Đọc các ý kiến phản hồi bài dưới đây của các cựu chiến binh chiến trường Quảng trị, không biết mấy bác Trỗi - CCB Quảng trị có cảm giác thế nào?
CCB TRUNG ĐOÀN 27 PHẢN ỨNG HỒI KÝ CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN HUY HIỆU
NTT: Trên nhiều blog cá nhân, hiện đang đăng tải nhiều ý kiến và bài viết của các Cựu chiến binh Trung đoàn 27, đơn vị đã chiến đấu 81 ngày ở thành cổ Quảng Trị 1972 phản ứng sự thiếu trung thực trong hồi ký “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – người đồng đội của họ. Người thì gọi hành động của họ là “nhặt sạn”, người thì cho rằng có sự “đạo văn và bịa sử”… Xin giới thiệu cùng bạn một số ý kiến dưới đây:
ĐẠI TÁ – NHÀ GIÁO ƯU TÚ DƯƠNG DOÃN NGỤ:
Tôi về nghỉ hưu được mấy năm rồi, cũng
chẳng có công việc gì bận rộn nên thường đọc sách và xem các thông tin,
báo chí ở trên mạng làm thú vui để hiểu biết thêm về thời cuộc và sự
phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước.
…Với tư cách là một nhân chứng lịch sử tôi muốn nói lại những gì mà chính anh Nguyễn Huy Hiệu đã kể cho tác giả Lê Hải Triều viết cuốn sách “Một thời Quảng Trị” và tác giả Vương Hà viết
4 bài ký sự “kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4 đăng trên báo… Có thể nói rất nhiều
nội dung không biết vô tình hay cố ý viết sai sự thật nhằm tô vẽ thành
tích của mình cho xứng danh với cái quân hàm tướng.
Tôi lấy ví dụ thứ nhất: Trong Chương 2: “Bắc Quảng Trị trong cuộc tiến công năm 1968” anh Hiệu kể: “Những
trận đánh từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 năm 1968 ở làng Phúc Sa, là
những trận chống càn đầu tiên của Trung đoàn 27 trên chiến trường Quảng
Trị….Tiểu đoàn 3 đã có 97 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh. Đến bây giờ, mỗi khi nghĩ đến anh em, lòng tôi vẫn đau thắt. Tôi
xin ghi lại những cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1 mà tôi còn nhớ, hy sinh
ngày 11 tháng 3 năm 1968: Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Hiền, quê Mỹ Phong,
Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; chiến sĩ Trần Minh Trường, quê Hội Ninh,
Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; chiến sĩ Hoàng Nguyên, sinh năm 1950, quê
Trung Bá, Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; chiến sĩ Hoàng Văn Biện, sinh năm
1949, quê Trường Hoa, Xuân Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; chiến sĩ Nguyễn
Huy Trường, sinh năm 1949 quê Bình Bắc, Thạch Bình, Thạch Hà, Hà
Tĩnh…v.v.v.
Anh em Đại đội 1 hy sinh đều được an táng tại làng Phúc Sa, xã Gio Hà”.
Anh em Đại đội 1 hy sinh đều được an táng tại làng Phúc Sa, xã Gio Hà”.
Xin nói rõ: Ở thời điểm này tôi xin khẳng định rằng: anh Hiệu chưa có mặt ở tiểu đoàn 3, trung đoàn 27,
bởi vì lúc đó tôi là chiến sỹ trung đội 2, đại đội 3 được tăng cường
cho đại đội 1 chiến đấu. Và cũng là người suốt 3 đêm liền chúng tôi vào
lấy tử sỹ đưa về xóm Dừa để cho đại đội vận tải làm công tác chôn cất
tử sỹ. Nếu có ai đó còn nghi ngờ xin mời xem một đoạn “Tiểu sử” của anh Nguyễn Huy Hiệu viết ở điểm thứ 11 “Qúa trình tham gia cách mạng” như sau:
- Năm 1965 : nhập ngũ.
- Từ tháng 2 năm 1965 đến tháng 5 năm 1965: chiến sỹ Đại đội 2 Tiểu đoàn 44, Trung đoàn 812.
- Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 4 năm 1967: chiến sỹ liên lạc Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Đại đội 271.
