Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2007

Thịt cầy và guot

Đọc bài gout của K8 lấy trên mạng xuống tôi thấy có đôi điều bất ổn. Các bác cứ lật mặt trái của tấm huân chương ra ngắm thì làm gì mà chả lắm chuyện. Đã có số liệu thống kê nào cho thấy tỉ lệ mấy thằng đi cà nhắc ngoài đường chiếm bao nhiêu % là do thịt cầy chưa? Điều oan ức này đâu dễ gì minh chứng. Đó là chưa kể tác giả bài báo này nó ăn lương của “Hội bảo vệ thú cưng” hoặc là người của bên “Ủy ban kế hoạch hóa gia đình” không chừng!?

Tôi có chơi với một số anh em là bác sĩ, lại khoái tìm hiểu về y lý nên thấy vấn đề không đến nỗi bi thảm như vậy.

Các bạn có biết vì sao dạo này dân ta nhiều người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ rồi thì colesteron cao, gout, tim mạch, ...? Ngày xưa có mấy người may mắn được mắc cái bệnh nhà giàu này? Hóa ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó.

Hôm rồi tôi có phỏng vấn một bác sĩ Trỗi: Tại sao mấy thằng Tây nó chén thịt, mỡ, bơ sữa như điên mà tỉ lệ người mắc những bệnh loại này thấp hơn hẳn dân mình? Dân mình mà chén như tụi nó chắc giờ này chắc chôn hết cả đám?

BS Trỗi giải thích rất chi là uyên bác: Cái thằng Tây nó sướng đã ngàn đời nay rồi. Bộ gien của chúng trong quá trình tiến hóa đã thích nghi với cái sướng, bây giờ chúng sướng tiếp nên sức khỏe chả hề hấn gì. Tôi tạm gọi là “gien ăn thịt” cho dễ nhớ.

Thằng Ta thì khác, phải chịu khổ bao đời, thậm chí còn được nâng lên thành truyền thống - “truyền thống chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn”. Cái bộ gien của dân mình là “gien ăn cỏ”... Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, gần hai chục năm nay đời sống của dân ta được nâng lên, cơm nước đầy đủ, thịt cá dồi dào. Các bọ đánh chén trả thù những ngày đói kém. Thế là toi đời – bộ “gien ăn cỏ” không thể thích ứng kịp được với thịt cáo thịt cầy, các món đặc sản, ...

Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất cả triệu năm nữa “ gien ăn cỏ “ mới “ biến dị” từ từ, thích nghi với hoàn cảnh mới và lúc đó dân ta mới có thể mạnh miệng xơi như Tây được. Vậy đấy, ở đời làm quen với sung sướng đâu phải dễ!?

Lại nói chuyện hồi mới ở rừng về SG, lính chủ lực Miền bác nào cũng la oai oái. Quen kiểu nằm võng lưng cong như con tôm, giờ nằm đệm mút kêu mỏi lưng không chịu nổi, cứ tìm cái chấn song cửa mắc võng tòng teng. Bật máy lạnh thì sổ mũi, cảm cúm khụt khịt. Chén đồ xịn thì tào tháo đuổi ... Sự thật nhiều khi nó phũ phàng. Thậm chí có bác còn cảm thán: Tội nghiệp mấy thằng tư sản, chúng nó “chịu cực, vất vả” cả đời thế này thì làm sao sống nổi! Tôi rất bất bình với thái độ “thương tư sản” của anh em, nhưng nghĩ kỹ cũng thấy có cái lý của nó. “ Số sướng”, “số khổ” là vậy.

Giờ lại nói chuyện anh em mình. Có một số đồng chí bị guot đấy nhưng lại có tật ham vui. Cứ họp mặt anh em là mò đến, anh em vui quá mà. Cái tình nghĩa bạn bè thiêng liêng đâu có dễ gì bỏ được. Nhìn các bác gắp miếng thịt, chiêu ngụm bia mà mặt nhăn như khỉ dính mắm tôm là tôi xót cả ruột. Chẳng lẽ anh em nó nhậu tì tì , mình ngồi “ngắm” thì quả là thử thách quá lớn. Rõ ràng vấn đề “ăn nhậu có phương pháp” đang là chuyện cấp bách lắm thay!

Vì mình vẫn quan niệm mỗi lần nhậu là một lần học hỏi nên mới phát hiện ra lắm điều. Như vậy xin trở lại vấn đề kinh điển:

Đầu tiên là mình học ai? Học nhân dân. Học cái gì? Học những cái hay, cái đẹp mà mình chưa biết và cả những bài học rút ra từ những điều tồi tệ.

