó đã tìm được đầy đủ tin liệu về thuế đất mới, được áp dụng từ đầu năm 2005.Và cũng có rất nhiều người, dù biết địa chỉ bạn bè thân hữu hiện sinh sống tại quốc gia khác, và dù rất muốn thăm hỏi, hoặc bắt liên lạc trở lại, nhưng vẫn thường chần chừ, trì hoãn việc liên lạc qua nhiều năm tháng, chỉ vì không có địa chỉ điện thư của nhau.
Như vậy triệu chứng đầu tiên và quan trọng nhất của chứng Emailitis chính là: “Một thói quen bắt đầu từ bao giờ, khiến người bị bệnh chỉ biết tìm kiếm tin tức, tin liệu và liên lạc với bạn bè thân hữu bằng internet và email. Mà quên đi rằng phương tiện cố hữu và nhanh nhất lại bằng cái điện thoại cổ lỗ sỉ xa xưa, hay bằng thư từ dùng tem, hoặc mua báo chí xuất bản hằng ngày”.
Emailitis cũng thường được thể hiện bằng nhiều hội chứng khác. Kể ra rất nhiều.
Trước hết, người bệnh càng lúc càng cần đến máy điện toán để gởi i-meo đến bạn bè thân hữu. Do ở việc cơ thể bị hành hạ bởi emails, như người ghiền thuốc lá cần phải tìm nơi thoáng để hút thêm một điếu, người bị chứng i-meo-lai-tís (emailitis) càng ngày sẽ thấy càng cần tìm đến bạn bè thân hữu để tống gởi i-meo đi, nhiều hơn lúc trước. Muốn ai cũng được dịp đọc qua ‘tác phẩm’ ngắn thật ngắn của mình, viết bằng dạng điện thư i-meo. Và gần như bị con vi khuẩn i-meo hành hạ mãnh liệt, lúc nào họ cũng phải kiểm chứng xem có nhận được điện thư mới hay không. Nếu không có thư mới hoặc sợ bạn bè cho mình bị emailitis hoặc chổng nặng, con bệnh có thể tạm dừng i-meo một vài giờ - dùng để truy cập mạng. Hoặc nói bằng tiếng Anh cho có vẻ oai: Surf the net. Xem qua một loạt các websites phổ thông nhất. Thấy mẩu tin nào hay hoặc giật gân - thường thường tiếu lâm - người bệnh thường thấy tinh thần phấn chấn hơn lên. Tưởng như khỏi bệnh. Bởi họ có chuyện để … chôm – và truyền bá lại bằng cách đính kèm các mẩu chuyện hay mẩu tin đã chôm được đó, trong các i-meo gửi đến cho các nhóm bạn bè thân hữu khắp nơi. Những nơi nhận – thông thường cũng toàn trong cảnh đồng hội đồng thuyền, hoặc chính xác hơn, đồng bệnh - sẽ lại cóp và chuyển đến cho những nhóm bạn khác. Rất nhiều khi, và cũng rất thông thường, mẫu chuyện hay, những lời vàng thước ngọc về tình yêu về tình bạn, những hình ảnh hí hoạ hay châm biếm, khôi hài, người xử dụng internet, hay bị bệnh emailitis, có thể nhận được nhiều lần khác nhau, cách nhau vài tháng và có khi cả năm. Từ nhiều người gởi khác nhau, và không quen biết gì nhau. Và cũng rất thường chính người đã gửi đi những thứ ‘thư chôm’ đó lại nhận được chính ‘thư chôm’ đó trở lại. Từ một vài nguồn gửi khác. Sau đây xin thử liệt kê một số các loại ‘thư-chôm’ phổ thông nhất trong vài năm qua:
(i) Thư chôm nhại bài thơ bất hủ ‘Hai sắc hoa Ti-gôn’ của nhà thơ tiền chiến TTKh. Để ý chính nhờ internet, nhiều bài thơ xưa rất hay, tưởng rất khó, thật ra lại rất dễ bắt chước và tiếu lâm hoá. Thơ hay và có vẻ khó khăn cách mấy cũng có người nhại được. Những tác giả nhại này có người bị bệnh emailitis ở thời kỳ thứ ba, hoặc ở tình huống ‘terminal’, nhưng cũng có thể vẫn còn khoẻ mạnh như thường. Cholesterol hãy còn dưới 5, huyết áp vẫn bình thường, và cũng rất có thể chưa hề cần đến Viagra.
Cũng nhờ ở phương tiện Email, chỉ trong vòng vài phút sau khi yêu cầu của người viết được đăng trên Mitchong pho-rùm, một anh bạn từ Canada tận Bắc Mỹ (NĐN, biệt danh Coconut-Monk) đã chép lại địa chỉ trang web có các bài thơ nhại ‘Hai sắc Hoa Ti-gôn’ bất hủ đó. Xin chép lại một vài kiểu nhại từ trang web: ‘utah.edu/vsa/writing/trang.html’ (www), như sau:
Nguyên bản của TTKh:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Giời ơi người ấy có buồn không
Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng
Kiểu ‘Đời là thế - C’est la vie’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh không đẹp bằng em lắm
Nhưng cũng nàm anh đỡ nạnh nùng
Kiểu ‘Tiết canh classic’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về xách vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm đại vài ba đĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng
Emailitis cũng được thể hiện bằng sự bực tức khi gọi điện thoại đến các cơ quan doanh nghiệp hay các công sở chính phủ, hoặc ngân hàng, và chỉ nhận được một giọng nói từ phía đầu dây kia theo dạng ‘voice-mail’ tức ‘thu âm sẵn’. Tệ hơn nữa ‘thu âm sẵn’ lại chỉ dẫn người gọi để số điên thoại lại, hoặc thông báo hàng chục cách bấm số mã cho những sự việc khác nhau. Thí dụ, nếu gọi cho một hãng bảo hiểm, sẽ được nghe giọng thu âm sẵn ở đầu giây kia: “Xin bấm số 1 nếu muốn hỏi về các dịch vụ bảo hiểm xe cộ. Bấm số 2 nếu muốn biết về bảo hiểm nhà cửa, địa ốc. Bấm số 3 cho bảo hiểm về tàu bè hay du thuyền. Bấm số 4, nếu muốn trả tiền dịch vụ hàng tháng và phải để sẵn thẻ tín dụng ở kế bên. Bấm số 5, nếu muốn biết lãi suất các tài khoản. Số 6 nếu cần gặp một chuyên viên giúp giải quyết vài vấn đề trục trặc kỹ thuật.…, Và bấm số 9 khi muốn nói chuyện trực tiếp, hoặc dọ hỏi tổng quát, với một người (bằng xương bằng thịt)”. Nhưng tất nhiên, những người chọn bấm vào số 9, thường bị bắt buộc phải chờ đợi một ít lâu. Chứng bệnh Emailitis có thể gồm cả việc đọc báo hằng ngày, từ Đông sang Tây qua mạng internet. Đọc báo có vẻ nhiều hơn xưa. Nhưng đồng thời hiện tượng “tẩu hỏa nhập ma’ kiểu Kim Dung có vẻ càng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Việc bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ thường do ở việc tò mò đọc đủ thứ sách báo dễ tìm thấy trên mạng. Bởi ở trên mạng, hiện có rất nhiều sách báo và nhiều bài bình luận hơn xưa. Hình ảnh cũng rất đẹp. Những người bị emailitis, hay nói cách khác, dân ghiền xử dụng internet, có thể dành cả ngày để đọc báo và tạp chí có sẵn trên mạng. Đủ thứ ngôn ngữ, và các bài bình luận thể hiện đầy đủ các thứ lập trường và quan điểm khác nhau. Chính ở chỗ báo chí trên mạng bao gồm đủ thứ quan điểm, nhiều khi đối nghịch nhau, nên người truy cập tin liệu và ghiền đọc báo mạng rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” nếu không cẩn thận. Hội chứng tẩu hỏa nhập ma do bệnh Emailitis gây nên, theo tường thuật của báo chí, thường có thể thấy được qua việc người xử dụng internet dọn cả toàn bộ máy điện toán vào giường ngủ hoặc đến bàn ăn. Hay tệ hơn nữa quên ăn quên ngủ đến khi kiệt sức rồi chết.
Ngỡ ngàng, nếu không nói kinh sợ, có thể lạ lùng nhất đối với người viết trong lúc sưu tầm ý tưởng để viết bài này, là vào một lúc nào đó chợt phát hiện mình cũng đang bị chứng Emailitis như ai. Triệu chứng emailitis trước hết được phát hiện một hai lần. Sau đó, một khi đã hiểu rõ các biến chứng của emailitis, người viết thấy rõ hình như hầu hết mọi người chung quanh và ngay cả chính mình cũng bị lây hoặc bị chứng bệnh bộc phát từ hồi nào mà không hay biết. Lần đầu, một hội ái hữu dự tính tổ chức buổi họp mặt tại một tiệm ăn Việt ở khu vực Bankstown, rất đông người Việt. Nhớ hồi thời xa xưa, cách đây vài năm, mỗi lần có họp mặt như vậy, những ái hữu năng động trong ban tổ chức thường gửi thư mời in bằng máy in của điện toán nho nhỏ đến tận tư gia. Gia đình người được mời đi picnic hay họp mặt chỉ cần kẹp thư mời vào chỗ nào nhất định trong nhà, như trên cửa tủ lạnh chẳng hạn. Ngày ngày đều có thể được nhắc nhở dễ dàng. Và sau đó, rất ít ai có thể quên ngày giờ và địa điểm họp mặt.
