Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Năm Ngọ – Nói chuyện ngựa-Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại:

Ngựa là một biểu tượng cho sự nhanh lẹ, thăng tiến, trí thông minh và sức mạnh. Không những đi vào lịch sủ, truyền thuyết, Ngựa còn được xem là 1 linh vật trong đời sống tâm linh của con người. Ngày nay, trong nhà thường treo những bức tranh , những bức tượng hình ngựa nhằm mong muốn sự may mắn trong đời sống, thăng tiến trong công việc và sức khỏe dồi dào.
Là linh vật may mắn biểu trưng cho năm Giáp Ngọ 2014,  ngựa không những là con vật trung thành nhất, còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Từ con vật đời thường, với bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó, thần thánh nó, huyền thoại nó do đó ngựa đã trở thành hình tượng nghệ thuật, trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh


Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn…
Hình ảnh những chú ngựa luôn đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và thăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.
Cùng hướng tới đầu xuân Giáp Ngọ 2014, xin mời các bạn cùng tìm hiểu về những chú Ngựa đã ghi danh mình vào huyền thoại thế giới:

Ngựa  Kan Tha Ka trong Phật giáo: Nó được miêu tả là “có chiều dài 18 thước và có chiều cao tương xứng”. Loài vật này có lông màu trắng. Kan Tha Ka là con ngựa yêu quý của Đức Phật Siddhārtha Gautama. Con vật đặc biệt này đã trốn khỏi cung điện của gia đình Gautama khi ông quyết định trở thành nhà tu hành. Sau khi chết, Kan Tha Ka đã tái sinh thành học giả – người sau này có chuyến hành trình tu luyện đạt được sự giác ngộ.

Bốn con ngựa của Apocalypse trong Thần thoại Kitô giáo: Chúng là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết. Trong sách Khải Huyền, 4 con ngựa trên được coi là dấu hiệu của sự phán xét cuối cùng trong suốt Ngày tận thế. Chúng có màu sắc khác nhau, lần lượt là: trắng, đỏ, đen và xanh xám hay xanh lá cây. Những con ngựa này đã trở thành nhân vật trung tâm trong thuyết mạt thế của đạo Kitô trong suốt thiên niên kỷ đầu hình thành tôn giáo này. Chúng cũng được mọi người biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.

Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu: Loài vật này được mô tả là có 8 chân và sở hữu sức mạnh vô địch, không thứ  gì có thể khiến nó chạy chậm lại. Theo truyền thuyết, Sleipnir có khả năng đến Hel. Có một lần, Hermod đã cưỡi Sleipnir đến Hel để giải cứu anh trai Balder.
Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, bài thơ, bài hát, sách báo và phim ảnh.

 Ngựa Gỗ trong truyền thuyết thành Troy : xuất hiện từ cuộc chiến dài 10 năm giữa thành Troy và Hy Lạp. Khi cuộc chiến vẫn đang căng thẳng,người Hy Lạp đã dựng 1 con ngựa gỗ khổng lồ và tặng cho thành Troy với ý định cầu hòa. Người dân thành Troy đã vui mừng nhận món quà và đem nó vào trong thành. Đêm hôm đó, khi người dân thành Troy ngủ say, những lính Hy Lạp trốn bên trong con ngựa đã lẻn ra ngoài và tấn công thành Troy.

Bạch Long Mã trong Tây Du Ký : Bên cạnh những ” thần mã ” lịch sử như  Ô Truy, Xích Thố, Đích Lư, Tuyệt Ảnh,..có thể nói Tiểu Bạch Long trong bộ phim Tây Du Ký là một chú ngựa thành công và nổi tiếng khắp thế giới. Là 1 trong 4 đồ đệ của Tam Tạng, chú ngựa Bạch Long là hóa thân của hoàng tử long cung do phạm tội mà thành.

Nhân Mã trong thần thoại phương Tây : Nhân mã là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Trong thần thoại Hy Lạp, nhân mã cùng tồn tại với con người, các anh hùng và các thần nhưng sống tại vùng núi củaThessalía

Ngựa Sắt của Thánh Gióng : có lẽ phải nhắc đến nhất trong cổ tích Việt Nam là chú ngựa Sắt mà Thánh Gióng đã xin nhà vua rèn cho và cùng người ra trận. Khi dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa Sắt bay về trời.

