Là người lính khi ấy tôi rất hiểu những dòng hồi ký của PH QuếMF, những cuộc điện đàm của chỉ huy cánh Bắc Huế và tư lệnh mặt trận. Xin đăng bài đã viết năm ngoái trên QSVN.
Đồng bằng
Tôi không tham dự những trận đánh dưới đồng bằng Phong Quảng nhưng lại đặc biệt quan tâm đến nó bởi rất nhiều đồng đội cũ thân thiết của tôi ở dưới đó. Họ không chỉ là K15 đơn vị cũ của tôi mà cả K10, C3 và những o du kích, những cán bộ địa phương hai huyện Phong _Quảng gắn bó với trung đoàn từ ngày chúng tôi đứng chân ở đây.
Mới hôm nào chúng tôi còn gặp nhau, giao lưu trong những ngày xuân Ất mão. Phó chính ủy trung đoàn qua đơn vị tôi, anh nói chuyện với chúng tôi về triển vọng của năm nay, về thời cơ mới trong chiến tranh..tôi chỉ nhớ anh nhắc đến câu thơ :
Thời cơ như cánh chim bay
……………………………
Lâu quá tôi không thể nhớ nổi, nhưng ý anh nói phải biết nắm lấy thời cơ, trong một đời người hay như trong thời cuộc, khi thời cơ đến không biết nắm lấy sau này sẽ vô cùng hối tiếc và là có tội với nhân dân, với tổ quốc.
Vậy mà hôm này nhìn những người lính từ đồng bằng lên, từng tốp nhỏ súng không đạn, khiêng cáng nhau lòng nặng trĩu. Theo lên là những tin dữ bay về :
Phó chính ủy ( anh Cảnh) và chính trị viên tiểu đoàn Chu Phương Đáo cùng rất nhiều đồng đôi khác đã không trở về. Các o Tiệm, Đào, Bé..những cán bộ địa phương rất đa năng và xinh đẹp cũng không về. Những “ thiên nga Việt cộng” (lính Sài Gòn gọi họ như vậy mỗi khi họ cầm loa xuất hiện trên chiến tuyến) đã vĩnh viễn nằm xuống ở tuổi xuân thì, cái tuổi đẹp nhất của thời con gái làm bao chiến sĩ chúng tôi ngẩn ngơ thương xót.
Tôi xin được trích một số đoạn hồi ức của các cán bộ lực lượng địa phương Phong Quảng hồi ấy :
Anh Hoàng Ngọc người đồng đội sát cánh chiến đấu cùng các O ngày đó.( Nguyên giám đốc đài phát thanh truyền hình Huế):
“…Nguyễn Thị Bé, Văn Thị Vững, Phạm Thị Đào, Văn Thị Thắm - tay loa, tay súng tất bật ngược xuôi. Tiếng hát trong trẻo, ngọt ngào của mấy O gái Phong Lai man mác lan tỏa trong sương sớm :
- Chua me nấu với hến tiền/ Chồng chan vợ húp hơn tiên trên đời/ Ngậm vàng mà đắng anh ơi/ theo chi giặc Mỹ một đời nhuốc nhơ.
- Thời loạn anh đi xa, quê nhà đêm mong ngày đợi/ Nay hòa bình vui hội nước non/ Anh về hòa hợp xóm thôn/ Tóc xanh em giũ lòng son em chờ.
Thế mà chỉ 3 hôm sau 12/3 Nguyễn Thị Bé và Văn Thị Vững đã hy sinh trong trận đánh phản kích ở Triều Dương. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài 30 năm trên vùng cát quê tôi. Sáu cô gái Quảng Điền đã dâng hiến tron vẹn cuộc đời trong trắng, cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.”
- Chua me nấu với hến tiền/ Chồng chan vợ húp hơn tiên trên đời/ Ngậm vàng mà đắng anh ơi/ theo chi giặc Mỹ một đời nhuốc nhơ.
- Thời loạn anh đi xa, quê nhà đêm mong ngày đợi/ Nay hòa bình vui hội nước non/ Anh về hòa hợp xóm thôn/ Tóc xanh em giũ lòng son em chờ.
Thế mà chỉ 3 hôm sau 12/3 Nguyễn Thị Bé và Văn Thị Vững đã hy sinh trong trận đánh phản kích ở Triều Dương. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài 30 năm trên vùng cát quê tôi. Sáu cô gái Quảng Điền đã dâng hiến tron vẹn cuộc đời trong trắng, cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.”
Anh Nguyễn Trung Chính Bí thư Quảng Điền ( nguyên phó bí thư thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế):
“..Ở địa điểm tập kết chúng tôi tổ chức hai bộ phận đặc biệt để giải quyết một số việc cấp thiết. Một bộ phận lo mai táng các đồng chí đã hy sinh. Một bộ phân bao gồm cán bộ chiến sĩ K15 do anh Tắc, tiểu đoàn trưởng, chỉ huy chịu trách nhiệm chuyển thương binh lên hậu cứ và cũng để giảm bớt lực lượng dưới đồng bằng. Do ta đánh mạnh trên diện rộng cả đồng bằng và giáp ranh, địch điều động bộ binh và xe tăng chốt chặn dày đặc dọc quốc lộ 1 từ An Lỗ đến Phò Trạch. Phải mất 3 đêm ròng rã ta mới chuyển hết thương binh lên cứ..Sau này ,cứ mỗi lần nhớ lại những đêm tháng 3 năm ấy, nước mắt cứ ứa ra. Tối 12/3/1975 nhằm đúng 30 tháng giêng năm Ất Mão, mưa lâm thâm, gió lùa lạnh buốt, chúng tôi tiễn biệt anh chị em đồng đội về cõi vĩnh hằng trong âm thầm lặng lẽ không một cây hương, không một cách hoa, răng cắn chặt môi đến ứa máu để giằng nén nỗi đau giữ chặt trong lòng.Tiếc thương biết chừng nào những cô gái Quảng Điền lòng còn trinh trắng ( Nguyễn Thị Bé, Huyện ủy viên, bí thư Đảng bộ; Nguyễn thị Tiệm và Văn Thị Vững cán bộ công tác xã Quảng Thái; Lê Thị Đào cán bộ công tác xã Quảng Ninh) đã hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng quê hương.”
