Không có hay chẳng có trường nào gắn bó với chúng ta như trường VHQĐ Nguyễn văn Trỗi (TCCT-QĐNDVN). Mặc dù thời gian ở chung,sinh hoạt chung rất ngắn. Khóa nhiều nhất là 5 năm, ngắn nhất là 6 tháng. Cái gì đã làm nên chất keo kết dính chúng ta để đến bây giờ vẫn còn gắn bó với nhau sau hơn 40 năm? Tôi chỉ thử mổ xẻ vấn đề theo cách nhìn của riêng tôi. Nếu ai có ý kiến gì riêng hay hơn xin bàn thêm nhé!
Chúng ta phần nhiều từ nhỏ đã có mối liên hệ chung qua bố, mẹ nơi công tác, học chung hồi trại trẻ, trường phổ thông cùng khu tập thể, cùng khu phố...Lớn lên một tí, đi sơ tán ở tập thể. Rồi lên trường Trỗi, một mái trường đáp ứng được mọi ước mơ tuổi thơ của chúng ta.
Này nhé! Được phát đầy đủ balo, quần áo, mũ nón như một anh bộ đội thực sự (chỉ thiếu mỗi vũ khí là xong), vừa được học vừa được chơi, tha hồ nghịch phá mà không có ai kiểm soát, la mắng như ở nhà, cơm có người nấu. Học những môn mà ở nhà chưa chắc được học? Như hội họa, nhạc, thể thao thì gần như đủ các môn. Có đội ngũ giáo viên xuất sắc được tuyển chọn từ các đơn vị. Lớp bé học đội ngũ, lớp lớn còn được học quân sự. Mà chơi trận giả đã là trò chơi được yêu thích, ở đây chơi thật luôn, còn gì bằng? Chưa kể lớp bé, một số còn được các anh lớp lớn rủ lên núi "huấn luyện"võ nghệ. Ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khắn như thế! Thì trường Trỗi hình như đã đáp ứng quá đầy đủ? Thời gian đó đã làm cho mỗi người trong chúng ta không thể quên được ! Thời gian đó đã hình thành nên tính cách mà chúng ta gọi là" tính cách Trỗi". Vậy tính cách Trỗi "được và không "được "cho chúng ta sau này như thế nào? Chúng ta được đào tạo theo môi trường Quân đội với mục đích là đội ngũ kế thừa, là nguồn của Quân đội. Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh có thể"... 10 năm,20 năm,hoặc lâu hơn nữa..." Như Bác Hồ đã nói! Nên các khóa lớn học xong hầu như đều đưa đi đào tạo tiếp ở các trường ĐHQS, ĐHQY hoặc các trường khác của quân đội trong nước cũng như nước ngoài. Các lớp bé hơn, không được học tiếp đến khi ra trường vì một lí do nào đó? Nhưng hầu hết cũng gia nhập quân đội, tham gia phục vụ và chiến đấu. Hầu hết trong chúng ta không có ai được đào tạo về quản lí kinh tế? Nếu còn chiến tranh thì có lẽ ACE ta sẽ khác? Không ai có thể ngờ cuộc chiến tranh lại chấm dứt nhanh thế? Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình,để hòa nhập được cũng phải mất thêm 15 năm nữa. Mới gọi là ổn định kinh tế. Chúng ta phần đông lúc đó mới bắt đầu chuyển từ người lính chiến đấu sang làm quen với kinh tế. Vì mang tính Trỗi nên còn có chút gì đó ngang tàng kiểu "anh hùng Lương sơn bạc"? Thấy sự bất bằng chẳng tha! Coi đồng tiền chỉ là phương tiện, bạn bè trên hết! Chính vì cái tính này, anh nào ở trong quân đội cũng ít nhiều bị các cấp chỉ huy trực tiếp phiền lòng do cái tính nói thẳng chẳng sợ ai. Hay vô kỉ luật leo rào, vượt tường đơn vị đi chơi, tụ tập, bênh nhau hoặc nếu cần tự cho phép "tao về ăn Tết xong tao lại vô...". Học trường ngoài thì hễ có học sinh trường Trỗi là có chuyện đánh nhau với học sinh khác vì không chịu được cái khuôn mặt thấy ghét của tên đó. Trong những chuyện này tình đoàn kết của trường Trỗi lại càng được thể hiện rõ! Có lẽ vì vẫn còn mang cái tính đó nên một số học sinh trường Trỗi trong quản lí kinh tế đã bị mắc sai lầm, có trường hợp phải trả giá. Chung quy là anh tin người, nghĩ ai cũng như mình không chịu kiểm tra thường xuyên, ẩu...v...v. Không ưa nịnh và cũng chẳng nịnh ai, nên trong con đường quan lộ của lính Trỗi cũng vất vả không kém. Thích thì làm, làm rất có trách nhiệm! Nhưng khi đã không thích thì tự ái xin nghỉ ngay bất chấp mọi thứ khó khăn đang chực chờ mình. Bây giờ về già, "tính Trỗi" lại càng được phát huy cao! Cứ có dịp gặp nhau thì lại vui như Tết, chuyện nổ như pháo, tưởng chừng không bao giờ dứt? Tuổi già dường như không có ở lính Trỗi? Cháu nội, cháu ngoại đầy đủ , nhưng hễ cứ có gặp nhau là lên đường. Tuổi trẻ bây giờ rất ngạc nhiên khi biết các chú các bác quen nhau từ hồi nhỏ mà bây giờ vẫn chơi với nhau, vẫn liên lạc. Các thế hệ đi trước và đi sau có lẽ không bao giờ có được như thế? Trong các buổi họp mặt vẫn như hồi còn ở trường. Ai nói cứ nói, vẫn ồn ào, bỗ bã. Bầu BLL rất nhanh và nhất trí cao cho người được đề cử. Trong BLL thường ít thay đổi. Vì mọi người đa phần không thích dính vào chức danh này, chẳng lợi lộc gì, lại ôm phiền phức vào thân không khéo còn bị chửi chứ chẳng đùa. Như mọi người vẫn ví "vác tù và hàng tổng", là "mõ làng". Chẳng nơi đâu như BLL trường này, mất chức mà mặt rất hả hê như trút được gánh nặng. Gía mà quan chức nhà ta cũng được như thế nhỉ? Không kham nổi thì từ chức ngay cho dân đỡ khổ?
Mong rằng mãi về sau, chúng ta vẫn giữ được "tính Trỗi". Cho dù có lúc cái tính này nó làm "hại" ta không ít trong xã hội này. Nhưng nhìn chung nó vẫn là "đóa hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Chúng ta phần nhiều từ nhỏ đã có mối liên hệ chung qua bố, mẹ nơi công tác, học chung hồi trại trẻ, trường phổ thông cùng khu tập thể, cùng khu phố...Lớn lên một tí, đi sơ tán ở tập thể. Rồi lên trường Trỗi, một mái trường đáp ứng được mọi ước mơ tuổi thơ của chúng ta.
