nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và đồng đội
Võ Quốc Tấn k3
Lê Minh Tân quê ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là học sinh Khóa 3 Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi và là kỹ thuật viên Lữ đoàn xe tăng 273. Anh hy sinh ngày 1/4/1974 tại chiến trường Khu 5 trong Chiến dịch xuân hè 1974.
Việc đi tìm mộ LS Lê Minh Tân, gia đình và đồng đội đã thực hiện từ nhiều năm nhưng không có kết quả, kể cả việc nhờ một số NNC. Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng Tư lệnh Quân khu 4 (nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp, C trưởng C23 của Tân) và là người trực tiêp chốn cất Tân năm 1974 đã cùng đồng đội trở về chiến trường xưa nhưng địa hình, địa vật đổi thay nên không tìm được.
Gần đây, đồng đội Tăng - Thiết giáp của Tân đã tìm gặp NNC Phan Thị Bích Hằng và được NNC nhận lời giúp đỡ. Chỉ với một tấm ảnh, NNC đã ”nói chuyện” đươc với LS. Lê Kinh Thông - lính cùng đơn vị, người trực tiếp liên hệ với NNC Bích Hằng đã ghi lại toàn bộ “cuộc nói chuyện”. Tôi không nhớ được hết nhưng nội dung chính là: Tân nói anh hiện đang ở NTLS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tân chỉ đường đến đó rất cụ thể (có sơ đồ chỉ dẫn). Khi vào đến nghĩa trang đi về phía bên trái qua Đài liệt sĩ đến cuối nghĩa trang thì quay mặt ra phía cổng. Mộ anh là mộ thứ 13, nằm ở hàng thứ 2 từ phải sang. Cô Hằng hỏi làm thế nào nhận biết được anh thì Tân “nói”: “Cứ nhìn hàm răng thì biết, răng anh còn nguyên, đẹp”. Cô Hằng lại hỏi anh có muốn được đồng đội đưa về, thì Tân nói “Anh em cứ lên tới nơi rồi tính”.
Sau khi có được thông tin từ NNC, đồng đội hẹn nhau đi tìm mộ Tân và điện báo cho tôi. Sáng ngày 12/05/2007, tất cả tập trung và xuất phát từ Đà Nẵng. Riêng tôi đang ở Tam Kỳ nên lên thẳng NTLS. Đồng đội của Tân gồm các anh Đoàn Sinh Hưởng, Lê Kinh Thông, Trương Công Đạo, Đỗ Đình Thành, Hoàng Đức Gián, Trương Lập Thành, anh Thái, anh Hổ (Trưởng phòng Quân báo Quân khu 5)… Một số từ Hà Nội, Vinh, Quảng Trị vào, số đang sống ở Đà Nẵng. Lê Gia Linh, em ruột Tân, từ TP Hồ Chí Minh bay ra.
9 giờ 30, chúng tôi hội quân tại NTLS. Tất cả cùng tìm đến ngôi mộ thứ 13, hàng thứ 2, như trong sơ đồ chỉ dẫn. Mọi người đứng quanh mộ, không ai nói câu nào. Rồi anh Thông gọi điện cho cô Hằng thông báo mọi người đã đến đúng tọa độ chỉ dẫn, Hằng trả lời: “Các anh chờ em 10 phút!”. Lát sau Hằng gọi lại nói “đã gặp được anh Tân”, anh Tân “nói” rất mừng vì các anh đã đến. Anh Thông hỏi: “Tân có muốn được đưa về không?”, Hằng nói: anh Tân muốn bạn bè đưa về gần ba má. Lúc này, tất cả đều tin đây là mộ Lê Minh Tân, người bạn thân thiết, người đồng đội cùng đơn vị. Mọi người thắp hương cho Tân và các LS trong nghĩa trang rồi bàn việc đưa Tân về. Anh Thông liên lạc lại với NNC. Khi Bích Hằng nói gì, anh đều nhắc to cho anh em cùng nghe: “Anh Tân nói nhờ thủ trưởng Hưởng đốt cho 28 nén hương và 28 điếu thuốc vì hôm nay Tân mời các bạn về để chia tay, nhưng có một người bạn thân nhất là Ngô Ngời không về được”. Nghe đến cái tên “Ngô Ngời” tự nhiên tôi rùng mình, nước mắt ứa ra vì nhớ ngay tới người bạn Trỗi rất thân hy sinh ở mặt trận Tây Nam mà chính mình tham gia đưa bạn về quê.
