Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

3.Ngán nướng Hạ Long

Ngán nướng

Con ngán thường nhỉnh hơn con ngao một chút, vỏ sần sùi (không trơn như vỏ ngao), vỏ màu trắng và sống sâu dưới bùn.
Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn, mặt nước động, sóng sánh là ngán chui nhanh xuống dưới bùn để trốn kẻ thù.
Vào mùa ngán, các ngư dân khai thác ngán thường phải lội rất sâu dưới bùn mới có thể móc được con ngán, có thể như thế mà con ngán mang tiếng là ngán chăng?
Kinh nghiệm dân ăn nhậu nhận thấy không ở đâu ngán ngon được như ngán sống tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.
Thường người ta chỉ hấp tái thôi, chín quá ngán sẽ mất ngon. Ngán hấp hoặc nướng ăn thường có vị mặn chát, chất ngọt thấm dần qua vị chát tê tê đầu lưỡi khiến dư vị mãi không thôi.
Tiệc tàn, chủ quán có thể nấu món cháo ngán ra để mời các thực khách, với mỗi bát cháo ngán thường chỉ để khoảng 2-3 con ngán là đã ngon lắm rồi.
Để có một bữa tiệc ngán thoải mái trong các nhà hàng ở Hạ Long thực khách phải bỏ ra số tiền không nhỏ mà chưa chắc đã được ăn món ngán bắt tại Quảng Ninh!
Anh em chúng tôi cũng 'hùng dũng' gọi một đĩa có khoảng 5 con bé tí, nhấm nhấm xem có ngọt lịm như quảng cáo không, tôi thì chẳng rõ, còn bác Nhất Trung hay đi câu không rõ còn lưu cảm giác gì đặc biệt không?

3 nhận xét:

  1. Hình như kể lẫn chuyện con "ngán" và con "tu hài"?
    Chỉ có con tu hài là nằm dưới bùn thò một vòi có hai ống hút/xả lên.
    Tu hài ăn phù du trong nước biển bằng cách hút nước vào lọc nên nó có tác dụng làm sạch môi trường (chả được bao nhiêu). Vì cái vòi co giãn ấy mà tu hài đắt giá :-)

    Trả lờiXóa
  2. tại sao Hạ long có NGAO lại cón có NGÁN??? hay theo lẽ trời là NGAO NGÁN????

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!