- Từ tháng 11 năm 1967 đến tháng 5 năm 1968: Tiểu đội trưởng, Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 271.
- Từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 6 năm 1968: Trung đội phó, Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 271.
- Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 9 năm 1968: Đại đội phó Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 271.
- Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 3 năm 1969: Trợ lý Tác chiến Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 27, Mặt trận B5.
- Từ tháng 3 năm 1969, đến tháng 7 năm 1969: Đại đội trưởng Đại đội 1, Trung đoàn 27, Mặt trận B5.
- Từ tháng 4 năm 1969 đến tháng 7 năm 1970: Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27, Mặt trận B5.
- Từ tháng 6 năm 1970 đến tháng 10 năm 1970: Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27, Mặt trận B5.
- Từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 3 năm 1971: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 27, Mặt trận B5.
- Từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 4 năm 1973: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 bộ binh, Sư đoàn 320B.(?)
- Từ tháng 4 năm 1973 đến năm 1974: học tại Học viện Quân sự.
- Tháng 8 năm 1974: Trung đoàn phó Trung đoàn 27, Sư đoàn 320…
(còn nhiều cái sai nhưng trích đoạn dài quá)
Khi xem tiểu sử của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chính tôi cũng không hiểu nổi tại sao anh Hiệu lại kê khai lung tung và bát nháo như vậy ví như đoạn “từ
tháng 5.1972 đến tháng 4.1973: Trung đoàn Trưởng, Trung đoàn 27 bộ
binh, sư đoàn 320B, rồi xuống hàng đưới “từ tháng 8.1974: Trung đoàn phó
Trung đoàn 27, sư đoàn 320… (Anh ấy xuống cấp à???) Có lẽ do
anh Hiệu bận công việc hoặc là không biết về máy vi tính nên chẳng thèm
xem để rồi cái lý lịch của mình chẳng giống ai cả.
Vậy thì anh Hiệu không có ở đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 3 thì sao anh lại tự nhận mình trực tiếp chiến đấu ở đó và rồi “MỖI KHI NGHĨ ĐẾN ANH EM, LÒNG TÔI LẠI ĐAU THẮT”, lại còn nói “Anh em Đại đội 1 hy sinh đều được an táng tại làng Phúc Sa, xã Gio Hà”.
Chúng tôi là người được cấp trên cử đi
vào nhặt xác đồng đội hy sinh đưa về phía sau cách trận địa khoảng 2 km,
vậy mà bây giờ anh Hiệu bảo chôn anh em tại trận địa (Làng Phúc Sa),
tôi xin hỏi những anh em đồng đội đang còn sống đã từng tham gia chiến
đấu, có ai làm công tác chôn cất tử sỹ như vậy không? (trừ trường hợp
đang hành quân trên đường mà bị bom, pháo hy sinh thì phải để anh em tại
chổ), còn đây là đơn vị vào chiến đấu có hậu cứ, có trạm phẩu quân y ở
phía sau nên không có chuyện chôn anh em tại trận địa (làng Phúc Sa)
được, bởi vì sau trận đánh đó địch tổ chức một cuộc càn rất lớn, tiểu
đoàn 3 được lệnh rút ra sang bờ Bắc sông bến Hải về Nông Trường Quyết
Thắng củng cố, bổ sung quân, sau trận đánh ở Làng Phúc Sa tôi được cấp
trên phong quân hàm hạ sỹ và bổ nhiệm giữ chức tiểu đội trưởng, đến
trung tuần tháng 4.1968 cả tiểu đoàn mới vào vây ép phía Bắc và phía
đông Căn cứ Cồn Tiên.
Ví dụ thứ hai tôi muốn nói là: Trong đợt vây ép Cồn Tiên anh Nguyễn Huy Hiệu kể rằng: “Đến
ngày 12 tháng 5 năm 1968, tôi bàn với anh em luồn sâu vào hàng rào thứ 5
căn cứ Cồn Tiên. Chúng tôi gỡ được 31 quả mìn các loại trong khu dự
kiến xây dựng công sự hầm hào và tổ chức trận địa chết ở trong đó.
