THAICHIK3 Thời gian 6 phút
Gửi Các Bạn k8 vài hình ảnh chụp tại Lễ gặp mặt k8-Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014 Chúc k8 mọi sự an lành và Hạnh phúc
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
3 nhận xét:
Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cảm ơn bác TC đã rất nhiệt tình với "Út ít".
Trả lờiXóaAnh Thái Chi K3 đã Chi 100.000đ để Thái K8 mua hoa tặng các thầy cô đấy các bạn K8 ạ. Bây giờ anh lại còn tặng chúng em đoạn video này nữa. Cảm ơn anh nhiều lắm.
Trả lờiXóaHôm gặp mặt vừa rồi, sau khi Bùi Chuẩn phát biểu, Thầy Chiêu kể về những kỷ niệm với K8. Trong đó, có một kỷ niệm về chuyển phà vượt sông Đà từ Trung Hà sang Hưng Hóa. Một bạn nào đó của K8 đã đau bụng trên sông Đà. Nhưng trong số những người có mặt ở vườn treo Chủ nhật 29-12-2013 không có bạn bị đau bụng ấy. Thầy Chiêu chờ mãi mà không thấy "tri kỷ" về chuyến vượt phà mấy chục năm trước. Tôi bèn đến bên thầy, xin cạn thầy chén rươu nhỏ vè kể về một kỷ niệm xưa với Thầy.
Trả lờiXóaSố là hồi đó K8 mới bị cải tổ, các B xáo trộn, một số phải đi phân hiệu 4. Mỗi buổi trưa cán bộ Đại đội lấy một số cán bộ lớp đi vòng quanh doanh trại kiểm tra xem có chiến sỹ Trường Trỗi nào bỏ doanh trại, không ngủ, trốn ra ngoài không. Thường cung đường kiểm tra xuất phát từ Cột cờ trung tâm, vòng về phía kho công binh, ra mép sông Đà, vượt lên ruộng ngô, về chợ bền đò, rồi vòng về cổng chính. Mỗi chuyến mất khoảng 1 tiếng, từ 12 giờ đến 13 giờ trưa. Hôm đó tôi được phụ tá thầy Chiêu. Đến giữa đường, nơi tiếp giáp ruộng ngô ven sông Đà, thầy bảo tạm ngồi nghỉ đã. Cảnh hôm đó thật đẹp: gió nhẹ hây hây, mây trắng bồng bềnh, trời xanh thẳm, những sóng ngô dập dờn trước gió, lan xa đến tận mép nước trong xanh. Có lẽ cảnh trong thơ của Tô Đông Pha ngàn năm trước cũng không thể đẹp hơn.
Bỗng thầy Chiêu xem thấy kim đồng hồ không chạy. Nó đã bị chết, có lẽ hết giây cót. Thầy bèn tháo đồng hồ khỏi tay, văn cái núm nhỏ để lên giây cót. Không may, cái núm lên giây nhỏ xíu bị rơi xuống bãi cỏ, hai thầy trò bới tung lên mà không thấy. Thầy Chiêu, hồi đó đã là vị thượng úy dày dạn kinh nghiệm thực tế, bèn bào tôi dừng không bới cỏ nữa. Thầy lấy một cái que khoanh một vùng xung quanh chỗ hai người ngồi, rồi từ từ nhổ từng cụm cỏ , rũ sạch đất, vứt ra ngoài. Cứ lần lượt bới tìm kiểu đó, khoảng 15 phút thì tìm thấy cái núm kim loại bé xíu rơi ra từ chiếc đồng hồ Liên xô cũ.
Các bạn a, tôi kể chuyện đó, thầy không hề nhớ, đã quá lâu, và chuyện quá nhỏ phải không các bạn. Nhưng đối với tôi đó là một bài học quý giá, tôi mang theo suốt cuộc đời. Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều ứng dụng bài học thầy Chiêu, khoanh vùng vấn đề, giải quyết từ từ, cẩn thận, nhất định sẽ tìm ra kết quả. Nếu bạn nào yêu toán học thì bài học này chính là ý nghĩa thực tiễn của "tích phân xác định", một chương của Toán Cao Cấp.
Mà cứ mỗi lần vượt khó bằng bài học thầy Chiêu, tôi lại nhớ về kỷ niệm năm xưa, về toàn bộ quang cảnh sống động ven sông Đà năm ấy. Có lẽ nếu không đi Trường Trỗi, sống tù túng ở Thành Phố, không bao giờ chúng ta có thể trải nghiệm như thế các bạn ạ. Thầy Chiêu nghe tôi kể cũng thấy vui, tuy không nhớ, nhưng thầy hiểu các bài học trong sách giáo khoa không thể có sức sống mạnh mẽ bằng các bài học thực tiễn. Thầy bảo tôi viết lại để cho vào cuốn "Sinh ra trong khói lửa" tập IV sắp tới. Vài dòng xiêu xiêu trên đây kính chúc các thầy và các bạn luôn luôn vui khỏe.
Thế Hùng