... Lúc này trong trong một quán cầy tơ. Ngay cạnh bàn tôi có một bố già, mắt lim dim như một kẻ mộ đạo đang sung sướng cho một miếng “tác nhân gây bệnh guot” vào miệng, nhai một cách đầy thành kính, mà lại “độc ẩm” mới sợ chứ . Bác ấy là “nhân dân” đấy, nhưng cũng lại là một thực khách không bình thường khi đòi lão chủ quán mấy cặp cẳng chó cạo sạch cho vào bịch nylon.

Tò mò, tôi kéo ghế xích qua – Bác mua cái đó làm gì vậy? À, để làm thuốc ấy mà – Thuốc gì ạ? Thuốc đặc trị.

Hóa ra ông bác mình năm nay đã hơn “sáu sọi”, có thâm niên 30 năm đạp xe ba gác, lỡ cống hiến cho xã hội bảy đứa con, đứa nào cũng béo tốt cả. “Nhờ trời, mẹ nó nhiều sữa quá” - ông bác nói.

- Qua sẽ đem mấy cái cẳng này, thui kỹ cho vàng hươm, cạo, rữa sạch, rồi đem hầm với đu đủ xanh. Bây giờ có nồi áp xuất rồi, lẹ lắm.

Cái vụ chân giò heo hầm, hổng là cái gì so với “thằng” này hết. Sau khi nêm nếm, hành ngò dô, má sắp nhỏ mỗi bữa dùng một tô, đảm bảo sữa bả nhiều như nước phongten! Bí kíp công nghệ của qua đó nghe!

Thằng “đầy tớ” nghe tới đây “sáng ra” liền và thấy có trách nhiệm phải “tổng hợp- đúc kết- nhân rộng mô hình” này lên..

Chương trình “xóa đói giảm nghèo là đây”. Dân ta rồi sẽ chẳng phải tốn tiền mua sữa Tây với giá trên trời dưới biển. Ngành y tế cũng sẽ được hưởng lợi từ vụ này không để đâu cho hết.

“Không gì tốt bằng sữa mẹ”, đài báo chẳng tuyên truyền ra rả đấy sao? Một thế hệ những thằng cu, cái hĩm phổng phao sẽ trưởng thành từ những bàn chân chó! Lũ nhóc này bao nhiêu đứa sẽ làm rạng danh đất Việt? Tương lai nước nhà sáng lạn lắm thay!

Trong tiến trình “chuyển dịch cơ cấu, mở mang ngành nghề”. Một ngành nghề mới đầy hứa hẹn, độc nhất vô nhị sẽ ra đời. Nghề này đảm bảo hiệu quả kinh tế lớn lao không để đâu cho hết - Đó chính là Nghề vắt sữa ...mẹ. Các bác Trỗi còn nghề gì thích hợp hơn thế, kiếm thêm đồng bạc dưỡng già ở tuổi về hưu?

Trong thực tế, các nhà máy chế biến sữa của ta đang gặp khó khăn gay gắt về nguyên liệu. Đàn bò sữa Củ Chi, Lâm Đồng chỉ như muối bỏ biển, chênh lệch cung cầu làm giá sữa tăng cao. Điều gì sẽ xảy ra nếu “bài thuốc” trên được áp dụng đại trà?

Viễn cảnh huy hoàng đang mở ra trước mắt, hàng chục triệu quý bà, quý cô thừa sữa nuôi con, phần dư ra sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, ổn định cho ngành công nghiệp sữa VN. Công ty Vinamilk sẽ có thêm sản phẩm mới tuyệt vời - “Sữa mẹ đóng hộp tiệt trùng”. Liệu thế giới có thằng nào “dám” cạnh tranh với ta không nhỉ?

Maximgorki từng nói “cả thế giới nương nhờ dưới hai bầu vú sữa”. Hồi trẻ mình cứ tưởng đó là nghĩa bóng văn chương, hóa ra nghĩa đen, tới giờ bạc đầu mới hiểu. Đúng là “ngu lâu” thật!

Đọc bài “ cảnh giác với bệnh guot” - lại nhìn dòng người nườm nượp vào ra các quán cấy tơ, mặt mũi tưng bừng, phấn chấn mới thấy “dân ta gan dạ anh hùng”...

Vì tương lai của đàn cầy quốc gia. Vì sức khỏe của các chiến binh trường Trỗi. Tôi muốn nói với các bạn rằng :

Bài báo trên là rất đáng quan tâm, nhưng thịt cầy cũng là bài thuốc tuyệt vời đấy chứ? Lời đáp công bằng chính là sự ăn nhậu có điều độ.