Chúng tôi lấy hòm gỗ do máy bay
địch thả xuống ghép lại thành những căn hầm kiên cố, có thể ngủ nghỉ
thoải mái. Hàng ngày địch tung thám báo và xe tăng đi tuần ở ngoài hàng
rào. Chúng đâu biết rằng ở trong hàng rào lại có Quân giải phóng.
Tối nào chúng tôi cũng đánh mìn, đánh bộc phá, tập kích quân địch, vừa tiêu hao sinh lực, vừa gây tiếng nổ làm cho địch trong căn cứ ăn không ngon, ngủ không yên, luôn trong trạng thái lo nơm nớp”.
Tối nào chúng tôi cũng đánh mìn, đánh bộc phá, tập kích quân địch, vừa tiêu hao sinh lực, vừa gây tiếng nổ làm cho địch trong căn cứ ăn không ngon, ngủ không yên, luôn trong trạng thái lo nơm nớp”.
Đoạn kể này nếu những ai chưa làm
cán bộ chỉ huy tác chiến thì có thể họ tin những lời anh Hiệu kể là có
thật, còn những ai đã làm cán bộ chỉ huy rồi thì không thể chấp nhận một
câu chuyện hoang đường như vậy, bởi vì:
Một là anh vào trong hàng rào thứ 5 của địch để làm gì trong đó, mà trong tay anh có tới một trung đội 15 – 20 người ở thời điểm đó,(tôi
nguyên là trưởng khoa trinh sát Học viện Lục Quân, đã từng huấn luyện,
đào tạo ra hàng chục khóa sỹ quan TS, chưa bao giờ dạy cho bộ đội khi đi
TS vào trong các hàng rào phải có từ 15 người hay 1 trung đội cả, tối
đa chỉ 1 tổ khoảng 5 đến 3 người mà thôi).
Hai là ở trong hàng rào thứ 5 mà “Chúng tôi lấy hòm gỗ do máy bay địch thả xuống ghép lại thành những căn hầm kiên cố, có thể ngủ nghỉ thoải mái”
Đọc đến đoạn này tôi đã cười chảy
nước mắt ra rồi đấy, bởi vì làm sao anh đang ở trong hàng rào thứ 5 mà
đi lại vác gỗ để làm hầm một cách thoải mái như vậy, có lẽ mấy cái hàng
rào này do thời Pháp để lại đâu ngoài Vĩnh Linh thì phải, mà nếu
nó ở ngoài Vĩnh Linh thì lúc đó bom đạn củng nhiều đi lại không được
thoải mái đâu đấy anh Hiệu à.
Ví dụ thứ 3: Đúng như bài viết của Lê Bá Dương có dẫn: “Trung đoàn 27 do tôi (N H Hiệu) chỉ huy được tăng thêm Trung đội thiết giáp đánh chặn địch, mục đích không cho chúng chiếm các địa danh An Tiêm, Nại Cửu cách Thành cổ 1 km“. Đoạn trích này là bài viết của tác giả Vương Hà, (bài 1) có tựa đề: “ký ức về 81 ngày đêm giữ Thành cổ Quảng Trị” có
lẽ câu nói này là do tác giả bài viết tự nói thay anh Hiệu, bởi thời
điểm này anh Nguyễn Huy Hiệu đã được cấp trên cho ra Bắc để đi học văn
hóa rồi, anh Cao Uy là trung đoàn trưởng (thay anh Phạm Minh Tâm sang
làm sư đoàn trưởng 325), nhưng tôi thấy dù sao thì anh Hiệu cũng có lỗi
bởi vì mình biết chưa phải là trung đoàn trưởng và cùng thời điểm mình
không trực tiếp tham gia chiến đấu nữa, tại sao khi đọc qua bản thảo của
bài viết thì chính mình phải kiểm tra và yêu cầu xóa đi cụm từ đó hoặc
là bảo với “đệ tử” không được viết sai sự thật như vậy.
Tôi đã đọc hết cuốn sách “Một thời Quảng Trị” của Nguyễn Huy Hiệu do Lê Hải Triều ”thể
hiện”, phần lớn nội dung là lấy lại trong cuốn lịch sử 30 năm của trung
đoàn 27 rồi gắn cho anh Hiệu kể, tuy nhiên có một số nội dung viết sai
như tôi đã nói ở phần trên, còn 4 bài ký sự của tác giả Vương Hà kể
về thành tích, công trạng của anh Nguyễn Huy Hiệu thì tôi thấy tác giả
đánh bóng nhiều quá, đúng ra anh Nguyễn Huy Hiệu phải biết cái sai không
cho in bài viết đó nữa, để hôm nay chúng tôi không phải nói lên những
điều rất buồn này.