Thời bây giờ lại khác. Người viết không thể nhớ rõ bắt đầu từ tháng nào năm nào, thư mời hay hẹn gặp, họp mặt để ăn uống tái ngộ, ngày nay thường được gởi bằng email! Hoặc đôi khi bằng lối nhắn tin ngắn, thường gọi tắt SMS, qua chiếc điện thoại cầm tay di động. Rủi cho người viết, địa chỉ điện thư email tại sở làm và ở nhà lại khác nhau. Thư mời họp mặt được gởi đến sở làm. Đến sáng ngày thứ 7, chợt nhớ ‘hình như’ cuối tuần này có họp mặt nhóm ái hữu đó. Nhưng khổ một nỗi internet ở nhà khác với internet ở sở, và tại nhà, không có địa chỉ email của mấy ái hữu thuộc ban tổ chức. Thật ra, nếu ‘chịu khó’ vẫn có thể truy tầm ra điện thoại tại nhà của một hai ái hữu nòng cốt trong ban tổ chức. Nhưng trong lúc ‘khẩn trương’, người bị chứng emailitis thường không nghĩ đến các phương cách cổ điển thông thường, để truy tầm ra giờ và địa điểm họp mặt. Đối với những cơn emailitis đã trở nên ngặt nghèo, người bệnh thường bị “hoa mắt” và thông thường chỉ ‘lười biếng’ nghĩ đến internet như một phương tiện liên lạc duy nhất của con người. Rốt cuộc, người bệnh thường dùng đó như một cái cớ rất hợp lý hợp tình, rất xuôi tai, để quên đi buổi họp mặt đó.
Lần thứ hai, cũng ở nhóm ái hữu đó. Nhưng lần này chợt phát hiện những người bị Emailitis không phải mình mà lại một hai vị trong ban tổ chức. Bởi người viết đã cẩn thận ghi lại ngày giờ và địa điểm họp mặt, trên một tấm giấy nhỏ hoặc truyền chi tiết về email tại nhà. Nhưng đến lúc đến chỗ họp mặt lại phát hiện ra một hai vị trong ban tổ chức cũng bị bệnh emailitis như mình, và có vẻ trầm trọng hơn. Ái hữu niên trưởng cho biết ông ta có gởi email đến một cụ Bà mời cụ tham gia nhưng qua địa chỉ email của ái nữ bà cụ đó. Email gởi đi gần như chắc nịch không có vấn đề gì. Và được gởi từ lâu. Nhưng rất rủi ái nữ của bà cụ lại đi về Việt Nam thăm viếng bà con họ hàng thân thuộc, nên không nhận được tin tức hay thư mời gì hết. Đó là lý do chính đưa đến việc bà Cụ vắng mặt trong buổi họp mặt thường niên. Cũng như người viết, ban tổ chức đã nhuốm bệnh emailitis rất trầm trọng, phản ánh qua xung khắc với việc xử dụng điện thoại như những người bình thường, chưa hề bị emailitis, loại cấp tính. Và cũng không thèm xài thư mời như ngày xưa. Nguy hiểm nhất trong chứng bệnh Emailitis, theo các giới thông thạo, là người bị bệnh vẫn tưởng mình vẫn được khoẻ mạnh như xưa. Bởi rất nhiều người thân, hoặc bạn bè thân hữu, cũng thường bị bệnh này. Nên rất khó phát hiện. Như trường hợp cả ban tổ chức buổi họp mặt ái hữu đó đã cho thấy.
Một thí dụ khác. Cách đây một tuần, có một người bạn muốn biết thuế thổ trạch của bang New South Wales hiện đã thay đổi ra sao. Người viết mới hỏi một chuyên gia về vấn đề này, tuổi còn trẻ, trên dưới 30. Anh chàng trả lời: “Để chút nữa, cháu sẽ lên mạng xem sao”. Thấy ngay anh chàng này đang bị emailitis, thời kỳ thứ 2, nên mới nhờ cô em gái anh chàng đó gọi đến sở thu thuế của Bang xem sao. Trong vòng chừng vài phút cô đó đã tìm được đầy đủ tin liệu về thuế đất mới, được áp dụng từ đầu năm 2005.Và cũng có rất nhiều người, dù biết địa chỉ bạn bè thân hữu hiện sinh sống tại quốc gia khác, và dù rất muốn thăm hỏi, hoặc bắt liên lạc trở lại, nhưng vẫn thường chần chừ, trì hoãn việc liên lạc qua nhiều năm tháng, chỉ vì không có địa chỉ điện thư của nhau.
Như vậy triệu chứng đầu tiên và quan trọng nhất của chứng Emailitis chính là: “Một thói quen bắt đầu từ bao giờ, khiến người bị bệnh chỉ biết tìm kiếm tin tức, tin liệu và liên lạc với bạn bè thân hữu bằng internet và email. Mà quên đi rằng phương tiện cố hữu và nhanh nhất lại bằng cái điện thoại cổ lỗ sỉ xa xưa, hay bằng thư từ dùng tem, hoặc mua báo chí xuất bản hằng ngày”.
Emailitis cũng thường được thể hiện bằng nhiều hội chứng khác. Kể ra rất nhiều.
Trước hết, người bệnh càng lúc càng cần đến máy điện toán để gởi i-meo đến bạn bè thân hữu. Do ở việc cơ thể bị hành hạ bởi emails, như người ghiền thuốc lá cần phải tìm nơi thoáng để hút thêm một điếu, người bị chứng i-meo-lai-tís (emailitis) càng ngày sẽ thấy càng cần tìm đến bạn bè thân hữu để tống gởi i-meo đi, nhiều hơn lúc trước. Muốn ai cũng được dịp đọc qua ‘tác phẩm’ ngắn thật ngắn của mình, viết bằng dạng điện thư i-meo. Và gần như bị con vi khuẩn i-meo hành hạ mãnh liệt, lúc nào họ cũng phải kiểm chứng xem có nhận được điện thư mới hay không. Nếu không có thư mới hoặc sợ bạn bè cho mình bị emailitis hoặc chổng nặng, con bệnh có thể tạm dừng i-meo một vài giờ - dùng để truy cập mạng. Hoặc nói bằng tiếng Anh cho có vẻ oai: Surf the net. Xem qua một loạt các websites phổ thông nhất. Thấy mẩu tin nào hay hoặc giật gân - thường thường tiếu lâm - người bệnh thường thấy tinh thần phấn chấn hơn lên. Tưởng như khỏi bệnh. Bởi họ có chuyện để … chôm – và truyền bá lại bằng cách đính kèm các mẩu chuyện hay mẩu tin đã chôm được đó, trong các i-meo gửi đến cho các nhóm bạn bè thân hữu khắp nơi. Những nơi nhận – thông thường cũng toàn trong cảnh đồng hội đồng thuyền, hoặc chính xác hơn, đồng bệnh - sẽ lại cóp và chuyển đến cho những nhóm bạn khác. Rất nhiều khi, và cũng rất thông thường, mẫu chuyện hay, những lời vàng thước ngọc về tình yêu về tình bạn, những hình ảnh hí hoạ hay châm biếm, khôi hài, người xử dụng internet, hay bị bệnh emailitis, có thể nhận được nhiều lần khác nhau, cách nhau vài tháng và có khi cả năm. Từ nhiều người gởi khác nhau, và không quen biết gì nhau. Và cũng rất thường chính người đã gửi đi những thứ ‘thư chôm’ đó lại nhận được chính ‘thư chôm’ đó trở lại. Từ một vài nguồn gửi khác. Sau đây xin thử liệt kê một số các loại ‘thư-chôm’ phổ thông nhất trong vài năm qua:
(i) Thư chôm nhại bài thơ bất hủ ‘Hai sắc hoa Ti-gôn’ của nhà thơ tiền chiến TTKh. Để ý chính nhờ internet, nhiều bài thơ xưa rất hay, tưởng rất khó, thật ra lại rất dễ bắt chước và tiếu lâm hoá. Thơ hay và có vẻ khó khăn cách mấy cũng có người nhại được. Những tác giả nhại này có người bị bệnh emailitis ở thời kỳ thứ ba, hoặc ở tình huống ‘terminal’, nhưng cũng có thể vẫn còn khoẻ mạnh như thường. Cholesterol hãy còn dưới 5, huyết áp vẫn bình thường, và cũng rất có thể chưa hề cần đến Viagra.
Cũng nhờ ở phương tiện Email, chỉ trong vòng vài phút sau khi yêu cầu của người viết được đăng trên Mitchong pho-rùm, một anh bạn từ Canada tận Bắc Mỹ (NĐN, biệt danh Coconut-Monk) đã chép lại địa chỉ trang web có các bài thơ nhại ‘Hai sắc Hoa Ti-gôn’ bất hủ đó. Xin chép lại một vài kiểu nhại từ trang web: ‘utah.edu/vsa/writing/trang.html’ (www), như sau:
Nguyên bản của TTKh:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Giời ơi người ấy có buồn không
Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng
Kiểu ‘Đời là thế - C’est la vie’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về lấy vợ thế là xong
Vợ anh không đẹp bằng em lắm
Nhưng cũng nàm anh đỡ nạnh nùng
Kiểu ‘Tiết canh classic’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về xách vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm đại vài ba đĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng
Kiểu “Samurai’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về cắt dế thả trôi sông
Dế anh trôi nổi theo dòng nước
Em đứng nhìn theo có tiếc không.
…….
Và ông bạn Coconut cũng không quên sáng tác vội ‘Kiểu Coconut-Monk’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về Cồn Phụng thế là xong
Dừa khô anh lấy làm khua mõ
Thôi thế từ nay chẳng động lòng.
(ii) Những tấm ảnh chiếu ‘slides’ theo dạng ‘pps’ gồm những tấm ảnh chụp danh lam thắng cảnh hoặc hí hoạ màu, với những dòng chữ in đẹp ‘dạy đời’ hoặc ca tụng tình yêu, hay tình bằng hữu. Thí dụ: Một bức tranh hí họa màu vẽ cặp vợ chồng đang ngồi ăn tại một tiệm ăn sang trọng. Ăn món ‘đùi ếch chiên bơ’. Ở dưới chân có vẽ chừng 3-4 chú ếch ngồi trên xe lăn chạy ra phòng ăn. Không còn tay chân gì hết. Nhưng có vẻ mừng còn sống sót được. Phía dưới bức tranh có chua: ‘Lần sau bạn đì ăn món đùi ếch chiên bơ, nhớ đòi ăn những phần khác của cơ thể ếch.’
