Họa sĩ Phạm Lực trả lời báo chí |
Trích VNN: "Khai mạc triển lãm của họa sĩ Phạm Lực tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
chật ních những cán bộ cao cấp, những nghệ sĩ trong giới hội họa Việt
Nam và báo giới. Bởi đó là một triển lãm hiếm hoi trưng bày một bộ sưu
tập gồm 70 bức họa trong số hàng nghìn bức của họa sĩ Phạm Lực, trải dài
khoảng 60 năm. Nhà sưu tập là TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội." Tin ở đây.
Hôm nay, tôi đến thăm Thầy Lực, hỏi thăm thêm về cuộc triển lãm. Thầy rất mừng. Đi cùng tôi có một anh bạn tên là Lê Công Định. Anh khoe với thầy là bên Singapoor có người đặt vẽ tranh với chủ đề "tại sao Việt nam đánh nhau suốt bốn ngàn năm, mà đánh nhau xong người Việt thu hoạch được gì". Thầy bảo chủ đề này khó quá, vừa nói đến đây thầy giơ cánh tay lên, vén áo đến tận khuỷu, thầy bảo hai chú nhìn đi, tay tôi nổi hết da gà đây này. Quả thực cánh tay suốt từ mu bàn tay đến sát nách da gà nổi hàng ngàn mụn nhỏ. Thầy bảo mỗi khi xúc động thầy hay bị nổi da gà. Thày bảo đây là một chủ đề khó và đầy cảm hứng, chưa bao giờ thầy nghĩ đến. Dùng tranh để minh hoạ lịch sử thì không được. Vì hội hoạ là nghệ thuât, nghệ thuật có khi chỉ vài nét bờm xơm mà nói lên được tất cả. Thầy nói tiếp những nét hoạ trên trống đồng liệu có thể trả lời được không? Rồi thầy trầm ngâm mãi, tại sao lại đánh nhau lâu thế nhỉ, bao giờ thì biết yêu nhau nhỉ? Năm 1976" trong bài "Mùa xuân đầu tiên" Văn Cao đã chẳng nói từ nay người biết yêu người, từ nay người biết quê người rồi mà. Nhưng có lẽ chưa đâu? Ừ nhỉ, sao chúng ta đanh nhau mãi, bao giờ thì thôi? Mà ta được gì nhỉ? Bao giờ ta đủ khôn để tránh không phải chiến tranh mà vẫn trường tồn và phát triển. Đánh nhau là ngu hay là khôn nhỉ? Thầy cứ lẩm nhẩm mãi mấy câu hỏi đó.
Trả lờiXóaAnh em trường Trỗi mình cũng đã từng đánh nhau kịch liệt ngay khi còn quá bé, ngay khi chưa biết đánh nhau để làm gì. Với truyền thống đó chúng ta có thể trả lời mấy câu hỏi kia không?