CCB – NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH LÊ BÁ DƯƠNG:
Kẻ đạo văn – người bịa sử! Hoàn toàn có
thể nhận xét một cách khái quát như vậy khi đọc hết 690 trang hồi ức
“Một thời Quảng Trị” của tác giả: thượng tướng, tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
Dĩ nhiên với nhận xét này sẽ gây sốc, thậm chí là khó tin với những ai
không sống cùng đơn vị với tác giả trong cùng không gian, thời gian
diễn ra các sự kiện được dẫn trong cuốn sách này.
…Đáng tiếc, không chỉ là có trong chương
mở đầu, mà gần như xuyên suốt trong từng trang sách “Một thời Quảng Trị”
của thượng tướng, tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Lê Hải Triều (người chấp
bút thể hiện) đã liên tục sao chép, chiết bứng (thực chất là đạo văn)
từng đoạn văn trong cuốn Lịch sử Trung đoàn 27 Triệu Hải
(Cục chính trị quân đoàn 1 xuất bản tháng 4/1987) đưa vào cuốn hồi ức.
Và để tránh phát hiện, tác giả đã cố tình đổi vài từ trong câu. Đơn cử
trong trang 33, cuốn lịch sử Trung đoàn, tác giả bê nguyên đoạn: Ngày 11 tháng 3 năm 1968.Vừa sáng ra, xe tăng địch đã xuất hiện bắn như giã dò về
phía trận địa ta. Bộ binh địch tập trung hỏa lực bắn mạnh vào các gò
đất nổi lên giữa các bãi cát để phá sập công sự của bộ đội ta… Nhưng khi “bê “ sang cuốn hồi ức, nó được đổi hai từ (chữ đỏ): Ngày 11 tháng 3 năm 1968. Vừa sáng ra, xe tăng địch đã xuất hiện bắn như vãi đạn về
phía trận địa ta. Bộ binh địch tập trung hỏa lực bắn mạnh vào các gò
đất nổi lên giữa các bãi cát để phá sập công sự của bộ đội ta…Và
không chỉ “sao chép” từng câu, tác giả còn mạnh tay chép nguyên cả
“chùm” liên tục các trang. Trong đó chỉ riêng phần mô tả các trận đánh
trong tháng 3/1968… Tác giả bê nguyên 7 trang (từ 26 đến trang 32)…
Trang 72 và 73 trong cuốn sách Một thời
Quảng Trị, được tác giả bợ nguyên 2 trang (31-32) cuốn Lịch sử Trung
đoàn 27 Triệu Hải (xuất bản 4/1987)
Trang 31 và 32 – Lịch sử Trung đoàn 27 Triệu Hải được tác giả sao chép đưa vào sách MTQT
Một đoạn trong trang 68 của cuốn sách Một thời Quảng Trị được sao y từ trang 26 – Lịch sử trung đoàn 27 Triệu Hải (Ảnh nhỏ)
Một đoạn trong trang 63 Một thời QT được tác giả bợ từ trang 22 Lịch sử Trung đoàn 27 Triệu Hải
Rất tiếc, có thể do không phải là đồng
đội “kề vai sát cánh” và không có trong tay những cuốn lịch sử liên quan
để tham khảo, nên nhiều người như đại tá nhà văn Chu Lai đã không tiếc
lời ca ngợi tác giả Lê Hải Triều với “…độ chín về thẩm mỹ thông tin, chín về bút pháp… rằng: Một
thời Quảng Trị do đại tá Lê Hải Triều thể hiện là một cuốn sách thành
công….vì cách xử lý tài liệu đạt tầm chuyên nghiệp… đã thổi được cái hồn
của mình vào từng trang viết” (trang 667).