Tôi và anh Hưởng cùng thắp hương và đốt thuốc cho Tân và anh em. Khi mọi người đứng vòng quanh mộ, anh Hưởng bắt nhịp cho anh em cùng hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng như năm bông hoa nở cùng một cội, như năm ngón tay trên một bàn tay...”. Ai nấy nước mắt giàn giụa nhưng cố gắng hát tròn vành rõ chữ cho Tân nghe.
Lúc sau, Linh mới cho chúng tôi xem mảnh giấy viết tay ghi lại lời của NNC Năm Chiến chỉ dẫn cách tìm mộ Tân. Năm 1994, chú Lê Bưởi, ba Tân, đã tìm gặp ông ở Thăng Bình, Quảng Nam. Ông hướng dẫn khi vào NTLS Quế Sơn thì rẽ trái đến hàng cuối cùng rồì tìm ngôi mộ thứ 6 thuộc hàng thứ 2, từ trái qua. (Lần đó ba Tân không tiếp tục đi tìm vì nghĩ không lẽ Tân hy sinh ở gần sân bay Khâm Đức ngay Phước Sơn mà lại được quy tập về NTLS Quế Sơn, cách xa những 70km?! Có thể đây là một nhầm lẫn?). Khi đến mộ, Linh không nói với ai điều này mà thử tự xác định và thấy có hoàn toàn trùng khớp giữa ngôi mộ này với ngôi mộ thứ 13 từ phải qua theo chỉ dẫn của NNC Bích Hằng. Đúng là một sự trùng hợp kì diệu từ sự xác định của 2 NNC, ở 2 nơi và vào các thời điểm khác nhau! Lúc này mọi người đều tin chắc đây là mộ Lê Minh Tân. (Chuyện con muồm muỗm cứ quấn quýt quanh mộ Tân làm anh em chúng tôi cảm thấy rất lạ xin được kể sau).
Chúng tôi cùng vào làm việc với Huyện đội Phước Sơn. Sau khi nghe trình bày quá trình tìm mộ cùng một số thông tin của NNC Bích Hằng và NNC Năm Chiến, các đồng chí ở Huyện đội rất cảm thông với cuộc tìm kiếm đầy tình nghĩa này; nhưng vì chưa có chính sách cho phép di dời mộ ở các NTLS về nên các anh đề nghị Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng viết giấy bảo lãnh. Anh Hưởng viết ngay. Sau đó, chúng tôi bắt tay vào làm công tác chuẩn bị.
14 giờ, trở lại nghĩa trang. Đèn hương, hoa quả, tiền vàng được sắp lên bàn thờ Nhà tưởng niệm và ngay trên mộ Tân. Linh sắm cho anh nhiều thứ. Anh em chia nhau đi thắp hương cho tất cả các LS. Khắp nghĩa trang hương khói nghi ngút. 15 giờ, bắt đầu mở mộ. Chỉ đào một lớp đất thì tới bọc ni lông đựng hài cốt. Chúng tôi nhẹ nhàng đưa bọc ni lông lên cho vào áo quan bằng gỗ rồi hồi hộp mở từng lớp. Hài cốt Tân hiện ra với hàm răng còn nguyên vẹn, đều đặn. Sau đó hài cốt được xếp lại theo thứ tự. Aó quan được đóng lại, phủ quốc kỳ rồi đưa ra xe. Vì tôi đang công tác ở Tam Kỳ nên không cùng anh em đưa Tân về nhà được. Tôi nói với Tân vài lời rồi chia tay đồng đội của anh.
Mặt trời dần lặn sau dãy Trường Sơn. Xe phóng trên đường lắc lư. Trong lòng tôi trỗi dậy bao cảm xúc, nhớ thương Tân và những người bạn đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Buồn đấy nhưng xen lẫn những niềm vui. Vui vì một người bạn thất lạc lâu ngày đã trở về. Như vậy LS Lê Minh Tân sau 33 năm nằm ở chiến trường, được nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn chăm sóc, hôm nay đã trở về với gia đình, bạn bè và đồng đội.
Việc tìm được mộ LS qua các NNC có những điều kỳ diệu khó lý giải, nhưng nhờ đó mà hàng ngàn LS đã trở về với quê hương. Xin cảm ơn các NNC và đồng đội của anh!