(iii) Tương tự, hình ảnh chuyền nhau qua email và internet cũng gồm những tấm ảnh chiếu đó hoặc một hai tấm ‘photo’ mang tính châm biếm. Thí dụ: ảnh tổng thống Bush mặc quần áo người Á Rập và để râu giống như kiểu Osama Bin Laden. Thí dụ: loạt hình ảnh mang tựa đề ‘Chỉ có thể xảy ra tại… ‘. Hình tại Nhật cho thấy một hồ tắm ‘dân lập’ chật ních người. Toàn người là người. Không có khoảng trống để bước đi dưới nước nữa chứ đừng nói tới bơi lội. Hình tại Việt Nam cho thấy một thanh niên đi xe đạp bằng một tay. Tay kia cầm một chồng những dĩa thức ăn có đậy nắp, như chừng anh đang đi giao thức ăn trưa cho mười chỗ khác nhau đã đặt bữa ăn trưa … bằng lối internet.
(iv) Những chuyện tiếu lâm ngăn ngắn, thông thường bằng Anh ngữ, chôm được từ một vài websites về tiếu lâm. Đặc biệt bệnh emailitis có một biến thể nhẹ thể hiện qua triệu chứng này. Người bệnh chuyên môn chôm các chuyện khôi hài, các jokes từ những websites và gửi chuyền cho bạn bè thân hữu, đều đều mỗi ngày hoặc hàng tuần. Để ý bệnh emailitis dễ làm cho người bệnh mang chút ít tánh ích kỷ, dấu nghề: Người bị emailitis ít khi cho biết mình chôm được các ‘mẩu chuyện khôi hài’ đó ở đâu. Bởi nếu cho thiên hạ biết các websites xuất xứ, cơn bệnh có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nó cũng giống như một số thứ bệnh mà người bệnh không chịu tiết lộ cho những đồng bệnh khác, danh tánh của vị thầy thuốc hay bác sĩ đã hoặc đang chữa trị cho mình, coi mòi có hiệu quả tốt. Thí dụ về chuyện tiếu lâm tân thời chuyền đi chuyền lại trên internet: Bốn người đàn ông đi đánh golf với nhau. Một ông có điện thoại gọi gấp nên phải kiếu 3 người kia, đứng ra đằng xa để điện đàm. Ba người còn lại bắt đầu đem thành công của con cái ra khoe. Ông thứ 1 nói: Mấy anh biết không thằng con tôi nó thành công trong nghề buôn bán xe hơi. Mới đây nhân dịp khai trương hãng bán xe hơi của riêng nó, nó tặng người bạn thân của nó một chiếc BMW mới toanh. Ông thứ 2 tiếp lời: Thằng con thứ chúng tôi không theo gương chị của nó, nhưng lại nhảy ra thương trường, chuyên bán bàn ghế trang trí nội thất. Mới đây nó giao bàn ghế, giường tủ cho một người bạn mà không lấy cả tiền vốn lẫn lời. Ông thứ 3 góp chuyện: Thằng con trưởng chúng tôi lại thích làm chuyện lớn. Nó đã thành chuyên viên phát triển xây cất nhà cửa chỉ trong vòng 5 năm. Mới đây nó xây một loạt 40 căn apartments ở gần phố. Lời quá, nó cho riêng em nó một căn. Còn một căn nữa nó sang tên cho người bạn thân của nó, không thu một đồng xu. Đến đây ông bạn đánh golf bận điện thoại ban nãy trở lại. Sau khi nghe một người thuật lại thành đạt của thế hệ sau, ông thở dài nói: Chẳng dấu gì các anh, mấy năm nay vợ chồng tôi rất buồn khi khám phá thằng con duy nhất nó thuộc giới Gay tức dân PêĐê. Nhưng gần đây vợ chồng tôi cũng bắt đầu thấy quen và lại thấy nó có vẻ ăn nên làm ra. Trước hết, nó được một người ái mộ nó tặng một chiếc BMW mới toanh. Một người bạn cũ khác cho nó một căn condo mới vừa xây cất xong. Rồi hên hơn nữa, một người bạn mới quen lãnh việc trang trí nội thất cho nó mà không lấy một đồng xu.
Tiếu lâm khác, cũng do các thân hữu (ĐGT/ NĐK) chuyền đến:
Một bà mẹ có 3 cô con gái đi lấy chồng cùng 1 ngày. Biết 3 đứa con gái chưa hề biết hoặc biết rất ít về vấn đề chăn gối, bà dặn mấy cô gái nhớ gửi email về cho bà trong lúc hưởng tuần trăng mật, nhất là khi có vấn đề. Email của cô gái út gửi về trước tiên. Ghi một dòng ngắn ngủi: ‘Hi Mum, Nescafé’. Bà mẹ sửng sốt, mới vào nhà bếp tìm ra một lọ càphê hiệu Nescafé. Bà thấy vui vui khi thấy trong nhãn hiệu có ghi ‘Rất thú vị cho tới giọt cuối cùng’. Buổi chiều bà lại lên mạng xem có i-meo mới nào không, thì thấy một điện thư, của cô gái lớn, cũng theo kiểu hấp tấp ngắn gọn, viết theo dạng Unicode: ‘Má thương, Rothmans cigarettes’. Rất bực mình vì bà không có hút thuốc. Thời may, có người em trai đến chơi. Ông này lại hút thuốc Rothmans. Bà nhân dịp cầm bao thuốc lá xem kỹ, mới thấy, trên gói thuốc có hàng chữ: ‘Thật dài và Kích thước cỡ Vua Chúa’ (Extra Long & King Size). Bà tủm tỉm cười. Một tuần sau bà mới được email của cô gái thứ. Chỉ vỏn vẹn: ‘Má thương, Air New Zealand’. Bà cảm thấy lo lo, bởi không hiểu gì hết. Nhưng khi đọc tờ tạp chí Woman’s Day bà thấy có quảng cáo về hãng hàng không Tân Tây Lan (E Niu Zi-Lân). Trang quảng cáo có ghi, bằng một hàng chữ đậm và to: ‘10 lần mỗi ngày, 7 ngày 1 tuần. Cả hai chiều’. Bà mẹ làm rơi tờ báo xuống sàn nhà và ngất xỉu.
(i) Những tiếu lâm về ngôn ngữ. Thí dụ: Một đoản văn ngắn bằng Anh ngữ được đề nghị thay đổi cách viết cho nó được giống với tiếng Đức, tiếng Tây, nhân việc thành lập Cộng Đồng Âu Châu, và thay đổi cách đánh vần một số từ cho hợp lô gích hơn. Thay đổi đoản văn đó chừng 2-3 vòng sẽ đưa đến kết quả bằng một đoản văn bằng tuy mang tiếng viết bằng tiếng Anh, nhưng rất kỳ quái không thể nào nhìn nhận ra được nữa. Thí dụ khác, về việc học tiếng Tàu: Rất thường được chuyền qua chuyền lại. ‘Tử’ tiếng Tàu có nghĩa: Chết. Tự tử = tự mình kết liễu đời mình. Từ đó suy ra:
- Nguyên tử = chết nhưng xác còn nguyên
- Tôn tử = vua bắt dân tôn đào nhí làm hoàng hậu, rồi thích quá cười đến chết
- Đệ tử = huynh đệ cùng môn phái vừa mới bị chết về tay Đông Phương Bất Bại
- Mạnh tử = chết trong lúc hãy còn mạnh khoẻ
- V.v.
Còn rất nhiều phân loại của ‘thư-chôm’ nữa. Nhiều đến nỗi nếu những người bị emailitis một ngày nào đó trời thương cho bình phục, khỏi bệnh có thể viết cả chục quyển sách về các loại thư chôm thường được chuyền cho nhau trên mạng internet.
Như vậy triệu chứng thứ hai, rất dễ phát hiện, của chứng Emailitis có thể tóm tắt như: ‘Lúc nào cũng bị một ước muốn mãnh liệt hành hạ dày vò thân thể: Phải viết điện thư cho người khác đọc. Và nếu được càng nhiều người cùng đọc ‘tác phẩm’ sáng tác qua dạng email thì càng tốt. Tác phẩm ‘điện thư’ đó – thông thường chỉ độ 10-20 dòng - bao gồm cả những thư từ cho bạn bè quyến thuộc bày tỏ quan điểm riêng của ‘tác giả’ trước thời cuộc, hoặc những vấn đề trọng đại mang tầm vóc thế giới. Và kể cả những loại thư-chôm, nhất là các chuyện tiếu lâm tân thời.’
Nói một cách khác, triệu chứng thứ 2 của Emailitis – theo giới khoa-học nhất là các chuyên gia thuộc ngành tâm thần hay tâm lý học về người máy robots – có thể được xếp cùng phân loại với ‘hội chứng muốn lôi cuốn chú ý của người khác’ rất thường thấy ở xã hội loài người. Điểm khó khăn là rất nhiều vị trong chính ngành điện toán hay ngay cả y khoa, hiện cũng bị vướng phải emailitis, nên vấn đề chưa trở nên khẩn trương mấy.
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về cắt dế thả trôi sông
Dế anh trôi nổi theo dòng nước
Em đứng nhìn theo có tiếc không.
…….
Và ông bạn Coconut cũng không quên sáng tác vội ‘Kiểu Coconut-Monk’:
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về Cồn Phụng thế là xong
Dừa khô anh lấy làm khua mõ
Thôi thế từ nay chẳng động lòng.
