Hôm rồi ở Vườn treo nói chuyện mạng, chuyện blốc bleo, nói về mấy cái blog của mấy ông nhà văn, tôi nghe có bác nói: "...Nhà văn chỉ nên làm đúng việc sáng tác của nhà văn...". Hôm nay được ABS "giới thiệu" về bài dưới đây trên blog Nhật Tuấn nghiệm lại, thấy bác ấy nói "như đúng rồi" và còn biết thêm được:
Nhà thơ Xuân Sách (Internet) |
(Trích) "Năm 1992 một sự kiện ầm ĩ nổ ra trong giới xuất bản. Chuyện bắt đầu từ tập thơ “Lên chùa” của nhà thơ Xuân Sách vốn được sáng tác lai rai từ 30 năm trước. Vào một dịp thăm Xuân Sách ở Vũng Tàu, tướng Trần Độ ghi âm Xuân Sách đọc gần 100 bài thơ này. Cuối năm 1992, nhà văn Hoàng Lại Giang lúc đó là Trưởng Chi nhánh NXB Văn Học tại TP HCM được nghe cuốn băng này và đề nghị Xuân Sách cho xuất bản với tên “ CHÂN DUNG NHÀ VĂN”...(hết trích)
Để không bị mất bài (phòng rủi ro mạng "dở hơi") mang về các bác đọc chơi.
Mặc dầu NXB Văn học đã phải rào trước đón sau trong lời nói đầu :
“ Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút Việt Nam.
Cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình,
những gì chưa vượt qua được trên chặng đường quanh co của lịch sử và
thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn của người cùng
hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân
gian vốn là vũ khí. Ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía
trước.Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm
cho những gì bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân
dung.Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong
văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc, bằng chính
những tác phẩm có giá trị của mình. Bạn đọc và thời gian đã là người
đánh giá chính thức và công bằng nhất đối với họ. Rất mong độc giả và
các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và lượng
thứ cho những khiếm khuyết. “
Nhưng khi sách in xong, chưa kịp phát hành, nhà văn Hoàng Lại Giang cho biết :
”
Phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến.Những
nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn
tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”
Một
cuộc họp của Bộ Văn hóa diễn ra, với năm đại diện: Ba thứ trưởng (Phan
Hiền, Huy Cận, và Nông Quốc Chấn), đại diện Hội Nhà văn Vũ Tú Nam, cùng
Giám đốc NXB Văn học Lữ Huy Nguyên quyết định không thu hồi nhưng niêm
phong số bản in 3000 cuốn. 20 năm sau, cho tới tận bây giờ, số sách này
vẫn bị chôn dưới hầm cầu thang chi nhánh NXB Văn Học tại 290/20 Nam kỳ
Khới nghĩa Q3 TP HCM, chắc đã làm mồi cho mối.
Trước
hết, hãy nghe nhà thơ Xuân Sách tâm sự về cái “cảm hứng chủ đạo” khi
viết tập thơ “Lên chùa” sau đổi thành “Chân dung nhà văn “ :
“Trước
đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy
thiêng liêng bí ẩn. Đây là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ,
rất đáng yêu mến, dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi cử
chỉ, mỗi hành động, lời nói của họ có thể trở thành giai thoại, và cả
tật xấu nữa dường như cũng đứng ngoài vòng nhận xét thông thường... Tóm
lại đó là thế gìới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tấp
tểnh nuôi mộng viết văn như tôi. “
Nhưng rồi khi tiếp cận với họ, ông cảm thấy “vỡ mộng “:
“ Khi
tôi được về Hà Nội vào cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh
nước ta quân đội có vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn
chương), tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước.
Điều
tôi nhận ra là, ngoài cái phần tôi hiểu trước đây, thì thế giới nhà văn
còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng
sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính
cách nhà văn…Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của
những nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn
khoăn tự hỏi: ''Sao thế nhỉ, với bề dầy tác phẩm như thế, với
vị trí trong xã hội như thế, trong lòng người đọc như thế, sao họ còn
ham muốn những thứ phù phiếm đến thế... Một chức vụ, một quyền lực, một
chuyến đi nước ngoài... Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và
nhất là phải sợ hãi'' . Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ
qua. Hơn nữa, nếu ''Vẽ'' được chính xác những chân dung đó, thì bộ mặt
xã hôi thời đại mà họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên.”
Và thế là Xuân Sách đặt bút viết tập thơ “Lên chùa” hàm ý gặp 100 pho tượng tức 100 chân dung ở đó. Nhà thơ Xuân Sách kể lại :
“Hồi
đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm đã được giải thưởng các
cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện ngắn của anh
''Trên biển lớn''; ''Xóm mới''; ''Cỏ non'' và tên cái truyện đầu tay
được nhắc đến: ''Thư Nhà''. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy :
“Trên Biển lớn lênh đênh sóng vỗ
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.