Này nhé! Được phát đầy đủ balo, quần áo, mũ nón như một anh bộ đội thực sự (chỉ thiếu mỗi vũ khí là xong), vừa được học vừa được chơi, tha hồ nghịch phá mà không có ai kiểm soát, la mắng như ở nhà, cơm có người nấu. Học những môn mà ở nhà chưa chắc được học? Như hội họa, nhạc, thể thao thì gần như đủ các môn. Có đội ngũ giáo viên xuất sắc được tuyển chọn từ các đơn vị. Lớp bé học đội ngũ, lớp lớn còn được học quân sự. Mà chơi trận giả đã là trò chơi được yêu thích, ở đây chơi thật luôn, còn gì bằng? Chưa kể lớp bé, một số còn được các anh lớp lớn rủ lên núi "huấn luyện"võ nghệ. Ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khắn như thế! Thì trường Trỗi hình như đã đáp ứng quá đầy đủ? Thời gian đó đã làm cho mỗi người trong chúng ta không thể quên được ! Thời gian đó đã hình thành nên tính cách mà chúng ta gọi là" tính cách Trỗi". Vậy tính cách Trỗi "được và không "được "cho chúng ta sau này như thế nào? Chúng ta được đào tạo theo môi trường Quân đội với mục đích là đội ngũ kế thừa, là nguồn của Quân đội. Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh có thể"... 10 năm,20 năm,hoặc lâu hơn nữa..." Như Bác Hồ đã nói! Nên các khóa lớn học xong hầu như đều đưa đi đào tạo tiếp ở các trường ĐHQS, ĐHQY hoặc các trường khác của quân đội trong nước cũng như nước ngoài. Các lớp bé hơn, không được học tiếp đến khi ra trường vì một lí do nào đó? Nhưng hầu hết cũng gia nhập quân đội, tham gia phục vụ và chiến đấu. Hầu hết trong chúng ta không có ai được đào tạo về quản lí kinh tế? Nếu còn chiến tranh thì có lẽ ACE ta sẽ khác? Không ai có thể ngờ cuộc chiến tranh lại chấm dứt nhanh thế? Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình,để hòa nhập được cũng phải mất thêm 15 năm nữa. Mới gọi là ổn định kinh tế. Chúng ta phần đông lúc đó mới bắt đầu chuyển từ người lính chiến đấu sang làm quen với kinh tế. Vì mang tính Trỗi nên còn có chút gì đó ngang tàng kiểu "anh hùng Lương sơn bạc"? Thấy sự bất bằng chẳng tha! Coi đồng tiền chỉ là phương tiện, bạn bè trên hết! Chính vì cái tính này, anh nào ở trong quân đội cũng ít nhiều bị các cấp chỉ huy trực tiếp phiền lòng do cái tính nói thẳng chẳng sợ ai. Hay vô kỉ luật leo rào, vượt tường đơn vị đi chơi, tụ tập, bênh nhau hoặc nếu cần tự cho phép "tao về ăn Tết xong tao lại vô...". Học trường ngoài thì hễ có học sinh trường Trỗi là có chuyện đánh nhau với học sinh khác vì không chịu được cái khuôn mặt thấy ghét của tên đó. Trong những chuyện này tình đoàn kết của trường Trỗi lại càng được thể hiện rõ! Có lẽ vì vẫn còn mang cái tính đó nên một số học sinh trường Trỗi trong quản lí kinh tế đã bị mắc sai lầm, có trường hợp phải trả giá. Chung quy là anh tin người, nghĩ ai cũng như mình không chịu kiểm tra thường xuyên, ẩu...v...v. Không ưa nịnh và cũng chẳng nịnh ai, nên trong con đường quan lộ của lính Trỗi cũng vất vả không kém. Thích thì làm, làm rất có trách nhiệm! Nhưng khi đã không thích thì tự ái xin nghỉ ngay bất chấp mọi thứ khó khăn đang chực chờ mình. Bây giờ về già, "tính Trỗi" lại càng được phát huy cao! Cứ có dịp gặp nhau thì lại vui như Tết, chuyện nổ như pháo, tưởng chừng không bao giờ dứt? Tuổi già dường như không có ở lính Trỗi? Cháu nội, cháu ngoại đầy đủ , nhưng hễ cứ có gặp nhau là lên đường. Tuổi trẻ bây giờ rất ngạc nhiên khi biết các chú các bác quen nhau từ hồi nhỏ mà bây giờ vẫn chơi với nhau, vẫn liên lạc. Các thế hệ đi trước và đi sau có lẽ không bao giờ có được như thế? Trong các buổi họp mặt vẫn như hồi còn ở trường. Ai nói cứ nói, vẫn ồn ào, bỗ bã. Bầu BLL rất nhanh và nhất trí cao cho người được đề cử. Trong BLL thường ít thay đổi. Vì mọi người đa phần không thích dính vào chức danh này, chẳng lợi lộc gì, lại ôm phiền phức vào thân không khéo còn bị chửi chứ chẳng đùa. Như mọi người vẫn ví "vác tù và hàng tổng", là "mõ làng". Chẳng nơi đâu như BLL trường này, mất chức mà mặt rất hả hê như trút được gánh nặng. Gía mà quan chức nhà ta cũng được như thế nhỉ? Không kham nổi thì từ chức ngay cho dân đỡ khổ?