(ii) Những tấm ảnh chiếu ‘slides’ theo dạng ‘pps’ gồm những tấm ảnh chụp danh lam thắng cảnh hoặc hí hoạ màu, với những dòng chữ in đẹp ‘dạy đời’ hoặc ca tụng tình yêu, hay tình bằng hữu. Thí dụ: Một bức tranh hí họa màu vẽ cặp vợ chồng đang ngồi ăn tại một tiệm ăn sang trọng. Ăn món ‘đùi ếch chiên bơ’. Ở dưới chân có vẽ chừng 3-4 chú ếch ngồi trên xe lăn chạy ra phòng ăn. Không còn tay chân gì hết. Nhưng có vẻ mừng còn sống sót được. Phía dưới bức tranh có chua: ‘Lần sau bạn đì ăn món đùi ếch chiên bơ, nhớ đòi ăn những phần khác của cơ thể ếch.’
(iii) Tương tự, hình ảnh chuyền nhau qua email và internet cũng gồm những tấm ảnh chiếu đó hoặc một hai tấm ‘photo’ mang tính châm biếm. Thí dụ: ảnh tổng thống Bush mặc quần áo người Á Rập và để râu giống như kiểu Osama Bin Laden. Thí dụ: loạt hình ảnh mang tựa đề ‘Chỉ có thể xảy ra tại… ‘. Hình tại Nhật cho thấy một hồ tắm ‘dân lập’ chật ních người. Toàn người là người. Không có khoảng trống để bước đi dưới nước nữa chứ đừng nói tới bơi lội. Hình tại Việt Nam cho thấy một thanh niên đi xe đạp bằng một tay. Tay kia cầm một chồng những dĩa thức ăn có đậy nắp, như chừng anh đang đi giao thức ăn trưa cho mười chỗ khác nhau đã đặt bữa ăn trưa … bằng lối internet.
(iv) Những chuyện tiếu lâm ngăn ngắn, thông thường bằng Anh ngữ, chôm được từ một vài websites về tiếu lâm. Đặc biệt bệnh emailitis có một biến thể nhẹ thể hiện qua triệu chứng này. Người bệnh chuyên môn chôm các chuyện khôi hài, các jokes từ những websites và gửi chuyền cho bạn bè thân hữu, đều đều mỗi ngày hoặc hàng tuần. Để ý bệnh emailitis dễ làm cho người bệnh mang chút ít tánh ích kỷ, dấu nghề: Người bị emailitis ít khi cho biết mình chôm được các ‘mẩu chuyện khôi hài’ đó ở đâu. Bởi nếu cho thiên hạ biết các websites xuất xứ, cơn bệnh có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nó cũng giống như một số thứ bệnh mà người bệnh không chịu tiết lộ cho những đồng bệnh khác, danh tánh của vị thầy thuốc hay bác sĩ đã hoặc đang chữa trị cho mình, coi mòi có hiệu quả tốt. Thí dụ về chuyện tiếu lâm tân thời chuyền đi chuyền lại trên internet: Bốn người đàn ông đi đánh golf với nhau. Một ông có điện thoại gọi gấp nên phải kiếu 3 người kia, đứng ra đằng xa để điện đàm. Ba người còn lại bắt đầu đem thành công của con cái ra khoe. Ông thứ 1 nói: Mấy anh biết không thằng con tôi nó thành công trong nghề buôn bán xe hơi. Mới đây nhân dịp khai trương hãng bán xe hơi của riêng nó, nó tặng người bạn thân của nó một chiếc BMW mới toanh. Ông thứ 2 tiếp lời: Thằng con thứ chúng tôi không theo gương chị của nó, nhưng lại nhảy ra thương trường, chuyên bán bàn ghế trang trí nội thất. Mới đây nó giao bàn ghế, giường tủ cho một người bạn mà không lấy cả tiền vốn lẫn lời. Ông thứ 3 góp chuyện: Thằng con trưởng chúng tôi lại thích làm chuyện lớn. Nó đã thành chuyên viên phát triển xây cất nhà cửa chỉ trong vòng 5 năm. Mới đây nó xây một loạt 40 căn apartments ở gần phố. Lời quá, nó cho riêng em nó một căn. Còn một căn nữa nó sang tên cho người bạn thân của nó, không thu một đồng xu. Đến đây ông bạn đánh golf bận điện thoại ban nãy trở lại. Sau khi nghe một người thuật lại thành đạt của thế hệ sau, ông thở dài nói: Chẳng dấu gì các anh, mấy năm nay vợ chồng tôi rất buồn khi khám phá thằng con duy nhất nó thuộc giới Gay tức dân PêĐê. Nhưng gần đây vợ chồng tôi cũng bắt đầu thấy quen và lại thấy nó có vẻ ăn nên làm ra. Trước hết, nó được một người ái mộ nó tặng một chiếc BMW mới toanh. Một người bạn cũ khác cho nó một căn condo mới vừa xây cất xong. Rồi hên hơn nữa, một người bạn mới quen lãnh việc trang trí nội thất cho nó mà không lấy một đồng xu.
Tiếu lâm khác, cũng do các thân hữu (ĐGT/ NĐK) chuyền đến:
Một bà mẹ có 3 cô con gái đi lấy chồng cùng 1 ngày. Biết 3 đứa con gái chưa hề biết hoặc biết rất ít về vấn đề chăn gối, bà dặn mấy cô gái nhớ gửi email về cho bà trong lúc hưởng tuần trăng mật, nhất là khi có vấn đề. Email của cô gái út gửi về trước tiên. Ghi một dòng ngắn ngủi: ‘Hi Mum, Nescafé’. Bà mẹ sửng sốt, mới vào nhà bếp tìm ra một lọ càphê hiệu Nescafé. Bà thấy vui vui khi thấy trong nhãn hiệu có ghi ‘Rất thú vị cho tới giọt cuối cùng’. Buổi chiều bà lại lên mạng xem có i-meo mới nào không, thì thấy một điện thư, của cô gái lớn, cũng theo kiểu hấp tấp ngắn gọn, viết theo dạng Unicode: ‘Má thương, Rothmans cigarettes’. Rất bực mình vì bà không có hút thuốc. Thời may, có người em trai đến chơi. Ông này lại hút thuốc Rothmans. Bà nhân dịp cầm bao thuốc lá xem kỹ, mới thấy, trên gói thuốc có hàng chữ: ‘Thật dài và Kích thước cỡ Vua Chúa’ (Extra Long & King Size). Bà tủm tỉm cười. Một tuần sau bà mới được email của cô gái thứ. Chỉ vỏn vẹn: ‘Má thương, Air New Zealand’. Bà cảm thấy lo lo, bởi không hiểu gì hết. Nhưng khi đọc tờ tạp chí Woman’s Day bà thấy có quảng cáo về hãng hàng không Tân Tây Lan (E Niu Zi-Lân). Trang quảng cáo có ghi, bằng một hàng chữ đậm và to: ‘10 lần mỗi ngày, 7 ngày 1 tuần. Cả hai chiều’. Bà mẹ làm rơi tờ báo xuống sàn nhà và ngất xỉu.
(i) Những tiếu lâm về ngôn ngữ. Thí dụ: Một đoản văn ngắn bằng Anh ngữ được đề nghị thay đổi cách viết cho nó được giống với tiếng Đức, tiếng Tây, nhân việc thành lập Cộng Đồng Âu Châu, và thay đổi cách đánh vần một số từ cho hợp lô gích hơn. Thay đổi đoản văn đó chừng 2-3 vòng sẽ đưa đến kết quả bằng một đoản văn bằng tuy mang tiếng viết bằng tiếng Anh, nhưng rất kỳ quái không thể nào nhìn nhận ra được nữa. Thí dụ khác, về việc học tiếng Tàu: Rất thường được chuyền qua chuyền lại. ‘Tử’ tiếng Tàu có nghĩa: Chết. Tự tử = tự mình kết liễu đời mình. Từ đó suy ra:
- Nguyên tử = chết nhưng xác còn nguyên
- Tôn tử = vua bắt dân tôn đào nhí làm hoàng hậu, rồi thích quá cười đến chết
- Đệ tử = huynh đệ cùng môn phái vừa mới bị chết về tay Đông Phương Bất Bại
- Mạnh tử = chết trong lúc hãy còn mạnh khoẻ
- V.v.
Còn rất nhiều phân loại của ‘thư-chôm’ nữa. Nhiều đến nỗi nếu những người bị emailitis một ngày nào đó trời thương cho bình phục, khỏi bệnh có thể viết cả chục quyển sách về các loại thư chôm thường được chuyền cho nhau trên mạng internet.
Như vậy triệu chứng thứ hai, rất dễ phát hiện, của chứng Emailitis có thể tóm tắt như: ‘Lúc nào cũng bị một ước muốn mãnh liệt hành hạ dày vò thân thể: Phải viết điện thư cho người khác đọc. Và nếu được càng nhiều người cùng đọc ‘tác phẩm’ sáng tác qua dạng email thì càng tốt. Tác phẩm ‘điện thư’ đó – thông thường chỉ độ 10-20 dòng - bao gồm cả những thư từ cho bạn bè quyến thuộc bày tỏ quan điểm riêng của ‘tác giả’ trước thời cuộc, hoặc những vấn đề trọng đại mang tầm vóc thế giới. Và kể cả những loại thư-chôm, nhất là các chuyện tiếu lâm tân thời.’
Nói một cách khác, triệu chứng thứ 2 của Emailitis – theo giới khoa-học nhất là các chuyên gia thuộc ngành tâm thần hay tâm lý học về người máy robots – có thể được xếp cùng phân loại với ‘hội chứng muốn lôi cuốn chú ý của người khác’ rất thường thấy ở xã hội loài người. Điểm khó khăn là rất nhiều vị trong chính ngành điện toán hay ngay cả y khoa, hiện cũng bị vướng phải emailitis, nên vấn đề chưa trở nên khẩn trương mấy.
