Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Đánh giá sự giúp đỡ của Trung quốc trong kháng chiến chống Pháp


Bài do Nguyễn Phương Tuấn gửi cho Út Trỗi

Nguyễn Thế Nguyên
(Thân phụ Nguyễn Phương Tuấn K8)


I.Năm năm (1945-1950) chiến đấu trong vòng vây, đã tạo được những yếu tố cơ bản để ta chuyển sang giai đoạn phản công.

1.Xây dựng được ba thứ quân lớn mạnh gồm hàng triệu dân quân du kích, nhiều trung đội, đại đội, tiểu đoàn địa phương, tỉnh và huyện, một số đại đoàn và nhiều trung đoàn chủ lực làm cơ sở để xây dựng khối cơ động chiến lược sau này. Tuy trang bị còn kém, còn phải dùng dáo mác, thiếu đạn dươc, thuốc nổ. Nhiều trung đoàn đánh nhiều đã được trang bị bằng vũ khí cướp được của địch.

2.Giữ được vùng chiến khu tự do khá rộng: Việt bắc (buộc địch rút Bắc cạn), Thanh Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi Bình Phú tự cung tự cấp, bị bao vây bốn mặt, khó khăn về kinh tế.

3.Phát triển được chiến tranh du kích mạnh mẽ sau lưng địch, buộc địch phải ơ phân tán đại bộ phận binh lực ra chiếm đóng, chỉ còn hai trung đoàn cơ động chiến lược và ba tiểu đoàn dù.

4.Mở chiến dịch tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực đã có bước phát triển quan trọng. Quân ta đã đánh tập trung từng tiểu đoàn, trung đoàn diệt gọn cứ điểm đại đội địch, phục kích diệt hàng tiểu đoàn địch.

5. Ta đã giúp đỡ Trung Quốc đưa một đơn vị du kích ở Hoa Nam sang Việt nam cuối năm 1945, thành lập một d mật danh là “d Việt Bắc” đưa vào khu 4 huấn luyện và trang bị đầy đủ và đưa trở lại Vân Nam hoạt động. Ta đã đưa gần hai trung đoàn sang đánh Tưởng ở khu Tôn Vạn Đại Sơn.


II.Sự giúp đỡ của Trung Quốc rất quan trọng để mở chiến dịch Điện Biên Phủ

1.Mùa hè năm 1950, Trung Quốc đã trang bị cho f 308, e209, e98, 1 d sơn pháo bằng vũ khí lấy được của Tưởng. Ta đã loại được gươm giáo ra khỏi trang bị chủ lực, có thêm đạn dược và thuốc nổ.

2.Trung Quốc huấn lưyện chiến thuật đánh công kiên cho các đơn vị nói trên, một cách đánh mà ta đã có khá nhiều kinh nghiệm nên tiếp thu cách đánh của Trung Quốc rất nhanh. Đặc biệt ta học thêm của Trung Quốc cách liên tục bộc phá để mở cửa.

3.Trung Quốc giúp ta về lương thực thực phẩm, bảo đảm hậu cần để đánh Biên giới.
4.Trung Quốc góp ‎ kiến về cách đánh. Sau khi anh Văn đi trinh sát Cao Bằng và thấy không nên đánh Cao Bằng mà nên đánh Đông Khê thì Trần Canh sang và đồng ‎‎ ý nên đánh Đông Khê, vận dụng cách đánh “điểm diệt viện”.

5.Trung Quốc góp ‎ kiến về cách chỉ đạo thực hành chiến dịch.

6.Kiến thức của cố vấn Trung Quốc là cao, nhưng cũng có cán bộ của ta không phục Trung Quốc.

III.Cố vấn giúp ta mở ba chiến dịch ở đồng bằng là cố ‎‎y đánh vào chỗ địch mạnh nhất, ta chưa có kinh nghiệm nên làm theo cố vấn

1.Sau Biên giới, cố vấn giúp ta mở chiến dịch Trung du là nơi địch có thể nhanh chóng cơ động lực lượng đến và phát huy ưu thế về không quân (bom na pan), về pháo binh, về cơ giới, ta không đánh được bị thương vong.

2.Sau Trung du, cố vấn giúp ta mở chiến dịch đường 18 nơi địch có ưu thế về tàu chiến, ta tiếp tế rất khó khăn, địch cụm lại ta không đánh được.

3.Sau đường 18, cố vấn lại giúp ta mở chiến dịch Hà Nam Ninh, nơi địch có ưu thế về tàu chiến và xe lội nước. Ta cấp tốc cơ động lực lượng đi vòng 500 Km, chỉ đánh được vài trận, địch cụm lại ta rút.

4.Không phải cố vấn không rõ nguyên tắc của Mao, họ giúp ta đánh vào nơi địch mạnh nhất Đông Dương là cố ‎ làm ta mất thế chủ động dành được sau Biên giới nên ta gặp khó khăn trong việc mở chiến dịch đánh lớn. Đờ Lát càn mạnh địch hậu nên chiến tranh du kích cũng bị suy sụp nghiêm trọng.

5.Uy tín của cố vấn suy giảm, đồng chí Trần Đăng Ninh nói riêng với cán bộ ta “phép màu của cố vấn đã hết”.