Và không chỉ đạo văn, tác giả Lê Hải
Triều qua các trang sao chép các đoạn, các trang trong các cuốn sử liên
quan, còn tự bóp méo, làm sai lệch lịch sử trung đoàn qua việc thêm
thắt, cắt gọt, bóp méo nhiều chi tiết sự kiện và nhân vật trong các sự
kiện lịch sử. Dĩ nhiên, người chịu tránh nhiệm cuối cùng về sự méo mó
lịch sử này không ai khác là thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. Không hiểu vì
động cơ gì, tác giả Nguyễn Huy Hiệu lại có thể qua những câu chuyện
“kể” với vai trò “tôi” của mình đã có mặt tham gia, “tả xung hữu đột”
gần như cùng lúc các trận đánh và hoạt động của các đơn vị khác nhau???.
Thoạt đầu, sau khi kể chi tiết một sự kiện không có thật:
Ngày 26/2/1968, cả trung đoàn 27 chúng tôi cùng lúc vượt sông Bến Hải.
Đội hình của trung đoàn kéo dài từ cao điểm 31 đến căn cứ Cồn Tiên…Đại
bộ phần trung đoàn vượt sông ở thượng nguồn Bến Hải, riêng tiểu đoàn 3
của tôi vượt sống bằng đò của du kích Vĩnh Giang…Tác giả bồi thêm một thông tin mở đầu cho trí nhớ đặc biệt của mình: …Người
chiến sĩ hi sinh đầu tiên của trung đòan 27 là đồng chí Dương Văn Dũng,
tiểu đội phó, tiểu đoàn 2, hi sinh ngày 27/2 tại Vĩnh Hiền – Vĩnh Linh
(Quảng Trị)…. Điều này những ai không cùng đơn vị, không cùng
thời ..có thể bị…tin. Nhưng với nhiều những CCB lão thành có mặt từ đầu
như bác Ngô Minh Hớn (hiện ở Vinh), bác Trần Thọ Sơn (Cửa Lò), bác
Thung (Hà Tĩnh)…thì đây là những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật, bởi
vào thời điểm kể trên, khi tiểu đoàn 3 (Nguyên là tiểu đoàn 44 Hà Tính),
tiểu đoàn 2 (Nguyên là tiểu đoàn 43 Nghệ An) vượt sông, thì tiểu đoàn 1
(nguyên là tiểu đoàn 9 thu dung- trung đoàn 271, nơi tác giả Nguyễn Huy
Hiệu làm chiến sĩ ) còn đang thực hiện bổ sung thêm quân và trang bị vũ
khí tại nông trường Việt Trung (Lệ Ninh – Quảng Bình). Càng không thật
khi tác giả đến đầu tháng 4/1968 mới vượt sông trong đội hình tiểu đoàn
1. Và tuy trong chiến tranh, chưa một lần đặt chân đến làng Gia Bình
(Gio An), nhưng tác giả vãn tự khẳng định mình tham gia chiến đấu
trong đội hình tiểu đoàn 2 tại làng Gia Bình. Để rồi những năm gần đây,
mỗi khi về lại Gio An, tác giả đã kể “chi tiết” mình đã chiến đấu thế
nào, tự tay đưa các Liệt Sĩ hi sinh ra giếng cổ tắm rửa làm lễ an táng chu đáo… Tương
tự, trong khi liên tục từ đầu năm 1968 đến tháng 9 năm 1969 , tác giả
chiến đấu trong đội hình tiểu đoàn 1, chưa hề có mặt tại tiểu đoàn 2
hoặc tiểu đoàn 3, nhưng cũng chính tác giả đã làm nhiều CCB lão thành
của tiểu đoàn 3 ngỡ ngàng khi tác giả “kể”: Tôi được tiểu đoàn giao nhiệm vụ thay anh Chất làm trung đội trưởng (C2 D3) (trang 78)??
như khẳng định mình từng trong biên chế của đại đội 2, tiểu đoàn 3
trực tiếp chiến đấu tại làng Phúc Sa – Gio Hà- Gio Linh khiến chị Trần
Thị Hương Giang (hiện ở Đông Hà – Quảng Trị – ĐT 0533850733) một cựu nữ
cán bộ xã đội xã Gio Hà cũng phải ..nhầm lẫn rằng: Qua đọc cuốn
sách này, mới biết tiểu đoàn 3 do đồng chí chỉ huy. Nếu biết sớm, ngày
30/4 vừa rồi đồng chí vào làm sống lại những địa danh, những năm tháng
một thời hào hùng ở chiến trường Quảng Trị, tôi sẽ tìm đến gặp đồng chí
để vừa thăm hỏi, vừa báo cáo với đồng chí thêm về sự chiến đáu quả cảm
của đại đội 1, đại đội 2 thuộc tiểu đoàn đồng chí mà chính bản thân tôi
cùng chiến đấu trong giờ phút hào hùng, anh dũng đó…!??