Thật vậy, có lẽ còn rất lâu loài người mới được hiểu biết thêm về chứng bệnh xem ra rất bình thường, nhưng thật rất hiểm nghèo và gần như không có thuốc trị.
Một bài báo gần đây đăng trên một tạp chí lớn bằng Anh Ngữ xuất bản tại Siberia cho biết điểm đặc trưng nhất của chứng Emailitis chính ở chỗ những nhà chuyên nghiệp thông thường nhân loại trông mong tìm ra giải đáp cho vấn đề lại bận rộn, lãng phí thì giờ vì bệnh Emailitis. Thí dụ, các nhà báo, tiểu thuyết gia, nhạc sĩ, v.v. cũng không thấy viết nhiều về bệnh Emailitis, vì chính họ cũng đang bị cơn bệnh hành hạ dày vò. Mỗi ngày rất nhiều cơn.
Thế đối với những người thuộc một nhóm bạn bè thân hữu ưa trao đổi điện thư với nhau, như những nhóm đăng ký với Yahoo - thường gọi yahoogroups - nhưng thường vẫn ưa giữ im lặng, thì sao? Họ thuộc khối đa số trầm lặng ngày ngày vẫn xem qua email. Một số sẽ lập tức bôi xoá không thèm đọc. Nhưng số đông vẫn thường chịu khó xem lướt qua các emails, nhưng rất ít khi họ trả lời hoặc góp ý, hay tham gia … tranh cãi. Nhưng rất ít khi họ rút lui, hoặc xin xóa tên mình trong danh sách. Họ không rút tên phần lớn cũng do ở phép lịch sự xã giao. Nhưng chính ra, lịch sự xã giao nhiều khi cũng đưa đến … chết người. Đến vong mạng. Theo một số Đông y sĩ, và chuyên viên về châm cứu, ở Đài Loan, một số loại vi-rút của Emailitis cũng có khả năng nằm chổng âm thầm trong cơ thể con người năm này sang năm kia. Nó chỉ bộc phát khi có cơ hội, nhất là khi cơ thể bị suy yếu vì cô đơn, vì … chổng. Cũng giống như nhiều thứ vi-rút khác, nhất là các thứ vi-rút gây ra viêm-gan. Điều này có nghĩa những người hiện có móc nối với internet, lúc nào cũng nên đề cao cảnh giác. Không nên dễ dãi buông trôi trước các cuộc thảo luận có vẻ uyên bác, hay những vụ tranh cãi nảy lửa, trên internet. Không sớm thì muộn, những người dễ dãi nể vì tình bạn, tiếp nhận hàng ngày nhiều điện thư bạn bè, sẽ bị nhiễm Emailitis. Hồi nào không biết Theo lời khuyên của bác sĩ Joseph Chonziakov thuộc Viện Y Khoa Cao Cấp ở Volgograd - người hiện đang được nhiều giới đề cử cho giải Nobel về phát hiện vi-rút Emailitis - chỉ có một cách thức hoàn hảo để tránh khỏi Emailitis: Ngừa bệnh hơn là chữa bệnh. Tức đem hết các máy điện toán và mô-đèm ra đốt. Bạn bè có xin địa chỉ email, cứ cho địa chỉ nhà và nhờ họ chịu khó tốn chút tiền tem và gửi bằng đường bưu điện. Vừa tiết kiệm được tiền. Vừa trị được hay tránh khỏi bệnh. Hay cho thêm tiền vào quỹ hưu bổng. Hoặc dành tiền mua cho con cháu một chiếc máy laptop có gắn sẵn mô-đèm! Đến thời chúng nó, bệnh emailitis chắc thế nào cũng có thuốc chữa. Hay tốt hơn, dùng món tiền đó mua một bộ máy điện toán gắn sẵn internet – đem đến tặng cho những người ta ghét nhất. Cho họ chết đi cho khuất mắt, bằng cách truyền cho họ con vi-rút của chứng bệnh Emailitis.
Thế emailitis còn được thể hiện qua những triệu chứng khác hay không. Theo giáo sư Rangit Chonburi ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Emailitis tại New Delhi - Ấn Độ, emailitis có thể được phát hiện bằng những triệu chứng khác, như sau.
Trước hết những người thân trong cùng gia đình sẽ liên lạc với nhau thường xuyên hơn bằng email, hoặc các cú nhắn tin trên điện thoại di động (cell hay mobile) theo dạng SMS. Con em đi học về trễ sẽ ghé vào một internet café dưới phố và biên cho Mum vài dòng email: ‘Mum, hồi sáng con quên nhắc với Mum, bữa nay con có lớp dạy nhảy tại trường, nên con sẽ về nhà trễ. Hồi nãy con cố gửi cho Mum một cuộc nhắn tin bằng SMS nhưng sợ Mum đã tắt đi chiếc mobile phone’. Thế là xong.
Ông chồng cùng với các bạn trong sở quyết định chiều nay khi tan sở sẽ kéo nhau đến một nhà hàng Hàn quốc gần đó liên hoan tất niên. Như một thói quen (của một người bị Emailitis thời kỳ thứ 3), ông ta sẽ biên thư cho một loạt chừng 20 người thân hữu, nhưng không quên kèm theo đó địa chỉ của bà vợ ở nhà, theo dạng phó bản (Cc), dùng internet. Ông viết: ‘Hi các bạn, Xin nhắc với các bạn chiều nay, vào lúc 7 giờ, chúng mình sẽ đến tiệm ăn Han Chong Kwon để liên hoan tất niên. Cô Joanna Chong thư ký hãng từng ăn ở đó nhiều lần đã chọn tiệm này cho chúng ta. Có thể tôi đến hơi trễ, chừng 15 phút, bởi tôi phải ghé qua hội Cao Niên điều động các Cụ tập cử tạ 100 kí, chừng nửa giờ - và sau đó, khoảng 6 giờ 30 chiều, ghé nhà đón bà xã. Rồi mới đến tiệm ăn được.’
Một chuyên viên ngành điện toán làm việc nhiều năm ở một công ty lớn, đã kể với người viết về biến đổi xã hội, như sau. Cách đây khoảng 10-15 năm mỗi khi các cộng sự trong sở cần thông tin hoặc thảo luận về một vấn đề gì với nhau, họ thường viết những tờ Memo rồi tùy phái mỗi ngày hai ba lần sẽ phân bố các Memo đó với nhau. Hoặc cùng lắm, gọi điện thoại và thảo luận vấn đề tại chỗ. Những người có bàn giấy gần nhau ưa đứng lên nhìn qua tấm vách phân chia bàn giấy, và nói chuyện thẳng với người kia. Hoặc bước sang phòng làm việc của người cộng sự. Bây giờ tất cả đều bằng … Email.
Thêm một chuyện có thật: Hai bố con hãy còn thức khuya – con học bài thi, bố lo viết phúc trình cho việc làm ở sở. Tự nhiên bố thấy có email mới. Mở ra xem: ‘Dad còn thức à? Con khát nước quá, bố pha cho con một tách Sô-cô-la nóng được không?’.
Thêm một triệu chứng khác. Nhiều người đến nhà bạn bè thăm viếng nhau, ngày nay ưa ngồi ngay trước máy điện toán. Cả chủ lẫn khách, nhất là giới trẻ. Nếu lịch sự khách thường chờ một ít lâu, chờ đợi cơ hội thuận tiện và đến lúc vi-rút bắt đầu hành hạ. Mới nhỏ giọng hỏi chủ nhà: ‘Máy điện toán cháu Thắng để đâu, xin chị nói cháu cho tôi dùng một vài phút bởi có mấy người bạn cũ bên Mỹ đang muốn hỏi tôi một vài vấn đề khá cấp bách.’ (Thật ra: hỏi tháng mấy năm sau ông khách này sẽ sang Mỹ chơi tennis với họ).
Lậm hơn hết, nhiều khi cả chủ lẫn khách đàm đạo với nhau trước máy điện toán đang tải tin liệu từ mạng xuống. Chủ bây giờ nhiều khi không cần pha trà mời khách nữa. Cả hai cứ tự tiện tìm đến các Websites về ‘Trà đạo’ và xem qua các cách uống trà và các loại trà nổi tiếng trên thế giới. Nữ ký giả Roriko Tanaka gần đây viết một bài trên báo Moningu Sitaru mô tả một vụ gặp gỡ của hai người bạn thân. Cả hai chiếc máy điện toán của hai người bạn đều bị vi-rút Worm-3 tấn công mãnh liệt trong tháng trước. Cả hai máy đều bị … kaput, tức banh-ta-lông. Khổ một nỗi hai chiếc máy đó do hai người bạn gái, một gốc Á Rập, một gốc Mỹ, thân tặng. Hai anh chàng này bị xuống tâm thần, nên dùng hai chiếc cell phones hiện đại nối được với internet. Họ tìm đến website về Chanoyu (trà đạo), xem rồi tưởng tượng được uống trà xanh. Xong rồi sang website về rượu saké. Tưởng chừng như uống sake say túy lúy. Sau đó hai anh hợp ca bản ‘Sayonara’ rồi cùng nhau đập đầu vào máy điện toán tự tử. Nhưng may họ được hai bạn gái phát hiện và cứu cấp kịp thời.
Triệu chứng thông thường thứ 3 của bệnh emailitis, như vậy có thể được tóm tắt: ‘Người bệnh cảm thấy lúc nào cũng cần đến chiếc máy điện toán và internet. Và nhất là Email. Giống y như những người ghiền rượu, ghiền cà-phê, thuốc lá, hoặc cần sa, ma túy, … . Ngày nào thiếu internet ngày đó sẽ thấy bần thần khó chịu. Email đối với những người bị emailitis cũng giống như nước uống đối với mọi sinh vật trên địa cầu.’