IV. Cố vấn đề nghị ta chuyển sang đánh du kích lâu dài

1.Cuối tháng 7 năm 1951 Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh về nước. Phó tổng cố vấn Mai Gia Sinh gửi Tổng Quân Uỷ ta một bản kiến nghị. Lúc bấy giờ tôi giữ chức Trưởng ban bí thư Bộ Tổng tham mưu được đọc và dịch ra tiếng Việt bản kiến nghị đó. Bản kiến nghị gồm mấy điểm sau:

a) Chuyển sang chiến tranh du kích lâu dài.

b) Thôi không mở các chiến dịch của chủ lực nữa.

c) Mỗi đại đoàn luân phiên cho hai trung đoàn vào địch hậu đánh du kích, còn một trung đoàn ở ngoài chỉnh huấn.

d) Đại đoàn công pháo đưa sang Vân Nam huấn luyện
Rõ ràng đưa quân ta đánh vào Đồng bằng làm mất thế chủ động sau chiến dịch Biên giới là để đi đến kiến nghị “phải tiến hành chiến tranh du kích lâu dài”, kìm hãm thắng lợi của cuộc kháng chiến, vì chỉ đánh du kích, không đẩy mạnh đánh tập trung thì không thể đánh tiêu diệt lớn, giải phóng đất đai.

Sau này đánh Mỹ,Trung Quốc cũng khuyên ta không vượt vĩ tuyến 17. Sau khi Miền Nam nổi dậy, đánh du kích kết hợp đánh lớn, Trung Quốc cũng khuyên ta nên đánh du kích lâu dài. Nếu chỉ đánh du kích lâu dài, không đánh tập trung lớn thì làm thế nào giành được toàn thắng năm 1975? ‎

Y đồ của Trung quốc muốn ta chỉ đánh du kích là nhất quán vì họ không muốn có một nước Việt Nam độc lập thống nhất.

2.Đương nhiên ta không chấp nhận‎ y kiến chuyển sang đánh du kích do Trung Quốc kiến nghị năm 1951.

Khi địch đánh Hoà Bình, ta mở chiến dịch Hoà Bình kết hợp dùng các đại đoàn chủ lực đánh địch trên Sông Đà và đường số 6 vận dụng 2 đại đoàn vào địch hậu đồng bằng Bắc bộ phát động quần chúng nổi dậy phá tề diệt gian, đánh du kích rộng rãi, cuối cùng buộc địch phải rút khỏi Hoà Bình. Trong chiến dịch Hoà Bình, đoàn cố vấn chỉnh huấn ở Bắc cạn không tham gia. Ta hoàn toàn tự lực, vận dụng đánh du kích với đánh tập trung, không nghe cố vấn chỉ đánh du kích là đúng.

V. Sau chiến dịch Hoà bình, ta xác đinh rõ ràng, hướng mở chiến dịch của chủ lực là nơi địch yếu, phân tán ở rừng núi, nơi địch khó phát huy ưu thế về binh khí kỹ thuật. Cố vấn phải
nhất trí với ta, không thể xui ta húc vào đồng bằng nữa.

1.Một ngày trước khi địch rút khỏi Hoà Bình, đồng chí Văn đã giao cho đồng chí Bùi Quang Tạo và Bằng Giang chuẩn bị chiến trường Tây Bắc. Chiến dịch Tây Bắc đã giành thắng lợi.

2.Sau Tây Bắc là chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch này cũng thắng lợi.

3.Sau khi địch rút khỏi Nà Sản, các hướng ta mở chiến dịch đều ở rừng núi, trong đó cố kéo địch lên Tây Bắc để quyết chiến. Kết quả ta kéo được địch lên Điện Biên Phủ.

VI. Cố vấn Trung quốc và Điện Biên Phủ

1.Lúc đầu, Mai Gia Sinh làm kế hoạch đánh nhanh, giải quyết nhanh (đánh xuyên tâm).

2.Sau đồng chí Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển sang đánh chắc, tiến chắc (bóc vỏ).

3.Trung Quốc giúp đỡ về vũ khí, đạn dược, lương thực, xe cộ cho Điện Biên Phủ ở mức hạn chế. Sau hoà bình lập lại, 6 tháng sau, để loại các trang bị cũ, họ có thể giúp ta hàng trăm khẩu pháo, hàng vạn phát đạn.

4.Trung Quốc không giúp ta xây dựng thêm 2 f nên ta không có điều kiện phát triển thắng lợi.

   VII. Kết Luận

Trung Quốc có giúp ta. Ta rất cám ơn nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc ta giành được thắng lợi lớn.

Nhưng họ luôn luôn kiềm chế việc giành toàn thắng của ta để kìm hãm ta giành độc lập thống nhất hoàn toàn, đó là cách họ chơi con bài Việt Nam với bọn Đế Quốc.

Ngày 16 tháng 3 năm 2004




1 nhận xét:

  1. Ta thắng ở Điện biên phủ một phần cũng do anh ba Tàu kẹo. Thế này nhé:

    Vào giai đoạn từ sau chiến dịch biên giới trở đi, ảnh cho ta 24 khẩu lựu pháo 105 ly (có tài liệu nói ảnh cho 23-22 khẩu, ta "tăng gia" 1-2 khẩu, tổng cộng 24). Lẽ ra ảnh phải cho súng Nga và là súng mới, nhưng vì kẹo, nên ảnh cho 105 thu hồi được từ quân đội Tưởng. Đó là súng Mỹ séc-cơn-hen. Rứa Việt minh mới gặp may:

    - Bước vào chiến dịch Điện biên, ảnh cho ta nhõn 3.600 quả đạn 105 ly và mãi tới khi chiến dịch đã kết thúc thì 7 ngàn mấy quả đã về tới ... biên giới Việt - Trung. Nếu xài súng Nga thì ta toi rồi (trong chiến dịch Điện biên ta đã thực bắn 20.000 phát 105) vì lấy đâu ra đạn.
    - May hồi nớ anh thực dân Pháp được Mỹ viện trợ (80%) nên Việt minh mới có "cửa" để mà "tăng gia" đạn.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!