Mong rằng mãi về sau, chúng ta vẫn giữ được "tính Trỗi". Cho dù có lúc cái tính này nó làm "hại" ta không ít trong xã hội này. Nhưng nhìn chung nó vẫn là "đóa hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Đang đọc dở bài của Đạt bột và biết rằng cái tính cách này đã ngấm vào máu của những đứa con của những người lính đã đem lại một trang sử vẻ vang cho dân tộc VN.Hãy để nó giữ mãi và phát huy kể cả trong những năm tháng thăng trầm của đất nước...
Trả lờiXóaỐi giời, Đạt ơi, lại còn nói là "chiến tranh kết thúc nhanh thế" à? Đồng ý tất cả những gì bạn nói, trừ cái câu nên trên.
Trả lờiXóaTác giả đã nêu ra hộ tâm tư, suy nghĩ về hiện tượng 'Trường Trỗi'...
Trả lờiXóaTôi nhất trí với các lý giải đã nêu, nó rất thẳng thắn, đúng thực tế và chính đó là "tâm tính" của chúng ta
xin cảm ơn tác giả.
Và còn thêm tính cáhc gì nữa của chung các lớp, của riêng từng khóa không nhỉ?
Đạt nói đúng, chỉ có lính Trỗi mới có "tính cách Trỗi" - vì nhau, vì cái tập thể mang tên anh Trỗi. Tuỳ theo khả năng và cả cá tính của từng người mà cùng nhau vì việc chung (trong đó có cả việc thoả mãn niềm vui cá nhân).
Trả lờiXóaCuối '95 đang làm việc cho công ty vận tải biển Cần Thơ, nghỉ phép hơi lâu công ty kêu lên rầy rà. Cả đám Trỗi k7,k8,k9 (em Trỗi) thuê xe 12chỗ xuống họp, không bàn bạc gì cả đám nghỉ việc phát một rồi kéo nhau đi ăn chơi nhảy múa mấy tỉnh hết mấy ngày. Chuyến đó Đạt có đi chung khg nhẩy?
Trả lờiXóaTo Hòa Bình:đấy là tôi giả dụ như thế!Ai muốn chiến tranh kéo dài!Chúc mừng các bạn nữ nhân dịp 8-3.
Trả lờiXóa@To Đỗ Nghĩa:Lần đó tôi lái xe đưa cả lũ đi mà.Về SG còn đi VT chơi nữa.Mất việc mà vui.
Người xưa có câu "giầu vì bạn, sang vì vợ". Bạn Trỗi chả giúp nhau giầu, vợ bạn Trỗi chả làm chồng mình sang.
Trả lờiXóaXem ra bạn Trỗi chỉ kéo nhau đi nhậu là giỏi, quên cả việc nhà!
(Phát biểu về tính Trỗi nhân ngày 8/3)
Tính cách Trỗi do thời thế tạo ra cũng như các trường nội trú khác cũng có những tính cách riêng.. Nhưng lĩnh Trỗi quậy nhiều mà chẳng làm sao vì trường Trỗi ta có nhiều phụ huynh có ô to quá..."May mà kháng chiến thành công" hơn nữa chơi với nhau từ thời mặc quần thủng đít nên có những nhóm chơi với nhau lâu bền ...thế nhưng như anh Thành nói đúng là cũng chẳng giúp được nhau nhiều, có lẽ chỉ giúp được nhau "tiêu tiền" là chính, điều này thì ở đâu cũng có !!!
Trả lờiXóaBA