Sau khi đọc bài này, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu trong bàn nhậu có một chú Trỗi len lén thó ngay cái cẳng cầy đút túi!!!

2-9-07

12ly7

10 nhận xét:

  1. Viễn cảnh "vắt sữa mẹ" khiếp quá, làm lính Trỗi liệt não hết, không ai dám ho he gì nhỉ. HT

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài cảnh giác với bệnh gout, chúng ta đều hiểu nguyên nhân của bệnh là do đâu, mà thịt cầy lại là món khoái khẩu của nhiều người Việt, tất nhiên nguyên nhân sâu xa không fải do thịt cầy. Nhưng một khi đã bị Gout rồi, nếu vì thèm thịt cầy mà ta cứ xơi thì đó là tác nhân gây đau đớn cho người bị Gout. Không nói mọi người cũng đều hiểu, thịt cầy là loại thịt có nồng độ dinh dưỡng cao, người thích xơi thịt cầy mà đã bị gout cũng fải có chế độ kiêng khem nếu không muốn bị đau. Cái đau nhất….. thèm ăn mà “không dám ăn” và thèm uống… “không dám uống”. Khổ !!!!!

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ chế độ ăn uống và luyện tập điều độ để cân đối dòng dưỡng chất với chuyển hoá năng lượng sẽ làm cho bệnh tật ít hơn.
    Các bác cứ chén cho sướng cái mồm, chả vận động gì cả ngày lẫn đêm, thức ăn tiêu đi đâu được, bệnh là phải.
    Mỗi ngày các bác ăn một bữa chay, mỗi tuần nhịn một bữa thịt thì chắc là dễ thấy ngon hơn.
    Nghe đâu lời sau đây là của tướng Đ.Đ.Thiện: "bỏ thuốc lá ... hút lại rất ngon".

    Trả lờiXóa
  4. Sướng nhất là khi nghe lý thuyết mới về "gen ăn thịt". Có lẽ thế thật?
    Thật ra các bác ham múc nhiều quá, luôn thèm ăn mà không thèm vận động. Như ông PN mỗi lần đau lại ôm chân khóc lóc. Sướng mồm khổ chân là thế! (Người ta khổ chân khác, còn mình thì khổ chân đi giày). Đến là nhục!!!
    Cáng Kiền

    Trả lờiXóa
  5. - Tôi cũng đã từng nghe nói về "bài thuốc" này, thậm chí người ta còn khuyên khi hầm nên bỏ thêm cái đuôi chó vào . Cái ấy để dành cho quý ông, đảm bảo cả nhà cùng vui vẻ.
    -"Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra", cổ nhân đã dạy.Cái gì quá mức cũng đều có chuyện.
    - Đề nghị tác giả cho biết địa chỉ Trường dạy "nghề ấy" ở đâu, thời gian học và phí bao nhiêu để ae tiện liên hệ.
    TM

    Trả lờiXóa
  6. Ở ngoài Bắc khi phụ nữ sinh nở, muốn có nhiều sữa cho con bú, theo cách dân gian thì hay dùng chân giò lợn ninh với đu đủ, cực kỳ nhiều sữa luôn, thậm chí có thể đủ dùng cho cả "ông xã" nữa. Không tin, bác nào có vợ trẻ cứ thử xem...Hi !!!
    Vnq

    Trả lờiXóa
  7. Được mời một bữa thịt chó trưa ngày mai tự nấu ở cơ quan (hụt bữa đúng một tuần trước). Chả nhẽ làm cái phóng sự. Nói suông mãi, chán.

    Trả lờiXóa
  8. Trưa mai bác Thành nhớ nhằm mấy cái chân "cẩu" trong bát xáo măng mà đ/c 12ly7 đã giới thiệu, xem nó có hiệu nghiệm với cánh đàn ông không nhé và cũng nên có "phóng sự" về nó!!!
    Vnq

    Trả lờiXóa
  9. Chán thật, hồi xưa hao tốn sức khỏe để kiếm tiền, nay tốn tiền để kiếm sức khỏe.
    Có anh khuyên nên ăn chay, tuần 1 lần. Cũng được, miễn anh nớ cam kết rằng, (tuy) ngày ăn chay (nhưng) tối ngủ mặn, là được.
    Ngoài cái tác dụng tích cực của chân chó như đã nêu ở trên, còn 1 món có tác dụng tương tự, đó là thịt con dơi quạ. Phụ nữ ăn vào, sữa ra như cái rôbinê công cộng ở ga Hàng cỏ.
    HCQuang K4

    Trả lờiXóa
  10. I would like to exchange links with your site uttroi.blogspot.com
    Is this possible?

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!