Tôi
đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc
nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào
túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi
cạnh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương. Mặt Hồ
Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run, Nguyễn Khải nói như cách
sỗ sàng của anh :
- Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi !
Tôi
hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi
hiểu ngoài cái nghĩa thông thường, bài thơ còn chạm vào tích cách và
đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn có gì quan trọng hơn tính cách, và
tác phẩm. Bài thơ ngụ ý, Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa cũng không
vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ ''Buồn tênh lại giở thư nhà ra
xem''!
Bài thơ về Hồ Phương đã trở thành bài đầu tiên mở đường cho vệt thơ “Lên Chùa” trong suốt 30 năm của Xuân Sách.
Mùa xuân năm Nhâm Thân (1992) ,vào dịp lần đầu tiên xuất bản tập thơ ông phát biểu :
“
Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người
cũng là của một thời. Câu thơ “Từ thủa tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu
sỏi đá chưa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết,
tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại.
Đã đành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết,
nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ
khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, còng lưng quỳ gối trước quyền uy,
mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói
quá cũng dễ hiểu. Cái con quỷ ám nếu có thì cũng là ảnh hưởng những
cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời
cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau ! Những
bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó. Không phải kỳ lạ nhưng
cũng độc đáo. Nó được lan truyền đến nay đã 30 năm. Đã có nhiều bài
''khảo dị'', nhiều bài ‘’ngoài luồng’’ cũng được gán cho tác giả, bây
giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là ''một cái gì đó'',
như có người đã nói nên mới tồn tại được, nếu có ích thì tác giả lấy làm
mãn nguyện.”
Và
chính với “cảm hứng chủ đạo” có phần thất vọng về phẩm chất nhà văn,
tuy Xuân Sách gọi là viết “chân dung” mà thực ra ông đã vạch trần “chân
tướng “ nhà văn vậy
Ông tên thật là Ngô Xuân Sách, sinh ngày 4-7-1932
tại Trường Giang, Nông Cống, Thanh Hoá. Năm 1960, ông bắt đầu công tác
tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông làm Phó
Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 1987, ông chuyển vào làm Chủ tịch Hội
Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 1997. Đầu năm 2008, nhà thơ Xuân Sách
chuyển ra Hà Nội sống với con gái để có điều kiện chữa bệnh suy gan và
suy thận. Thế nhưng, do tuổi cao sức yếu, sau mấy ngày nằm ở bệnh viện,
khuya ngày 2-6 nhà thơ Xuân Sách đã lặng lẽ từ biệt cõi đời .
Đọc
Xuân Sách trước tiên ta cảm phục lòng dũng cảm của ông. Văn học Việt
Nam vào những năm “trời đất nổi cơn gió bụi”, những năm thập kỷ 1970, xã
hội còn chìm đắm trong nền kinh tế bao cấp, văn hoá văn nghệ bị “quản
lý” đến nghẹt thở vậy mà Xuân Sách cả gan vạch trần chân tướng của tất
cả những văn thi sĩ đang cúc cung tận tuỵ hiến dâng tài năng và tâm
huyết cho …Đảng, cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
Đầu sổ là nhà thơ Tố Hữu, chủ soái của văn hoá nghệ thuật của Đảng, Xuân Sách vẫn không sợ , vẫn xỏ xiên :
“Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây…”
Với nhà thơ Chế Lan Viên, thi sĩ “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”, Xuân Sách thằng tay ra đòn :
“ Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu
Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy
Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy
Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa
Trưước
1945, nhà phê bình Hoài Thanh nổi tiếng với cuộc tranh luận “ nghệ
thuật vị nghệ thuật , nghệ thuật vị nhân sinh ?”, từ sau cách mạng chỉ
còn là một anh hề đồng “ca ngợi cấp trên”, bởi thế Xuân Sách hạ bút :
“ Vị nghệ thuật nửa đời người
Nửa đời sau lại vị người cấp trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thủa bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan”
Nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng nổi đình đám với “ Vang bóng một thời”, nhưng từ sau cách mạng ông tự tước bỏ gai góc, xù xì để trở thành một nhà văn chỉ “ngợi ca chế độ” :
“ Vang bóng một thời đâu dễ quên
Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên
Chén rượu tình rừng cay đắng lắm
Tờ hoa lại chút lệ ưu phiền”
Nhà thơ Lưu Trọng Lư, “con nai vàng “ đã thành “vờ ngơ ngác” để leo lên tới chức Vụ trưởng Vụ văn nghệ :
“ Em không nghe mùa thu
Mùa thu chỉ có lá
Em không nghe rừng thu
Rừng mưa to gió cả
Em thích nghe mùa Xuân
Con nai vờ ngơ ngác
Nó ca bài cải lương…”
Nhà thơ Huy Cận ngày xưa với “Lửa thiêng", từ sau khi đi theo cách mạng, thơ ông cũng “nói dối” :
“ Các vị La hán chùa Tây Phương
Các vị gầy quá còn tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến trường như trảy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu ?”