Điều đáng ngạc nhiên
đến phi lí, là kèm theo từng trang đoạn “bịa” như thật như vậy, tác giả
còn “kê” nguyên một danh sách các Liệt sĩ với đủ chi tiết họ tên, quê
quán, năm sinh tháng đẻ…Cứ vậy , danh sách này kế tiếp danh sách kia ,
hàng ngàn Liệt Sĩ toàn trung đoàn được 2 tác giả phối hợp nhau chêm vào
các trận đánh, khiến nhiều người cả tin để tin mà không ai đặt câu hỏi
rằng đó là một trong những câu chuyện bịa của tác giả. Và rằng tại sao
tác giả đơn vị này, lại có thể biết rõ để “ghi vào cuốn sổ tay – lời
tác giả) họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh, trường hợp hi sinh của
từng Liệt Sĩ trong cả trung đoàn. Từ danh sách các Liệt Sĩ được “kê”
trong sách, các thân nhân Liệt Sĩ sau khi lắc đầu vì không thể tìm được
những thông tin từ tác giả về người thân của mình, đã tìm đến các đồng
đội khác dọ tìm. Riêng tôi, mỗi ngày cũng có cả chục cuộc ĐT và người
đến liên hệ tìm kiếm thông tin người thân.
Một kết cục tưởng như có hậu, lại trở thành vô hậu có nguồn gốc từ sự đạo văn và bịa sử của đồng tác giả “Một thời Quảng Trị”
Một đoạn trong trang 62- Một thời QT được sao chép từ trang 21 Lịch sử trung đoàn Triệu Hải.
ĐẠI TÁ TRẦN NGỌC LONG:
- Chúng tôi, những Quân nhân đã trực tiếp
chiến đấu 81 ngày đêm BVTCQT năm 1972 ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào
chuyên mục NHẶT SẠN MỘT THỜI QUẢNG TRỊ theo sáng kiến của các Bạn. Bởi:
Trong những năm qua trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và
các Ngành cũng như tỉnh Quảng Trị (cả về quản lý chính thống) đã có quá
nhiều thông tin đưa ra chưa đúng, không đúng với sự thật từ chính cuộc
chiến đấu này, có chiều hường làm SAI LỆCH,MÉO MÓ về lịch sử 81 ngày đêm
BVTCQT, mặt khác để góp phần thực hiện NQTW4 ngăn chặn ai đó có ý đồ
THAM NHŨNG VỀ CHÍNH TRỊ.
- “Tôi và còn rất nhiều CCB trực tiếp
đánh Thành Cổ , là nhân chứng sống; ông Hiệu đâu có tham gia đánh đấm gì
trong 81 ngày đêm ấy mà cứ nhận bừa phứa sai sư thật đến thế, Tôi cũng
đã nhiều lần viết bài cho báo viết, báo nói nhưng họ cứ ỉm đi. Ngao ngán
quá! Tôi ủng hộ các bạn, đồng đội tôi ủng hộ các bạn, vì chân lý và sự
thật. Nếu cần, chúng tôi còn có cách khác để làm ra sự thật này”. Buồn
thay, sao anh Hiệu lại cố tình lầm lỡ đến thế không biết?”
CCB E27 – NHÀ BÁO TÔ LAN:
GỬI ANH NGUYỄN HUY HIỆU
Sao buồn thế anh Hiệu ơi! Đồng đội đã và đang chỉ ra cái sai của anh đấy! Anh làm gì đi nếu anh thấy được những điều đồng đội chỉ cho anh là đúng. Một lời xin lỗi lúc này là rất cần thiết. Tiếp đó anh cho thu hồi những cuốn sách viết sai của anh, cho tái bản sau khi đã bổ sung và sửa chữa; nói lại loạt bài ký ức 81 ngày đêm Quảng trị. Những người viết về anh và chắp bút cho anh đã tô hồng anh quá mức, làm sai cả sự thật.
