Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2009

Vùng sông nước

Mùng 6 Tết, xuất hành thăm vùng sông nước. Đi thuyền dọc theo sông Tiền ngắm các đội tàu đánh cá hùng hậu, sau đó qua sông Hàm luông thăm xứ dừa Bến tre. Một vùng quê nghèo hiện tại vẫn luôn hy vọng vào sự giàu có trong tương lai.






H1: Cầu Rạch miễu, niềm tự hào của ngành cầu đường VN và hy vọng giàu có của xứ dừa BT.









H2: Hạm đội Sài gòn.









H3: Hạm đội Tiền giang.








H4: Hạm đội Bến tre.







H5: Rừng dừa cao chẳng thấy, chỉ toàn dừa nước ven kinh.









H6: Đặc sản xứ dừa (kẹo dừa).












H7: Buồng chuối trăm nải.











H8: Đàn ca tài tử Nam bộ.








H9: Bến phà Rạch miễu- Giã từ dĩ vãng.

8 nhận xét:

  1. Có cái hình chụp "ngược" nắng mờ mờ ảo ảo. Hay!

    Trả lờiXóa
  2. H9: "Bến phà Rạch miễu- Giã từ dĩ vãng" là chưa đúng đâu. Do độ dốc của cầu khá lớn nên xe từ 70T trở lên sẽ vẫn phải qua sông bằng phà.
    Có thể qua phà cả trăm lần nhưng các bác có để ý:
    -Miền Nam kêu phà là "bắc". Đến giờ hẳn nhiều người vẫn tưởng đó là tên địa danh. Dân Bắc hay nói "đi phà Bắc Cần Thơ" là vậy.
    - Hồi xưa, ngoài bắc dùng ca nô, tàu kéo buộc áp vào mạn phà nên xoay trở rất khó khăn, thao tác phiền phức. "Bắc" chạy được cả 2 đầu, mỗi "đầu" đều có 2 hệ chân vịt( nên không cần quay đâu). Ca bin "bắc" rất cao nên quan sát lái dễ dàng ...
    - Mố của "bắc" hình lục giác nên "bắc"có thể cập vào bất kỳ vị trí nào để cho xe lên. Ngoài miền Bắc, xưa chỉ là một cái bến dốc, khi cặp phà rất khó vào đúng vị trí(do nước chảy xiết),tay nghề non vào ra nhiều lần mới cặp bờ được.

    TM

    Trả lờiXóa
  3. "Bắc" (như "bắc Cần thơ") là một loại phà có tính năng kĩ chiến thuật như trên, đúng rồi, nhưng "Bắc cạn" thì ... không phải thế. "Bắc bu" lại càng không phải.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị các bác cho biết thêm về những cái rọ treo đầy trên thuyền và đống đá. Chắc không phải dùng làm "củ đậu bay" để ném cá?

    Trả lờiXóa
  5. Các bọ có nhận xét gì về cac Hạm đội tàu cá. bay chừ nó không còn nguyên bản mẫu ghe ngày xưa.Ghe miền Tây có đặc trưng nguyên mẫu là ghe Kiên Giang.Ngày trước chỉ cần ngó qua là biết đâu lá ghe miền Tây, ghe miền Trung.Ghe miền Trung còn giữ dáng dấp xưa,còn ghe miền Tay bay giờ làm giống ghe Thái.Đặc diểm của ghe Thái là chịu sóng tốt, nó hoạt động bình thường khi sóng to gió lớn, xa bờ .
    Múa may tí chút nhờ các anh giai chỉ giáo.
    DS

    Trả lờiXóa
  6. Cái thớt trông sướng nhỉ.
    Nhưng mà làm kẹo chuyên nghiệp thì có vẻ như cần bộ dao cầu có cái dưỡng đẩy kẹo theo kích thước cố định hay hơn chứ?

    Trả lờiXóa
  7. - TQ lại muốn cơ khí hóa và tự động hóa rồi.Không khó. Cái thành công lớn nhất ở đây là bà chủ kẹo dừa bị bọn Trung quốc "chôm" bản quyền đưa sang tận Hải Nam Sx và dán nhãn "kẹo dừa Bến Tre" (bán cho dân TQ). Bà chủ đã sang tận bển , đấu tranh thắng lợi, giữ được thương hiệu kẹo cho quê hương.
    -ĐH: Tàu cá kiểu này chỉ có hầm lạnh để chứa cá, không máy lạnh mà dùng nước đá xay. Chủ tàu chắc được thuê thả rọ đá( chân kè) kiếm thêm chút đỉnh.
    TM

    Trả lờiXóa
  8. @Bác TQ: Thấy kẹo miếng to, miếng nhỏ. Nhưng họ chẳng quan tâm đến kích thước, thế mới lạ! Chỉ có khâu ép nước cốt dừa là dùng cơ khí.
    @bác TM: Cũng có thể, bên TG thì lở, bên BT thì bồi.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!