Nhớ những ngày 1973 khẩu đội 12,7ly chúng tôi chốt ở Ồ Ồ nằm trên hành lang xuống đồng bằng của anh chị em địa phương. Mỗi lần họ “xuống ấp” đều dừng chân nghỉ uống nước ở khẩu đội chúng tôi và bao giờ cũng có quà cho chúng tôi, lúc thì gói bột ngọt, gói thuốc ru bi..vv.Cánh lính trẻ chúng tôi vẫn thường ngồi ngắm các O, họ đẹp lắm! Tôi chẳng thể quên dáng áo bà ba , đầu đội mũ tai bèo, đeo cái gùi nhỏ cùng khẩu AK báng gấp, mùi xa bông Camay quện với mồ hôi của bụi đường làm chúng tôi ngây ngất…, lính trẻ chúng tôi ngưỡng mộ, mê đắm nhưng tuyệt nhiên không ai dám tán tỉnh, bởi phần nhiều các O đã 24, 25 tuổi, lớn hơn chúng tôi vài ba tuổi đời. Nhưng cầm súng đã 9,10 năm nay, gấp mấy lần tuổi quân chúng tôi.
Vậy mà hôm nay họ đã không về…
Xót xa, chúng tôi cảm thấy như phần nào có lỗi vì đã không giữ được Phổ Lại, để tạo hành lang xuống đồng bằng tiếp ứng cho các đồng đội và các anh các chị. Thực sự d2 ở Phổ Lại đã rất ngoan cường nhưng vì chỉ có một mình e4 , lực lượng ta mỏng quá, không thể nào giữ nổi.
Đồng bằng phải rút lên, Phổ Lại không giữ được phải chăng trong đợt 1 của chiến dịch, e4 chúng tôi thất bại Huh
Để diễn giải sự việc này tôi lại trích những gì bác Xuân Thiều nói :
“…Sau mấy ngày hoạt động tích cực chiến đấu trong điều kiện gian khổ và căng thẳng, theo tư tưởng chỉ đạo chung và dựa vào thực tế tình thế khách quan, các lực lượng tập trung ở Quảng Trị rồi đến Thưa Thiên lần lượt rút lên giáp ranh chấn chỉnh củng cố, rút kinh nghiệm, sau khi cắm lại lực lượng nhỏ để nắm dân chuẩn bị cho đợt hoạt động mới.
Đây là cuộc rút lui vì không đạt được ý đồ ban đầu chăng? Trên thực tế thì không hẳn thế.Ta đã diệt hàng ngàn tên địch, tuyên truyền tổ chức quần chúng trên một diện rộng lớn 150 thôn khắp hai tỉnh Trị Thiên. Ngay sự có mặt của 2500 tay súng cùng lực lượng cán bộ chính trị giữa vùng đồng bằng, mà trước đây địch coi như những thôn ấp loại A, an toàn 100% đã là sự kiện kinh thiên động địa…..
Tuy nhiên nhận thức cho ra nhẽ vấn đề này cũng không đơn giản. Tình hình thực tế lúc này,quả thật cũng có mặt phức tạp. Ở một số nơi, trong lúc đánh địch phản kích ta có tổn thất nhất định, Có đồng chí cán bộ lắc đầu kêu rằng, đồng bằng quả là “khó xơi”. Ngay như tôi cũng vậy, khi được tin lực lượng đồng bằng ta đã rút lên hết, trong lòng không được vui, một chút xót xa, một chút băn khoăn cho công lao vất vả của cán bộ, chiến sĩ. Không hẳn là dao động, nhưng có điều gì đó gợi buồn. Hôm qua vừa được tin một người bạn phó chính ủy trung đoàn 4 ( anh Cảnh) đã hy sinh ở đồng bằng khi địch phản kích vào thôn Vĩnh Nầy, …”
Đây là cuộc rút lui vì không đạt được ý đồ ban đầu chăng? Trên thực tế thì không hẳn thế.Ta đã diệt hàng ngàn tên địch, tuyên truyền tổ chức quần chúng trên một diện rộng lớn 150 thôn khắp hai tỉnh Trị Thiên. Ngay sự có mặt của 2500 tay súng cùng lực lượng cán bộ chính trị giữa vùng đồng bằng, mà trước đây địch coi như những thôn ấp loại A, an toàn 100% đã là sự kiện kinh thiên động địa…..
Tuy nhiên nhận thức cho ra nhẽ vấn đề này cũng không đơn giản. Tình hình thực tế lúc này,quả thật cũng có mặt phức tạp. Ở một số nơi, trong lúc đánh địch phản kích ta có tổn thất nhất định, Có đồng chí cán bộ lắc đầu kêu rằng, đồng bằng quả là “khó xơi”. Ngay như tôi cũng vậy, khi được tin lực lượng đồng bằng ta đã rút lên hết, trong lòng không được vui, một chút xót xa, một chút băn khoăn cho công lao vất vả của cán bộ, chiến sĩ. Không hẳn là dao động, nhưng có điều gì đó gợi buồn. Hôm qua vừa được tin một người bạn phó chính ủy trung đoàn 4 ( anh Cảnh) đã hy sinh ở đồng bằng khi địch phản kích vào thôn Vĩnh Nầy, …”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!