Một anh bạn thân của người viết (Le Gorille - NG), có lẽ người đầu tiên trong giới thân hữu biết mình đã bị chứng bệnh Emailitis nan y, đã cho người viết một mẩu điện thư ngắn: ‘Người bị bệnh Emailitis mỗi ngày cần nhận một điện thư Email thật hay. Một email hay có thể khiến người bệnh khỏi cần đi đến bệnh viện hàng ngày để xin trị liệu.’ Nhận được thư đó người viết không khỏi bùi ngùi, chạnh lòng nghĩ đến kiếp người trong thời đại bệnh dịch Emailitis hoành hành. Chính anh bạn này đã giúp cho bác sĩ Chonziakov tại Nga đầu tiên phát hiện ra vi-rút gây nên bệnh Emailitis, nhân chuyến công tác tại Nga gần đây.
Thế những đặc điểm chính của Emailitis ra sao?
1. Việc liên lạc trao đổi tin liệu với nhau bằng Email thật ra ban đầu vẫn là một phát minh vĩ đại của con người. Email và internet đã dần dà thay thế cho chiếc máy Fax, cho thư từ bằng bưu điện. Thay luôn cả điện thoại, và thầy giảng trong lớp học. Và có triển vọng thay thế một số lớn sách vở, báo chí tại các thư viện.
2. Email và Internet ở bề ngoài mang tiếng giúp con người tiết kiệm tiền bạc. Như bớt thì giờ đi đến Blockbuster để mướn video về xem. Bớt tiền mua CD ca nhạc, bớt xem Tivi nhất là các thứ quảng cáo nhảm nhí. Bởi những thứ này đều có thể được tải xuống từ mạng. Thế nhưng lúc nào cũng phải nơm nớp lo cập nhật chiếc máy điện toán. Tốn tiền mua máy điện toán mới, mua thêm những dụng cụ chung quanh chiếc máy. Tiền phí tổn gắn internet hàng tháng. Tiền lo mướn những tay Internet Exorcist (trục quỷ internet) để thanh lọc các thứ vi-rút thâm nhập từ internet. Và nhất là tốn thì giờ vô số kể. Ở những thời xa xưa, mỗi khi có một phát minh khoa học mới – ai có tiền của xử dụng được những tiện nghi mới mẻ đó được xem rất ‘oai’ rất thành công trong xã hội. Thí dụ: Thời xe đạp mới được sản xuất thay xe bò xe ngựa, ai tậu được chiếc xe đạp đầu tiên trong tỉnh kể như người đó rất giàu có và theo được … Tây học. Thời mới có xe ô-tô cũng vậy. Xong rồi đến thời điện thoại. Thời radio, Tivi, rồi Video, DVD, v.v. Nhưng đến bây giờ sau khám phá về bệnh emailitis, mỗi khi thấy người thân nào vẫn còn sống khoẻ, hạnh phúc mà không cần đến Internet, Email hay điên thoại di động, mình có thể mừng thầm cho họ. Đôi khi, không dằn được xúc cảm đến nỗi phải chúc mừng họ công khai: ‘Mừng hai ông bà vẫn chưa bị phiền toái lẫn khổ đau của máy điện toán và chiếc điện thoạI di động’. Ta cũng tưởng tượng được câu chúc Tết sắp tới của mọi người với nhau có thể là: ‘Xin chúc anh chị năm mới phát tài và khoẻ mạnh. Nhất là tránh được bệnh Emailitis.’
3. Như đã đề cập phía trên, cái nhức đầu của Emailitis chính ở chỗ những người có thể trở thành cứu tinh nhân loại trước căn bệnh khó khăn này đều bị kiệt sức vì Emailitis. Đây là một cái vòng lẩn quẩn kỳ cục nhất trong những lần sự tồn vong nhân loại bị đe dọa từ xưa đến nay. Từ nhà văn, nhà báo, ca nhạc sĩ, những nhà thể thao, tài tử xi-nê cho đến những nhà khoa học, những bác sĩ, luật sư, kỹ sư điện toán, v.v. đều nhiễm emailitis, không nhiều thì ít. Kẹt hơn nữa, giống y như một hãng thuốc lá không bao giờ cho tiền tài trợ để nghiên cứu những phương pháp trị ghiền thuốc lá, những nhà tài phiệt về computer hay internet cũng ưa từ chối khéo lời kêu gọi hảo tâm quyên tiền cho các quỹ nghiên cứu trừ Emailitis.
4. Emailitis lây bằng cách nào? Không giống như những chứng bệnh thông thường lây bằng hô hấp, nước bọt hoặc đường máu, hay sinh dục…, Emailitis lại dễ lây bằng ngay ở môi trường sinh sống, nhất là bằng… giáo dục. Có trình độ giáo dục cao chừng nào thì dễ bị bệnh emailitis chừng nấy.
5. Ở một khía cạnh nào đó, ta thấy emailitis vừa là một chứng bệnh của người giàu, nhưng cũng không chừa cả người nghèo. Bằng chứng tại Viêtnam, dùng internet tại những khách sạn lớn ở dưới phố có thể tốn đến $1 cho mỗi 15 phút. Nhưng nếu ra những internet café ở khu xa, xài internet trong 15 phút chỉ phải trả chừng 10 cents. Cũng luôn luốn thấy phảng phất đâu đó hình thái ‘bất nhị’ trong vấn đề emailitis. Bị bệnh emailitis hay không bị bệnh emailitis. Tức trong những nhóm trao đổi email với nhau, không phải bất cứ ai cũng bị bệnh emailitis. Cũng có người bệnh nặng, cũng có người hãy còn khoẻ mạnh như thường. Những vị chơi email nhưng hãy còn khoẻ này, ngày ngày dành chừng 2-3 giờ xem qua email rồi truy cập đến những websites phổ thông. Thấy tin tức nào hay, hoặc hữu ích, họ thẳng tay … chôm đi và chuyền gửi lại cho bạn bè khắp nơi trên thế giới xem qua cho biết. Đó là những người lành mạnh và hoàn toàn vị kỷ về internet. Nhưng rất khổ hội chứng của họ lại giống y như những người đã bị emailitis.
6. Khổ một nỗi người bị bệnh emailitis lúc đầu dễ bị hoa mắt bởi những tiện dụng giả tạo, phỉnh phờ của emailitis. Điển hình ai cũng tưởng chơi internet sẽ giúp được thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Nhưng thật ra emailitis dễ dàng đưa người bệnh từ căng thẳng này đến căng thẳng khác. Trước hết những người chơi email sớm muộn gì cũng ưa tranh cãi những vấn đề thời sự chính trị. Thế nào cũng có bất đồng ý kiến. Ngay cả chuyện đon sơ như góp ý với nhau thế nào là ‘Nhị nguyên’ thế nào là ‘Niết bàn’, cũng có căng thẳng – cũng còn cái thế ‘nhị nguyên’. Chứ rât ít khi cùng đạt đến một vùng ‘bất nhị’ với nhau. Hạnh phúc gia đình cũng dễ bị emailitis đe dọa như chơi. Nhất là trong những trường hợp trong gia đình có một số người hoàn toàn được miễn nhiễm đối với emailitis, nhưng một số người khác lại bị vi-rút này tấn công.
7. Emailitis, theo giới có thẩm quyền tại Viện Nghiên Cứu Kama Sutra ở Fiji cho biết, có thể mang ảnh hưởng tai hại đến cho những người bị các chứng bệnh khác cần vận động, như diabetes (tiểu đường), bệnh suyển, bệnh tim, trẹo bả vai, v.v.. Bởi Emailitis thường bắt người bệnh phải ngồi một chỗ từ giờ này sang giờ kia. Và gõ vào phím chữ đều đều, cho đến lúc mệt nhừ mới thôi.
8. Một tờ báo lớn tại Úc có đăng tin một số nhà giáo dục bắt đầu để ý trình độ Anh ngữ của giới trẻ bắt đầu tụt dốc rõ rệt. Từ lúc mobile phone được thịnh hành. Bởi giới trẻ ưa gửi cho nhau bằng các cuộc nhắn tin dưới dạng SMS của điện thoại cầm tay. Gửi SMS phải gửi cho ngắn và gọn. Văn tự bất thành cú pháp. Từ đó mang ảnh hưởng tai hại đến Anh ngữ.
9. Trừ một số các thứ ‘chronic Emailitis’ (kinh niên), các chứng emailitis bình thường xem ra có vẻ không đến nỗi hiểm nghèo như một số các bệnh khác, bởi thật ra theo một vài nghiên cứu sơ khởi emailitis thường chỉ rút khoảng đời trung bình xuống bớt độ 12 tháng. Nghiên cứu này chưa được tin cậy mấy bởi lượng số dùng trong thống kê hãy còn ít oi. Nhưng tác hại hằng ngày, kể cả những cơn đau đớn pha lẫn với sảng khoái, và phí tổn kinh tế của chứng bệnh có thể rất khủng khiếp. Và công việc tìm kiếm một liều thuốc hiệu nghiệm để trị liệu chứng bệnh càng ngày càng trở nên xa vời bởi thế hệ được trông chờ - sắp tới - sẽ hoàn toàn là một thế hệ bị nhiễm bệnh Emailitis ngay từ lúc hãy còn trong bụng mẹ.
Lời kết
Bài này được viết gấp theo lời yêu cầu của một số thân hữu có thân nhân bị emailitis hành hạ. Bởi đây là một bệnh mới, tiên liệu về bệnh trạng hãy còn rất hạn hẹp. Khó khăn nữa chính người viết mặc dù đã rất cẩn thận trong nhiều năm trước, gần đây hình như đã bị nhiễm bệnh luôn. Hiện đang chờ kết quả thử nghiệm.