Nhà thơ Xuân Diệu ngày xưa có "Thơ thơ", nay thì :
"Hai đợt sóng dâng, Một khối hồng
Không làm trôi được chút Phấn thông
Chao ơi Ngói mới, nhà không mới
Riêng còn chẳng có, có gì Chung"
"Hai đợt sóng dâng, Một khối hồng
Không làm trôi được chút Phấn thông
Chao ơi Ngói mới, nhà không mới
Riêng còn chẳng có, có gì Chung"
Nhà văn Nguyễn Đình Thi tuy làm quan cách mạng nhưng vẫn viết “con nai đen” ngụ ý xỏ xiên :
“Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ…”
Nhà văn Tô Hoài chỉ được “con dế mèn” từ thời trước cách mạng, sau đó “tàn phai” trong những tác phẩm viết phục vụ cách mạng :
“ Dế mèn lưu lạc mười năm
Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền Tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang”
Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với Bỉ vỏ , đi với cách mạng viết khá nhiều tiểu thuyết “đồ sộ’ về số trang nhưng chẳng mấy giá trị :
“ Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng Gầm sông Lấp mấy ai hay
Cơn bão đã đến dộng rừng Yên Thế
Con hổ già uống rươụ giả vờ say…”
Nhà văn Nguyễn Công Hoan ngày xưa với Kép Tư Bền từ sau cách mạng thì …hết lộc trời, còn lại chỉ viết truyện lăng nhăng :
“ Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi
Bới trong đống rác nên trời phạt
Trời phạt chưa xong bác đã cười..”
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh ngày xưa nổi tiếng làm thơ bí hiểm với câu thơ “nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm”. Than ôi từ ngày đi theo cách mạng, ông “làm công tác Hội” nhiều hơn làm thơ :
“ Xưa thơ anh viết không người hiểu
“Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”
Nay anh chưa viết người đã hiểu
Sắp sáng thì nghe có tiếng gà…”
Nhà văn Ngô Tất Tố sau cách mạng thời gian cầm bút ngắn ngủi cũng chưa làm nên dấu mốc nào sau “Tắt đèn” :
“ tại ba thằng mõ cỡ chuyên viên
Chia xôi chia thịt lại chia quyền
Việc làng việc nước là như vậy
Lộn xộn cho nên phải tắt đèn..”
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết mấy cuốn tiểu thuyết dày cộp nhưng cũng chỉ rặt một màu đỏ cách mạng :
“ Anh chằng còn sống mãi
Với thủ đô luỹ hoa
Để những người ở lại
Bốn năm sau khóc oà…”
Cứ
như vậy, không chừa một ai, từ những cây đại thụ trong rừng văn chương
cách mạng cho tới những thế hệ sau, chỉ bằng một khổ thơ ngắn, bằng
những cái tựa sách, Xuân Sách đã tạc nên bức chân dung chân thực hơn bất
cứ một luận đề tâng bốc nào của mấy anh phê bình văn học “ăn theo nói
leo”.
Nhật Tuấn (còn tiếp)
(*) Tên bài do tác giả đặt.
Chắc có "tự họa" của Xuân Sách chứ nhỉ?
Trả lờiXóaĐúng là đã gần 20 năm nay tôi có copy bản viết tay của cụ Xụân Sách. Nay biết thêm là cụ Trần Độ đã ghi lại bằng máy ghi âm. Người tài (còn gọi là "trí nhớn) hay gặp nhau là thế. Cụ Độ là Tuớng văn nghệ nên yêu quý cánh văn, cụ Xuân Sách cũng từng là lính nên họ quý nhau.
Trả lờiXóaTiếc cho 3000 bản của cụ đang bị xếp xó!
Hy vọng sẽ lại được đọc các phần tiếp theo của bài viết. Cám ơn VNQ.
Trả lờiXóaChân dung các nhà văn
@KQ : Ô hô,thưa có chỗ chưa hỉu: "Người tài (còn gọi là "trí nhớn) hay gặp nhau là thế",cái sự 'gặp nhau' hàm ý cho phần đứng trước câu này hay phần sau ạ...?