Tam Kỳ, 14/05/2007
Việc đi tìm mộ LS Lê Minh Tân, gia đình và đồng đội đã thực hiện từ nhiều năm nhưng không có kết quả, kể cả việc nhờ một số NNC. Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng Tư lệnh Quân khu 4 (nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng - Thiết giáp, C trưởng C23 của Tân) và là người trực tiêp chốn cất Tân năm 1974 đã cùng đồng đội trở về chiến trường xưa nhưng địa hình, địa vật đổi thay nên không tìm được.
Gần đây, đồng đội Tăng - Thiết giáp của Tân đã tìm gặp NNC Phan Thị Bích Hằng và được NNC nhận lời giúp đỡ. Chỉ với một tấm ảnh, NNC đã ”nói chuyện” đươc với LS. Lê Kinh Thông - lính cùng đơn vị, người trực tiếp liên hệ với NNC Bích Hằng đã ghi lại toàn bộ “cuộc nói chuyện”. Tôi không nhớ được hết nhưng nội dung chính là: Tân nói anh hiện đang ở NTLS huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tân chỉ đường đến đó rất cụ thể (có sơ đồ chỉ dẫn). Khi vào đến nghĩa trang đi về phía bên trái qua Đài liệt sĩ đến cuối nghĩa trang thì quay mặt ra phía cổng. Mộ anh là mộ thứ 13, nằm ở hàng thứ 2 từ phải sang. Cô Hằng hỏi làm thế nào nhận biết được anh thì Tân “nói”: “Cứ nhìn hàm răng thì biết, răng anh còn nguyên, đẹp”. Cô Hằng lại hỏi anh có muốn được đồng đội đưa về, thì Tân nói “Anh em cứ lên tới nơi rồi tính”.
Sau khi có được thông tin từ NNC, đồng đội hẹn nhau đi tìm mộ Tân và điện báo cho tôi. Sáng ngày 12/05/2007, tất cả tập trung và xuất phát từ Đà Nẵng. Riêng tôi đang ở Tam Kỳ nên lên thẳng NTLS. Đồng đội của Tân gồm các anh Đoàn Sinh Hưởng, Lê Kinh Thông, Trương Công Đạo, Đỗ Đình Thành, Hoàng Đức Gián, Trương Lập Thành, anh Thái, anh Hổ (Trưởng phòng Quân báo Quân khu 5)… Một số từ Hà Nội, Vinh, Quảng Trị vào, số đang sống ở Đà Nẵng. Lê Gia Linh, em ruột Tân, từ TP Hồ Chí Minh bay ra.
9 giờ 30, chúng tôi hội quân tại NTLS. Tất cả cùng tìm đến ngôi mộ thứ 13, hàng thứ 2, như trong sơ đồ chỉ dẫn. Mọi người đứng quanh mộ, không ai nói câu nào. Rồi anh Thông gọi điện cho cô Hằng thông báo mọi người đã đến đúng tọa độ chỉ dẫn, Hằng trả lời: “Các anh chờ em 10 phút!”. Lát sau Hằng gọi lại nói “đã gặp được anh Tân”, anh Tân “nói” rất mừng vì các anh đã đến. Anh Thông hỏi: “Tân có muốn được đưa về không?”, Hằng nói: anh Tân muốn bạn bè đưa về gần ba má. Lúc này, tất cả đều tin đây là mộ Lê Minh Tân, người bạn thân thiết, người đồng đội cùng đơn vị. Mọi người thắp hương cho Tân và các LS trong nghĩa trang rồi bàn việc đưa Tân về. Anh Thông liên lạc lại với NNC. Khi Bích Hằng nói gì, anh đều nhắc to cho anh em cùng nghe: “Anh Tân nói nhờ thủ trưởng Hưởng đốt cho 28 nén hương và 28 điếu thuốc vì hôm nay Tân mời các bạn về để chia tay, nhưng có một người bạn thân nhất là Ngô Ngời không về được”. Nghe đến cái tên “Ngô Ngời” tự nhiên tôi rùng mình, nước mắt ứa ra vì nhớ ngay tới người bạn Trỗi rất thân hy sinh ở mặt trận Tây Nam mà chính mình tham gia đưa bạn về quê.
