Ngày 06.01.1972 học sinh, sinh viên Hà Nội chúng tôi nhập ngũ một lúc 25 tiểu đoàn bộ binh,sau khi chúng tôi nghe lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc ở núi Nùng, Bách Thảo, Hà Nội. Lớp trẻ Thủ đô ngày đó sục sôi bầu nhiệt huyết muốn đem sức trẻ phụng sự Tổ quốc và công cuộc giải phóng dân tộc nên hầu hết chúng tôi đều viết đơn tình nguyện nhập ngũ,nhiều bạn còn viết đơn bằng máu của chính mình thể hiện quyết tâm đi giải phóng miền nam như Y Hòa, Vũ Trung, Ngô Tất Thắng...
Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.
Sau hai ngày đi bộ lên đến nơi là bãi đất trống, chúng tôi hạ ba lô là vác xẻng quân dụng vào rừng chặt cây, tre, nứa về dựng lán trại, sau đó là những tháng ngày luyện tập kỹ chiến thuật đáp ứng cho chiến trường phía nam. Y Hòa và Ngô Tất Thắng luôn luôn là những chiến sỹ gương mẫu trong rèn luyện, nắm vững kỹ chiến thuật, thương yêu đùm bọc đồng đội, nhất là những đồng đội là bạn Trỗi thời thơ ấu. Trong đợt bắn đạn thật bia số 4 cự ly 100 mét và bia số 7 cự ly 200 mét ( bắn đêm), Y Hòa và Ngô Tất Thắng đều đạt thành tích xuất sắc, được biểu dương toàn tiểu đoàn .Hồi đó Y Hòa đã có người thương là Hoàng Dung, cô bạn cùng lớp 10G trường PTTH Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, nhưng Y Hòa rất kiên định và không bao giờ tỏ ra yếu đuối và biểu lộ sự nhớ nhung thái quá ra ngoài. Ngô Tất Thắng thì sôi nổi và mơ mộng hơn, bận thì thôi, rảnh là Thắng viết nhật ký hay viết thư, hành quân mệt đến đâu, nhưng hạ ba lô là thấy Thắng hý hoáy viết hay ghi chép rồi. Người nhận thư nhiều nhất đơn vị là Ngô Tất Thắng, vì ngày nào Thắng cũng viết thư và nhận thư của Tg BH K7, học sinh của trường PTTH Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội và bạn bè gần xa. Trong đại đội 42 Vũ Trung là người đẹp trai nhất, có tài dạy chó, bất cứ con chó nào của dân bản hay của đơn vị đều quấn quýt và nghe lệnh của Vũ Trung răm rắp. Nhưng người lính đào hoa nhất đại đội là Hồ Phương Bình, thứ bảy hay chủ nhật nào Hồ Phương Bình cũng có vài bóng hồng từ Hà Nội lên thăm hỏi động viên. Mình và Nguyễn Trường Vỹ không có ai thăm hỏi nên thường hay ra bờ suối gần đơn vị tâm sự nhớ về những bạn bè trường Trỗi và PTTH ở Hà Nội mà cả hai cùng có nhiều kỷ niệm chung thời thơ ấu. Sau bảy tháng huấn luyện tích cực và căng thẳng ở Bãi Nai, Lương Sơn và Tân Lạc, Hòa Bình, chúng tôi lên đường bổ xung cho mặt trận Quảng Trị.
Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban Quân ủy Trung ương, cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Trỗi liệt sỹ nói chung và hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi và ở trong quân ngũ với hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng.
Ngô Thái Hòa
(Ảnh trên: Y Hòa, dưới: Ngô Tất Thắng)
Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.