Với người am hiểu, ngựa Xích Thố được thừa nhận như vua của các loài ngựa và thực tế loài ngựa này không quá hiếm, hiển hiện trong khá nhiều lĩnh vực của đời sống.
Thế nhưng cũng không ít người lại cứ ngỡ loài ngựa này chỉ có trong truyền thuyết dân gian, gắn với những vị thần tướng, những chiến công hiển hách.

Đi tìm huyền thoại

Trong 12 con giáp, ngựa là loài vật thông minh, trung thành và hùng dũng trong trận mạc. Hình tượng ngựa là biểu tượng của tài lộc, thành công, sung mãn. Tiếng hí của ngựa còn là niềm kiêu hãnh và tự do thanh khiết. Trong hàng trăm giống ngựa quý thì ngựa Xích Thố luôn là tâm điểm chú ý của các trường đua trong và ngoài nước. Thời xưa, ngựa gắn liền với chiến tranh, đóng vai trò vận chuyển và tham chiến dũng mãnh. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi ngựa Xích Thố chỉ có trong truyền thuyết văn chương, không có thật ngoài đời.

Người xưa truyền lại rằng ngựa Xích Thố có màu đỏ rực như lửa.

Theo các sử gia, ngựa Xích Thố được xem như những thần mã của lịch sử Trung Quốc. Tiểu thuyết Tam Quốc Chí của La Quán Trung có đề cập đến ngựa Xích Thố mà Quan Vũ thường cưỡi xông pha trận mạc. Sau này khi Quan Vũ bị sát hại, Xích Thố cũng thuộc về người khác nhưng chỉ mấy hôm sau thì ngựa nhịn ăn chết theo chủ.

Theo các chuyên gia, ngựa Xích Thố khá đa dạng cả về kích thước lẫn màu sắc. Người xưa truyền lại rằng loài ngựa Xích Thố chính hiệu màu đỏ rực như lửa, tuyệt đối không có một loại tạp lông nào. Thậm chí, mồ hôi của loài ngựa này cũng có màu đỏ như máu nên còn có tên là Hãn Huyết Bảo Mã. Tuy nhiên, thực tế thì không thể có loài ngựa nào đỏ rực như lửa được. Ngay loài ngựa bạch cũng không phải bạch hẳn mà có màu hồng nhạt ở mắt và bộ phận sinh dục.

Xã Lãng Công của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) là một địa chỉ thu hút các lái buôn ngựa chuyên nghiệp tìm đến. Theo lái buôn tên Quang: “Hiện nay có rất nhiều loài ngựa khác nhau quy tụ về đây, trong đó ngựa Xích Thố là có giá cao nhất. Thường thì giống ngựa này rất to lớn, có màu nâu đậm hoặc sậm đỏ. Người mua giống ngựa này thường là để huấn luyện trong các trường đua ở TP.HCM”.

Đẳng cấp của sự mạnh mẽ và sung mãn

Chính sự dũng mãnh của loài ngựa Xích Thố nên nhiều người muốn được sở hữu dù giá cao. Nhiều người có thú vui sưu tập ngựa tốt, ngựa đẹp đều muốn có một con Xích Thố. Sự oai hùng, mạnh mẽ của Xích Thố là thước đo đẳng cấp chịu chơi và biết chơi của chủ nhân. Thậm chí một số trường đua còn có được nhiều ngựa Xích Thố huyền thoại có giá trị hàng tỉ đồng. Đáng chú ý ở Trường đua Phú Thọ, có những con ngựa giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng.

Ngựa bạch huyền thoại

Ngựa  Kan Tha Ka trong Phật giáo

Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu

Bốn con ngựa của Apocalypse trong Thần thoại Kitô giáo

Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp

Nhân Mã trong thần thoại phương Tây

Ngựa Xích Thố-thần mã của lịch sử Trung Quốc

Ngựa Gỗ trong truyền thuyết thành Troy

Bạch Long Mã trong Tây Du Ký

Ngựa Sắt của Thánh Gióng Việt Nam
TH. Sưu tầm từ Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!