Tôi và anh Hưởng cùng thắp hương và đốt thuốc cho Tân và anh em. Khi mọi người đứng vòng quanh mộ, anh Hưởng bắt nhịp cho anh em cùng hát “Năm anh em trên một chiếc xe tăng như năm bông hoa nở cùng một cội, như năm ngón tay trên một bàn tay...”. Ai nấy nước mắt giàn giụa nhưng cố gắng hát tròn vành rõ chữ cho Tân nghe.
Lúc sau, Linh mới cho chúng tôi xem mảnh giấy viết tay ghi lại lời của NNC Năm Chiến chỉ dẫn cách tìm mộ Tân. Năm 1994, chú Lê Bưởi, ba Tân, đã tìm gặp ông ở Thăng Bình, Quảng Nam. Ông hướng dẫn khi vào NTLS Quế Sơn thì rẽ trái đến hàng cuối cùng rồì tìm ngôi mộ thứ 6 thuộc hàng thứ 2, từ trái qua. (Lần đó ba Tân không tiếp tục đi tìm vì nghĩ không lẽ Tân hy sinh ở gần sân bay Khâm Đức ngay Phước Sơn mà lại được quy tập về NTLS Quế Sơn, cách xa những 70km?! Có thể đây là một nhầm lẫn?). Khi đến mộ, Linh không nói với ai điều này mà thử tự xác định và thấy có hoàn toàn trùng khớp giữa ngôi mộ này với ngôi mộ thứ 13 từ phải qua theo chỉ dẫn của NNC Bích Hằng. Đúng là một sự trùng hợp kì diệu từ sự xác định của 2 NNC, ở 2 nơi và vào các thời điểm khác nhau! Lúc này mọi người đều tin chắc đây là mộ Lê Minh Tân. (Chuyện con muồm muỗm cứ quấn quýt quanh mộ Tân làm anh em chúng tôi cảm thấy rất lạ xin được kể sau).
Chúng tôi cùng vào làm việc với Huyện đội Phước Sơn. Sau khi nghe trình bày quá trình tìm mộ cùng một số thông tin của NNC Bích Hằng và NNC Năm Chiến, các đồng chí ở Huyện đội rất cảm thông với cuộc tìm kiếm đầy tình nghĩa này; nhưng vì chưa có chính sách cho phép di dời mộ ở các NTLS về nên các anh đề nghị Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng viết giấy bảo lãnh. Anh Hưởng viết ngay. Sau đó, chúng tôi bắt tay vào làm công tác chuẩn bị.
14 giờ, trở lại nghĩa trang. Đèn hương, hoa quả, tiền vàng được sắp lên bàn thờ Nhà tưởng niệm và ngay trên mộ Tân. Linh sắm cho anh nhiều thứ. Anh em chia nhau đi thắp hương cho tất cả các LS. Khắp nghĩa trang hương khói nghi ngút. 15 giờ, bắt đầu mở mộ. Chỉ đào một lớp đất thì tới bọc ni lông đựng hài cốt. Chúng tôi nhẹ nhàng đưa bọc ni lông lên cho vào áo quan bằng gỗ rồi hồi hộp mở từng lớp. Hài cốt Tân hiện ra với hàm răng còn nguyên vẹn, đều đặn. Sau đó hài cốt được xếp lại theo thứ tự. Aó quan được đóng lại, phủ quốc kỳ rồi đưa ra xe. Vì tôi đang công tác ở Tam Kỳ nên không cùng anh em đưa Tân về nhà được. Tôi nói với Tân vài lời rồi chia tay đồng đội của anh.
Mặt trời dần lặn sau dãy Trường Sơn. Xe phóng trên đường lắc lư. Trong lòng tôi trỗi dậy bao cảm xúc, nhớ thương Tân và những người bạn đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Buồn đấy nhưng xen lẫn những niềm vui. Vui vì một người bạn thất lạc lâu ngày đã trở về. Như vậy LS Lê Minh Tân sau 33 năm nằm ở chiến trường, được nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn chăm sóc, hôm nay đã trở về với gia đình, bạn bè và đồng đội.
Việc tìm được mộ LS qua các NNC có những điều kỳ diệu khó lý giải, nhưng nhờ đó mà hàng ngàn LS đã trở về với quê hương. Xin cảm ơn các NNC và đồng đội của anh!
Tam Kỳ, 14/05/2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!