Sau hai ngày đi bộ lên đến nơi là bãi đất trống, chúng tôi hạ ba lô là vác xẻng quân dụng vào rừng chặt cây, tre, nứa về dựng lán trại, sau đó là những tháng ngày luyện tập kỹ chiến thuật đáp ứng cho chiến trường phía nam. Y Hòa và Ngô Tất Thắng luôn luôn là những chiến sỹ gương mẫu trong rèn luyện, nắm vững kỹ chiến thuật, thương yêu đùm bọc đồng đội, nhất là những đồng đội là bạn Trỗi thời thơ ấu. Trong đợt bắn đạn thật bia số 4 cự ly 100 mét và bia số 7 cự ly 200 mét ( bắn đêm), Y Hòa và Ngô Tất Thắng đều đạt thành tích xuất sắc, được biểu dương toàn tiểu đoàn .Hồi đó Y Hòa đã có người thương là Hoàng Dung, cô bạn cùng lớp 10G trường PTTH Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, nhưng Y Hòa rất kiên định và không bao giờ tỏ ra yếu đuối và biểu lộ sự nhớ nhung thái quá ra ngoài. Ngô Tất Thắng thì sôi nổi và mơ mộng hơn, bận thì thôi, rảnh là Thắng viết nhật ký hay viết thư, hành quân mệt đến đâu, nhưng hạ ba lô là thấy Thắng hý hoáy viết hay ghi chép rồi. Người nhận thư nhiều nhất đơn vị là Ngô Tất Thắng, vì ngày nào Thắng cũng viết thư và nhận thư của Tg BH K7, học sinh của trường PTTH Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội và bạn bè gần xa. Trong đại đội 42 Vũ Trung là người đẹp trai nhất, có tài dạy chó, bất cứ con chó nào của dân bản hay của đơn vị đều quấn quýt và nghe lệnh của Vũ Trung răm rắp. Nhưng người lính đào hoa nhất đại đội là Hồ Phương Bình, thứ bảy hay chủ nhật nào Hồ Phương Bình cũng có vài bóng hồng từ Hà Nội lên thăm hỏi động viên. Mình và Nguyễn Trường Vỹ không có ai thăm hỏi nên thường hay ra bờ suối gần đơn vị tâm sự nhớ về những bạn bè trường Trỗi và PTTH ở Hà Nội mà cả hai cùng có nhiều kỷ niệm chung thời thơ ấu. Sau bảy tháng huấn luyện tích cực và căng thẳng ở Bãi Nai, Lương Sơn và Tân Lạc, Hòa Bình, chúng tôi lên đường bổ xung cho mặt trận Quảng Trị.
Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban Quân ủy Trung ương, cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Trỗi liệt sỹ nói chung và hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi và ở trong quân ngũ với hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng.
Ngô Thái Hòa
(Ảnh trên: Y Hòa, dưới: Ngô Tất Thắng)
Đợt 6/1 Trỗi nhập ngũ nhiều lắm, bổ xung thêm : Ngô Vi Lam Sơn, Kiên Ngổ, Bạch Quốc Đoàn, Đinh Sĩ Luyện, Đắc Hòa ...chắc kể hết được phải vài trung đội.
Trả lờiXóaTrong số kỷ vật của Y Hoà để lại được đồng đội mang về cho gia đình có tấm hình một thiếu nữ. Như vậy có thể đó là ảnh của bạn Hoàng Dung, người được nêu tên trong bài viết này chăng? Nếu đúng vậy, mong sao một lúc nào đó bạn ấy có thể đến Đồi Cháy để thắp cho Y Hoà nén nhang.
Trả lờiXóa...
Thắp nhang anh, hoa dại.
Em thay người con gái
Trong bức hình anh mang.
...
Cảm ơn anh chị em đã góp ý cho bài viết của tôi, nhân đây tôi xin đính chính: Bạn gái của Liệt sỹ Y Hòa là Đoàn Dung trước đây ở phố Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình,Hà Nội. Sau này trong Lễ Truy điệu Y Hòa và Chấn Hưng ở 80 Phan đình Phùng ,Hà Nội, Đoàn Dung đến dự và làm mọi thủ tục như một người vợ chưa cưới của Y Hòa.
Trả lờiXóaCòn vợ con NTT sao nhỉ, bạn có thông tin khg, bọn tôi ở VN mà khg thể có t.tin gì được. NTT đám cưới sớm lắm, khoảng 77, 78 gì đó, lúc cậu mới 21,22 tuổi.
Trả lờiXóaĐN.
Những bài viết này hay và cảm động quá.Nên đưa vào SRTKL tập 3(có cả nhận xét).
Trả lờiXóa