Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Nghệ sĩ ND Quốc Hương

"Lướt la" trên mạng, gặp được nhiều bài hát quen thuộc xưa kia, do cố nghệ sĩ ND Quốc Hương trình bày. Các bác thưởng thức một chút, để "hoài cổ".
Giới thiệu Nghệ sĩ ND Quốc Hương


Trên đường ta đi tới
Sáng tác: Bửu Huyền - Trình bày: Quốc Hương

Anh đi khai phá miền tây
Rừng núi bao la bừng giấc say
Anh khai đất hoang thành luống cày
Mai kia mừng ngô lúa nặng tay

Tôi đi khắp chốn công trường đó đây
Như cánh chim tung trời gió mây
Tôi xây lên những công trình đẹp tuyệt vời
Đó đây lò cao khói bay

Bao năm kháng chiến trường kì
Lòng vẫn mơ có ngày hôm nay
Xưa mang súng gươm đi giết thù
Nay lên đường gieo lúa mùa thu

Năm xưa chiến đấu bên bờ Cửu Long
Sóng reo ca mừng chiến công
Năm nay ta hát bên dòng sông Hồng
Lòng phơi phới vui say hòa bình

Cất tiếng ca dội vang tới chân trời xa
Ta gửi về niềm tin chiến thắng quê ta
Đất nước ơi nguyện dâng trái tim nồng cháy
Đi đắp xây cho ngày sông Hồng Cửu Long vang tiếng vui ca

Trên đường ta đi tới

Nguồn: Trang âm nhạc "Nhac cua tui"

9 nhận xét:

  1. Bài này bây giờ trở thành :" Lâm tặc ca " rồi.
    Vai trò, ý nghĩa của bài đã hết vì chương trình phá rừng của ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Công này rất lớn nhưng vì sẵn tính khiêm tốn nên họ dành tặng cho cánh lâm tặc. Có thể nay mai có thêm danh hiệu :" Lâm tặc ưu tú.."

    Trả lờiXóa
  2. Ngày xưa Quốc Hương ca ( hy vọng vào một tương lai tốt đẹp ) còn bây giờ vẫn thấy ... quá xa ... quá xa . Bây giờ hát lại vẫn mang tính thời sự cao .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  3. Trên đường ta đi tới....xa...xa quá! Sắp hết cả đời mình. "Lãng mạn CM" mà.

    Trả lờiXóa
  4. Lão tổng và KV coi thử bài viết "Giọng ca Dmitri" ngày 7/11/2009 của Vinhnq có 70 cái còm chữ vuông, hôm nay vẫn có còm mới, coi họ viết cái chi vậy?

    Trả lờiXóa
  5. Mặc dù bài hát được viết ra theo commăng, phục vụ cho mục đích động viên lao đông, xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhưng khác với những lời hô hào khác, bài hát này với giọng ca QH đã để lại trong lòng người nghe những ấn tượng tốt, bằng chứng là giờ đây ,khi nghe lại bài hát, chúng ta vẫn có cảm giác như được sống lại những ngày tuy nghèo khó nhưng hạnh phúc đó,có cảm giác như rất khó để gặp lại những năm tháng đó.

    Trả lờiXóa
  6. Đề nghị anh QT sáng tác bài "Bao giờ cho đến ngày xưa".

    Trả lờiXóa
  7. Nghe lại những bài hát xưa của QH thì thấy rất hay ở cái "hồn", nhưng nhạc thì quá ... chán. Hồi bấy giờ trình độ nhạc của mình làm sao ấy nhỉ!
    Tôi nhớ hồi đang học tiếng Đức ở DH Ngoại ngữ Thanh Xuân, có 1 lần QH đế biểu diễn ở trường xong đạp xe đạp ra về (ko hiểu sao ko có ai đưa đón gì cả?). Ngang qua sân bóng, thấy tụi tôi đang ngồi học ở lề đường, ông dừng lại nói chuyện. Tụi tôi đề nghị ông hát vì hồi này chưa được nghe. Ông bỏ xe, ngồi xuống thảm cỏ hát ngay cho cả đám nghe ... khoảng ba bốn đứa! Thật sự ngạc nhiên. Đúng là Nghệ sĩ Nhân dân! (dù bấy giờ chưa có chức danh này)

    HMK6

    Trả lờiXóa
  8. Làm sao là làm sao?
    Năm 1968 k4 đi rèn luyện 3 tháng ở trường Quân chính Quân khu Tả ngạn. Trúng thời gian có đại hội quân chính của trường tổ chức tại chùa Côn Sơn đám lính kiểng "sinh ra trong khói bếp" được đến dự, nghe dũng sĩ diệt Mỹ kể chuyện,... và góp vui các tiết mục lê quyết thắng,...
    Buổi khai mạc có lễ đài, cờ quạt đầy đủ trong rừng thông. Nghi lễ chào cờ rất nghiêm trang. Sau tiếng hô chào cờ là tiếng nhạc "ò e ò e e, e ò í í..." của một cây nhị...
    (nếu tôi không nhầm, có ai nhớ không nhỉ?)

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1971,tôi có đến chơi khu văn công Mai dịch.Thấy một ông già cứ lẩn thẩn một mình ngoài vườn bắt chuồn chuồn,mồm hát vang hết bài này đến bài khác.Hỏi ra mới biết ông là nghệ sĩ Quốc Hương.Ngoài đời thường ông khác xa trên sân khấu.Rất bình dân và vui vẻ!Nhận xét của HM rất đúng với tính cách của ông.Sau giải phóng về Nam.Cuối đời ông lại lấy con gái của người yêu mình ngày xưa.Đúng là nghệ sĩ?

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!