Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Tiến quân ca – Mạc xây e – Piano Concerto No.25 (P1)

(Dưới góc nhìn của một Trung sỹ thợ điện)

P1 - Hoàn cảnh ra đời của Mạc xây e.

Bài “Mạc xây e” (La Marseillaise) là quốc ca Cộng hòa Pháp, do Claude Joseph Rouget de Lisle (một nhạc sỹ nghiệp dư) sáng tác ngày 26/4/1792 (không phải trong cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789) tại Strasbourg (thành phố Pháp nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Đức).

Năm 1792, liên quân Hoàng đế Áo - Phổ xâm lược nước Cộng hòa Pháp và đã áp sát thủ đô Pari. Toàn nước Pháp sục sôi. Nhân dân Pháp lập ra các đạo quân tình nguyện và thành phố Strasbourg của Lisle cũng tổ chức một đạo. Lúc này binh sỹ và nhân dân Strasbourg đang rất cần một bài ca phấn khích tinh thần.

Trong đêm 25 rạng 26/4/1792, Lisle đã sáng tác và đặt tên bài ca là “Hành khúc binh đoàn sông Ranh” (Chant de guerre pour l'armée du Rhin). Sáng 26/4, trước đông đảo quân tình nguyện và dân chúng Strasbourg, Lisle đã hát “Hành khúc binh đoàn sông Ranh” làm tất cả sục sôi ý chí chiến đấu. Bài ca với hàm ý những người lính tình nguyện Pháp xuất quân từ sông Ranh đánh đuổi quân Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp. Ngay sau khi bài ca ra đời, quân Áo - Phổ đã tấn công Strasbourg, và bài ca được nhanh chóng lan truyền toàn quốc, nhanh như thuốc súng, bằng tất cả mọi phương tiện truyền khẩu, chép tay, in đá ... Đi đâu cũng nghe “Hãy tiến lên! Những người con của Tổ quốc, ngày vinh quang đã đến”.

Ngày 30/7/1792, đạo quân tình nguyện của thành phố Mạc xây (Marseille) kéo về hợp lực bảo vệ thủ đô, đã hát vang bài ca này và nó trở thành lời hiệu triệu của cách mạng. Nhân dân Pari gọi nó là “Bài ca của dân Mạc xây” (La Marseillaise). Ngày 20/9/1792, sau trận Valmy, liên quân Áo - Phổ đã bị đuổi ra khỏi Pháp.

Ngày 14/7/1795, Nghị viện Pháp (Parlement Français) chính thức lấy bài La Marseillaise làm Quốc ca. Trải qua bao thăng trầm, nó vẫn tồn tại cho tới ngày nay (nền Cộng hòa thứ năm).

Năm 1871, La Marseillaise đã được Công xã Pari sử dụng. Trong nửa cuối thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20, nó đã được thừa nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế.

1 nhận xét:

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!