Các mẩu tin trích đăng trong bài viết đa số được thu nhập từ báo chí, hay các websites trên internet, hoặc nghe bạn bè kể lại trong những lần thử trị liệu bằng nhóm (group therapy) - nhất là nhóm Mitchong-yahoogroups. Cũng bởi lý do đó, nhiều tên họ hoặc tên gọi các viện nghiên cứu ghi lại trong bài có thể bị nhầm lẫn đâu đó, hoặc bị trùng hợp ngoài ý muốn.
N.N st.
Thế đối với những người thuộc một nhóm bạn bè thân hữu ưa trao đổi điện thư với nhau, như những nhóm đăng ký với Yahoo - thường gọi yahoogroups - nhưng thường vẫn ưa giữ im lặng, thì sao? Họ thuộc khối đa số trầm lặng ngày ngày vẫn xem qua email. Một số sẽ lập tức bôi xoá không thèm đọc. Nhưng số đông vẫn thường chịu khó xem lướt qua các emails, nhưng rất ít khi họ trả lời hoặc góp ý, hay tham gia … tranh cãi. Nhưng rất ít khi họ rút lui, hoặc xin xóa tên mình trong danh sách. Họ không rút tên phần lớn cũng do ở phép lịch sự xã giao. Nhưng chính ra, lịch sự xã giao nhiều khi cũng đưa đến … chết người. Đến vong mạng. Theo một số Đông y sĩ, và chuyên viên về châm cứu, ở Đài Loan, một số loại vi-rút của Emailitis cũng có khả năng nằm chổng âm thầm trong cơ thể con người năm này sang năm kia. Nó chỉ bộc phát khi có cơ hội, nhất là khi cơ thể bị suy yếu vì cô đơn, vì … chổng. Cũng giống như nhiều thứ vi-rút khác, nhất là các thứ vi-rút gây ra viêm-gan. Điều này có nghĩa những người hiện có móc nối với internet, lúc nào cũng nên đề cao cảnh giác. Không nên dễ dãi buông trôi trước các cuộc thảo luận có vẻ uyên bác, hay những vụ tranh cãi nảy lửa, trên internet. Không sớm thì muộn, những người dễ dãi nể vì tình bạn, tiếp nhận hàng ngày nhiều điện thư bạn bè, sẽ bị nhiễm Emailitis. Hồi nào không biết Theo lời khuyên của bác sĩ Joseph Chonziakov thuộc Viện Y Khoa Cao Cấp ở Volgograd - người hiện đang được nhiều giới đề cử cho giải Nobel về phát hiện vi-rút Emailitis - chỉ có một cách thức hoàn hảo để tránh khỏi Emailitis: Ngừa bệnh hơn là chữa bệnh. Tức đem hết các máy điện toán và mô-đèm ra đốt. Bạn bè có xin địa chỉ email, cứ cho địa chỉ nhà và nhờ họ chịu khó tốn chút tiền tem và gửi bằng đường bưu điện. Vừa tiết kiệm được tiền. Vừa trị được hay tránh khỏi bệnh. Hay cho thêm tiền vào quỹ hưu bổng. Hoặc dành tiền mua cho con cháu một chiếc máy laptop có gắn sẵn mô-đèm! Đến thời chúng nó, bệnh emailitis chắc thế nào cũng có thuốc chữa. Hay tốt hơn, dùng món tiền đó mua một bộ máy điện toán gắn sẵn internet – đem đến tặng cho những người ta ghét nhất. Cho họ chết đi cho khuất mắt, bằng cách truyền cho họ con vi-rút của chứng bệnh Emailitis.
Thế emailitis còn được thể hiện qua những triệu chứng khác hay không. Theo giáo sư Rangit Chonburi ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Emailitis tại New Delhi - Ấn Độ, emailitis có thể được phát hiện bằng những triệu chứng khác, như sau.
Trước hết những người thân trong cùng gia đình sẽ liên lạc với nhau thường xuyên hơn bằng email, hoặc các cú nhắn tin trên điện thoại di động (cell hay mobile) theo dạng SMS. Con em đi học về trễ sẽ ghé vào một internet café dưới phố và biên cho Mum vài dòng email: ‘Mum, hồi sáng con quên nhắc với Mum, bữa nay con có lớp dạy nhảy tại trường, nên con sẽ về nhà trễ. Hồi nãy con cố gửi cho Mum một cuộc nhắn tin bằng SMS nhưng sợ Mum đã tắt đi chiếc mobile phone’. Thế là xong.
Ông chồng cùng với các bạn trong sở quyết định chiều nay khi tan sở sẽ kéo nhau đến một nhà hàng Hàn quốc gần đó liên hoan tất niên. Như một thói quen (của một người bị Emailitis thời kỳ thứ 3), ông ta sẽ biên thư cho một loạt chừng 20 người thân hữu, nhưng không quên kèm theo đó địa chỉ của bà vợ ở nhà, theo dạng phó bản (Cc), dùng internet. Ông viết: ‘Hi các bạn, Xin nhắc với các bạn chiều nay, vào lúc 7 giờ, chúng mình sẽ đến tiệm ăn Han Chong Kwon để liên hoan tất niên. Cô Joanna Chong thư ký hãng từng ăn ở đó nhiều lần đã chọn tiệm này cho chúng ta. Có thể tôi đến hơi trễ, chừng 15 phút, bởi tôi phải ghé qua hội Cao Niên điều động các Cụ tập cử tạ 100 kí, chừng nửa giờ - và sau đó, khoảng 6 giờ 30 chiều, ghé nhà đón bà xã. Rồi mới đến tiệm ăn được.’
Một chuyên viên ngành điện toán làm việc nhiều năm ở một công ty lớn, đã kể với người viết về biến đổi xã hội, như sau. Cách đây khoảng 10-15 năm mỗi khi các cộng sự trong sở cần thông tin hoặc thảo luận về một vấn đề gì với nhau, họ thường viết những tờ Memo rồi tùy phái mỗi ngày hai ba lần sẽ phân bố các Memo đó với nhau. Hoặc cùng lắm, gọi điện thoại và thảo luận vấn đề tại chỗ. Những người có bàn giấy gần nhau ưa đứng lên nhìn qua tấm vách phân chia bàn giấy, và nói chuyện thẳng với người kia. Hoặc bước sang phòng làm việc của người cộng sự. Bây giờ tất cả đều bằng … Email.
Thêm một chuyện có thật: Hai bố con hãy còn thức khuya – con học bài thi, bố lo viết phúc trình cho việc làm ở sở. Tự nhiên bố thấy có email mới. Mở ra xem: ‘Dad còn thức à? Con khát nước quá, bố pha cho con một tách Sô-cô-la nóng được không?’.
Thêm một triệu chứng khác. Nhiều người đến nhà bạn bè thăm viếng nhau, ngày nay ưa ngồi ngay trước máy điện toán. Cả chủ lẫn khách, nhất là giới trẻ. Nếu lịch sự khách thường chờ một ít lâu, chờ đợi cơ hội thuận tiện và đến lúc vi-rút bắt đầu hành hạ. Mới nhỏ giọng hỏi chủ nhà: ‘Máy điện toán cháu Thắng để đâu, xin chị nói cháu cho tôi dùng một vài phút bởi có mấy người bạn cũ bên Mỹ đang muốn hỏi tôi một vài vấn đề khá cấp bách.’ (Thật ra: hỏi tháng mấy năm sau ông khách này sẽ sang Mỹ chơi tennis với họ).
Lậm hơn hết, nhiều khi cả chủ lẫn khách đàm đạo với nhau trước máy điện toán đang tải tin liệu từ mạng xuống. Chủ bây giờ nhiều khi không cần pha trà mời khách nữa. Cả hai cứ tự tiện tìm đến các Websites về ‘Trà đạo’ và xem qua các cách uống trà và các loại trà nổi tiếng trên thế giới. Nữ ký giả Roriko Tanaka gần đây viết một bài trên báo Moningu Sitaru mô tả một vụ gặp gỡ của hai người bạn thân. Cả hai chiếc máy điện toán của hai người bạn đều bị vi-rút Worm-3 tấn công mãnh liệt trong tháng trước. Cả hai máy đều bị … kaput, tức banh-ta-lông. Khổ một nỗi hai chiếc máy đó do hai người bạn gái, một gốc Á Rập, một gốc Mỹ, thân tặng. Hai anh chàng này bị xuống tâm thần, nên dùng hai chiếc cell phones hiện đại nối được với internet. Họ tìm đến website về Chanoyu (trà đạo), xem rồi tưởng tượng được uống trà xanh. Xong rồi sang website về rượu saké. Tưởng chừng như uống sake say túy lúy. Sau đó hai anh hợp ca bản ‘Sayonara’ rồi cùng nhau đập đầu vào máy điện toán tự tử. Nhưng may họ được hai bạn gái phát hiện và cứu cấp kịp thời.
Triệu chứng thông thường thứ 3 của bệnh emailitis, như vậy có thể được tóm tắt: ‘Người bệnh cảm thấy lúc nào cũng cần đến chiếc máy điện toán và internet. Và nhất là Email. Giống y như những người ghiền rượu, ghiền cà-phê, thuốc lá, hoặc cần sa, ma túy, … . Ngày nào thiếu internet ngày đó sẽ thấy bần thần khó chịu. Email đối với những người bị emailitis cũng giống như nước uống đối với mọi sinh vật trên địa cầu.’
Một anh bạn thân của người viết (Le Gorille - NG), có lẽ người đầu tiên trong giới thân hữu biết mình đã bị chứng bệnh Emailitis nan y, đã cho người viết một mẩu điện thư ngắn: ‘Người bị bệnh Emailitis mỗi ngày cần nhận một điện thư Email thật hay. Một email hay có thể khiến người bệnh khỏi cần đi đến bệnh viện hàng ngày để xin trị liệu.’ Nhận được thư đó người viết không khỏi bùi ngùi, chạnh lòng nghĩ đến kiếp người trong thời đại bệnh dịch Emailitis hoành hành. Chính anh bạn này đã giúp cho bác sĩ Chonziakov tại Nga đầu tiên phát hiện ra vi-rút gây nên bệnh Emailitis, nhân chuyến công tác tại Nga gần đây.