Sao buồn thế anh Hiệu ơi! Đồng đội đã và đang chỉ ra cái sai của anh đấy! Anh làm gì đi nếu anh thấy được những điều đồng đội chỉ cho anh là đúng. Một lời xin lỗi lúc này là rất cần thiết. Tiếp đó anh cho thu hồi những cuốn sách viết sai của anh, cho tái bản sau khi đã bổ sung và sửa chữa; nói lại loạt bài ký ức 81 ngày đêm Quảng trị. Những người viết về anh và chắp bút cho anh đã tô hồng anh quá mức, làm sai cả sự thật.
Anh hãy làm đi để thanh danh anh được vẹn toàn. Đồng đội sẽ yêu quý và kính trọng anh hơn nếu anh làm được như vậy.
Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo
Ha ha ha! Hô hô hô! Không biết nói gì hơn!
Trả lờiXóaÔng Thượng tướng không đạo văn đâu, chỉ là già rồi nên nhớ nhầm các sự kiện thôi. Ông cũng chỉ sơ ý không đọc lại những gì các tác giả viết sách đạo văn nên không biết là tác phẩm của mình bị viết sai.
Trả lờiXóaTôi không đánh QT nên mù tịt, chả biết gì nơi chiến trường này, xem nhận xét của các CCB, có vẻ như ông tướng nên cải văn đi, và xin lỗi các CCB ở QT thì hơn, để khỏi đôi co tốn giấy bút.
K5 Trỗi có 5 tên đánh QT, thì chỉ còn hai tên sống sót (Lê Bình và Chính còi), nhưng cả hai tên này chả bao giờ ngó ngàng đến Blog, nên khó hỏi tin bọn nó quá.
Chuyện này thì chỉ ai ở trung đoàn 27 thời kỳ đó mới biết. Nhưng chuyện tô vẽ cho mình, tranh công hạ thấp đồng đội hay gọt đẽo lịch sử thì đầy rẫy. Chuyện xe tăng vào dinh Độc Lập, chuyện ai cắm cờ Huế ... Tranh cãi tùm lum.
Trả lờiXóaAi ở Huế 1975 cũng đều biết sáng ngày 25/3 ở đâu còn địch, cắm cờ ở Huế chỉ có ý nghĩa ta đã làm chủ. Thế mà cãi vã nhau, lính các đơn vị đuổi địch xuống Thuận An chúng tôi chỉ biết ngồi nghe và cười trừ.
Gìa rồi nhớ nhầm là thường, nhưng không tham gia thành có tham gia đánh, rồi chức vụ loạn lên là do thằng viết muốn nâng bi, chứ chắc ông Hiệu không muốn lên bộ trưởng QP nên muốn PA đâu, dề thế về đuổi gà đến nơi rồi chứ còn gì.
Trả lờiXóaNgười viết không có thực tế thường phóng đại lên, hô 'khẩu hiệu'thật to cho nó hoành tráng, đâu chả thế!
Thằng đi đánh nhau về có hai loại, một là bị 'chột'ngồi ôm quá khứ bom đạn than thở( Dạng Lê Bình) hai là viết mãi không hết chuyện đánh nhau, càng kể càng ra nhiều như ông LMinh k5 hehehe!
Sau 20 năm nữa thôi những cuốn sách rác thế này biết đâu lại trở thành "tài liệu quý". Các bác người trong cuộc thì đi hết rồi, còn ai nữa mà cải chính với cải tà.
Trả lờiXóaChuyện lịch sử mới đây mà đã bị bóp méo thì lịch sử ngàn năm,trăm năm không biết thế nào mà lần?Họ(những người đương chức)cứ tự tô vẽ cho mình mà không thấy hổ thẹn với những người đã ngã xuống?Tiền nhân có câu:"Một tướng công thành vạn xác khô"hay"Chim hồng hộc bay cao nhờ vạn lông cánh cứng" quả không sai!Tôi thấy xấu hổ khi thấy tranh cãi nhận vơ chiến công về mình mà quên những đồng đội cùng đồng cam cộng khổ,vào sống ra chết với mình như Thệ,như Thận,như Hiệu vv...Những người lợi dụng chức vụ để tô vẽ cho cá nhân,làm sai lệch lịch sử hào hùng của đất nước.