Thế những đặc điểm chính của Emailitis ra sao?
1. Việc liên lạc trao đổi tin liệu với nhau bằng Email thật ra ban đầu vẫn là một phát minh vĩ đại của con người. Email và internet đã dần dà thay thế cho chiếc máy Fax, cho thư từ bằng bưu điện. Thay luôn cả điện thoại, và thầy giảng trong lớp học. Và có triển vọng thay thế một số lớn sách vở, báo chí tại các thư viện.
2. Email và Internet ở bề ngoài mang tiếng giúp con người tiết kiệm tiền bạc. Như bớt thì giờ đi đến Blockbuster để mướn video về xem. Bớt tiền mua CD ca nhạc, bớt xem Tivi nhất là các thứ quảng cáo nhảm nhí. Bởi những thứ này đều có thể được tải xuống từ mạng. Thế nhưng lúc nào cũng phải nơm nớp lo cập nhật chiếc máy điện toán. Tốn tiền mua máy điện toán mới, mua thêm những dụng cụ chung quanh chiếc máy. Tiền phí tổn gắn internet hàng tháng. Tiền lo mướn những tay Internet Exorcist (trục quỷ internet) để thanh lọc các thứ vi-rút thâm nhập từ internet. Và nhất là tốn thì giờ vô số kể. Ở những thời xa xưa, mỗi khi có một phát minh khoa học mới – ai có tiền của xử dụng được những tiện nghi mới mẻ đó được xem rất ‘oai’ rất thành công trong xã hội. Thí dụ: Thời xe đạp mới được sản xuất thay xe bò xe ngựa, ai tậu được chiếc xe đạp đầu tiên trong tỉnh kể như người đó rất giàu có và theo được … Tây học. Thời mới có xe ô-tô cũng vậy. Xong rồi đến thời điện thoại. Thời radio, Tivi, rồi Video, DVD, v.v. Nhưng đến bây giờ sau khám phá về bệnh emailitis, mỗi khi thấy người thân nào vẫn còn sống khoẻ, hạnh phúc mà không cần đến Internet, Email hay điên thoại di động, mình có thể mừng thầm cho họ. Đôi khi, không dằn được xúc cảm đến nỗi phải chúc mừng họ công khai: ‘Mừng hai ông bà vẫn chưa bị phiền toái lẫn khổ đau của máy điện toán và chiếc điện thoạI di động’. Ta cũng tưởng tượng được câu chúc Tết sắp tới của mọi người với nhau có thể là: ‘Xin chúc anh chị năm mới phát tài và khoẻ mạnh. Nhất là tránh được bệnh Emailitis.’
3. Như đã đề cập phía trên, cái nhức đầu của Emailitis chính ở chỗ những người có thể trở thành cứu tinh nhân loại trước căn bệnh khó khăn này đều bị kiệt sức vì Emailitis. Đây là một cái vòng lẩn quẩn kỳ cục nhất trong những lần sự tồn vong nhân loại bị đe dọa từ xưa đến nay. Từ nhà văn, nhà báo, ca nhạc sĩ, những nhà thể thao, tài tử xi-nê cho đến những nhà khoa học, những bác sĩ, luật sư, kỹ sư điện toán, v.v. đều nhiễm emailitis, không nhiều thì ít. Kẹt hơn nữa, giống y như một hãng thuốc lá không bao giờ cho tiền tài trợ để nghiên cứu những phương pháp trị ghiền thuốc lá, những nhà tài phiệt về computer hay internet cũng ưa từ chối khéo lời kêu gọi hảo tâm quyên tiền cho các quỹ nghiên cứu trừ Emailitis.
4. Emailitis lây bằng cách nào? Không giống như những chứng bệnh thông thường lây bằng hô hấp, nước bọt hoặc đường máu, hay sinh dục…, Emailitis lại dễ lây bằng ngay ở môi trường sinh sống, nhất là bằng… giáo dục. Có trình độ giáo dục cao chừng nào thì dễ bị bệnh emailitis chừng nấy.
5. Ở một khía cạnh nào đó, ta thấy emailitis vừa là một chứng bệnh của người giàu, nhưng cũng không chừa cả người nghèo. Bằng chứng tại Viêtnam, dùng internet tại những khách sạn lớn ở dưới phố có thể tốn đến $1 cho mỗi 15 phút. Nhưng nếu ra những internet café ở khu xa, xài internet trong 15 phút chỉ phải trả chừng 10 cents. Cũng luôn luốn thấy phảng phất đâu đó hình thái ‘bất nhị’ trong vấn đề emailitis. Bị bệnh emailitis hay không bị bệnh emailitis. Tức trong những nhóm trao đổi email với nhau, không phải bất cứ ai cũng bị bệnh emailitis. Cũng có người bệnh nặng, cũng có người hãy còn khoẻ mạnh như thường. Những vị chơi email nhưng hãy còn khoẻ này, ngày ngày dành chừng 2-3 giờ xem qua email rồi truy cập đến những websites phổ thông. Thấy tin tức nào hay, hoặc hữu ích, họ thẳng tay … chôm đi và chuyền gửi lại cho bạn bè khắp nơi trên thế giới xem qua cho biết. Đó là những người lành mạnh và hoàn toàn vị kỷ về internet. Nhưng rất khổ hội chứng của họ lại giống y như những người đã bị emailitis.
6. Khổ một nỗi người bị bệnh emailitis lúc đầu dễ bị hoa mắt bởi những tiện dụng giả tạo, phỉnh phờ của emailitis. Điển hình ai cũng tưởng chơi internet sẽ giúp được thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Nhưng thật ra emailitis dễ dàng đưa người bệnh từ căng thẳng này đến căng thẳng khác. Trước hết những người chơi email sớm muộn gì cũng ưa tranh cãi những vấn đề thời sự chính trị. Thế nào cũng có bất đồng ý kiến. Ngay cả chuyện đon sơ như góp ý với nhau thế nào là ‘Nhị nguyên’ thế nào là ‘Niết bàn’, cũng có căng thẳng – cũng còn cái thế ‘nhị nguyên’. Chứ rât ít khi cùng đạt đến một vùng ‘bất nhị’ với nhau. Hạnh phúc gia đình cũng dễ bị emailitis đe dọa như chơi. Nhất là trong những trường hợp trong gia đình có một số người hoàn toàn được miễn nhiễm đối với emailitis, nhưng một số người khác lại bị vi-rút này tấn công.
7. Emailitis, theo giới có thẩm quyền tại Viện Nghiên Cứu Kama Sutra ở Fiji cho biết, có thể mang ảnh hưởng tai hại đến cho những người bị các chứng bệnh khác cần vận động, như diabetes (tiểu đường), bệnh suyển, bệnh tim, trẹo bả vai, v.v.. Bởi Emailitis thường bắt người bệnh phải ngồi một chỗ từ giờ này sang giờ kia. Và gõ vào phím chữ đều đều, cho đến lúc mệt nhừ mới thôi.
8. Một tờ báo lớn tại Úc có đăng tin một số nhà giáo dục bắt đầu để ý trình độ Anh ngữ của giới trẻ bắt đầu tụt dốc rõ rệt. Từ lúc mobile phone được thịnh hành. Bởi giới trẻ ưa gửi cho nhau bằng các cuộc nhắn tin dưới dạng SMS của điện thoại cầm tay. Gửi SMS phải gửi cho ngắn và gọn. Văn tự bất thành cú pháp. Từ đó mang ảnh hưởng tai hại đến Anh ngữ.
9. Trừ một số các thứ ‘chronic Emailitis’ (kinh niên), các chứng emailitis bình thường xem ra có vẻ không đến nỗi hiểm nghèo như một số các bệnh khác, bởi thật ra theo một vài nghiên cứu sơ khởi emailitis thường chỉ rút khoảng đời trung bình xuống bớt độ 12 tháng. Nghiên cứu này chưa được tin cậy mấy bởi lượng số dùng trong thống kê hãy còn ít oi. Nhưng tác hại hằng ngày, kể cả những cơn đau đớn pha lẫn với sảng khoái, và phí tổn kinh tế của chứng bệnh có thể rất khủng khiếp. Và công việc tìm kiếm một liều thuốc hiệu nghiệm để trị liệu chứng bệnh càng ngày càng trở nên xa vời bởi thế hệ được trông chờ - sắp tới - sẽ hoàn toàn là một thế hệ bị nhiễm bệnh Emailitis ngay từ lúc hãy còn trong bụng mẹ.
Lời kết
Bài này được viết gấp theo lời yêu cầu của một số thân hữu có thân nhân bị emailitis hành hạ. Bởi đây là một bệnh mới, tiên liệu về bệnh trạng hãy còn rất hạn hẹp. Khó khăn nữa chính người viết mặc dù đã rất cẩn thận trong nhiều năm trước, gần đây hình như đã bị nhiễm bệnh luôn. Hiện đang chờ kết quả thử nghiệm.
Các mẩu tin trích đăng trong bài viết đa số được thu nhập từ báo chí, hay các websites trên internet, hoặc nghe bạn bè kể lại trong những lần thử trị liệu bằng nhóm (group therapy) - nhất là nhóm Mitchong-yahoogroups. Cũng bởi lý do đó, nhiều tên họ hoặc tên gọi các viện nghiên cứu ghi lại trong bài có thể bị nhầm lẫn đâu đó, hoặc bị trùng hợp ngoài ý muốn.
N.N st.
Tự kiểm điểm tự thấy mình cũng bịnh nặng quá rồi . Cũng tính đi chữa trị nhưng không có " guyết tâm chánh trị " cao nên đành ... buông xuôi . Cũng thấy hổ thện với tiền nhân lắm lắm . Hu hu .
Trả lờiXóa