Trả lờiXóaThật khó phân tích tâm lý của những người được tô vẽ làm điển hình. Vì mình đã được ai tô cho lần nào đâu :-)
Trả lờiXóaTuy nhiên có thể thông cảm các anh cấp thấp thì khó cưỡng lại vì hệ thống chỉ mượn các anh để diễn tả thêm những cái của đồng đội khác (tập trung cái dân chủ :-) Cho mượn tên cũng là một nhiệm vụ cách màng giao cho.
Còn các anh nhớn, nên đọc lại và xem kỹ những cái người ta khoác lên cho mình, đừng để mang tiếng là mặc nhầm.
Cũng chưa có dịp đọc cuốn hồi ký này, nhưng thấy trên mỗi trang sách (các trang chẵn) đầu trang nào cũng ghi "Thượng tướng tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu" thấy nó cứ làm sao ấy. To cỡ như anh Hiệu mà vẫn còn háo danh vậy sao?
Trả lờiXóaNhân chuyện Tiến sĩ Hiệu này làm tôi nhớ lại một câu chuyện làm Tiến sĩ.
Trước ở cơ quan tôi có 1 anh lãnh đạo vốn là dân tổng hợp Toán (cùng khóa với bác TLK4, JMK4...anh này là bộ đội đi học) nhưng từ khi ra trường công việc của ảnh chẳng liên quan gì đến môn toán. Khi anh lên làm lãnh đạo (cấp thứ trưởng hẳn hoi nha), các đề tài nghiên cứu của cơ quan cỡ cấp NN thường thấy tên chủ trì đề tài là tên ảnh, người trực tiếp nghiên cứu thì phần lớn là các Tiến sĩ, phó TS, kể cũng chướng. Thấy vậy ảnh đi làm nghiên cứu sinh, nhưng làm nghiên cứu sinh môn Toán đối với một lãnh đạo như anh là quá sức, khó kham nổi, chẳng biết nghe ai "tham mưu" anh chuyển sang làm đề tài nghiên cứu về "chiến tranh nhân dân". Rồi cũng xong và có cái mác Phó TS, sau này bỏ học vị Phó TS, nghiễm nhiên anh trở thành Tiến sĩ...."Chiến tranh nhân dân"...potay.com. Chắc đề tài làm TS của thượng tướng cũng rựa. :)
cái nhà anh hiệu này đang sinh hoạt đảng(hưu trí ) tại chi bộ với tớ ,nói thật nhiều chuyện bọn tớ chỉ cười ( sau khi bịt mũi) từ chuyện đánh đấm , chỉ huy qđ1 sau này. cho tới khoản học cao học cùng trung tướng dương, đại tá hạnh...biết hết nhưng chẳng ai thèm nói . mà ts đã là gì còn có danh viện sĩ nữa chứ. ngẫm lại cũng chẳng phải chỉ một mình cái nhà anh hiệu này .trên báo còn đầy dẫy tướng tá háo danh khác ,như trung tướng ,phó tổng...công an,nhà văn,nhà thơ,nhạc sĩ,tổng biên tập , nhà báo...(gì gì nữa) H.Ư đấy thôi.
Trả lờiXóaBệnh truyền nhiễm lan rộng toàn cõi Việt Nam!
Trả lờiXóaDở quá, đợi đồng đội " thăng thiên " hết rồi viết hồi ký thì chắc chắn sẽ thành SGK !!
Trả lờiXóaAB
Sách này ra lâu rồi, bây giờ trên TV toàn xướng danh "Thượng tướng Viện sỹ NVH" thôi! Gọi là "Thượng tướng Chiến sỹ" chính xác hơn nhưng khó nghe, bác ý không thích đâu! Nhớ có chuyến đi công tác về bác bảo tụi báo QĐND đưa tin phải ghi đầy đủ chức danh "UVTƯĐ, UVTVĐUQSTƯ-PTTMT-TT-TS" Không được thiếu chữ nào nhé!
Trả lờiXóa