Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

TGV - Sản phẩm từ sáng chế của bạn Trỗi

Đã lâu không gặp bạn, tối qua Thế Hùng gọi điện mời hôm nay sang trường ĐH Nông nghiệp dùng cơm trưa với cậu cùng mấy anh em Trỗi K8. Nghĩ bụng, quái lạ ông bạn ở Hà nội lại mời ăn trưa tại Trâu quỳ?
Xưởng sản xuất TGV
Đến mới biết nguyên nhân. Ông bạn có món củ cải đen được bạn bè từ Sóc trăng gửi cho, cậu làm món vịt hầm củ cải đen muốn mời bạn bè cùng thưởng thức. Quả thật khi vịt được hầm với củ cải đen thì đây đúng là món hợp cho mấy lão có bộ nhá kém. Đồng thời TH cũng muốn giới thiệu với bạn bè cơ ngơi tại đây (Viện Lúa - Đại học NNHN) đang sản xuất một loại vật liệu xây dựng rất phù hợp với người tiêu dùng Việt nam mà cậu đã nghiên cứu và ứng dụng thành công.


Bên chồng sản phẩm gỗ TGV
 Đa số lính Trỗi các khóa trên đã nghỉ hưu, số còn lại các khóa dưới cũng chỉ còn vài ba năm nữa là hạ cánh, nhưng với Thế Hùng hiện giờ vẫn đang là độ sung sức để làm việc. Đã vào độ U60 nhưng cậu vẫn còn say sưa nghiên cứu tìm tòi, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. Từ đề tài biến ánh sáng thành điện năng cho đến sáng chế biến vỏ trấu thành vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.  
 Việt Nam vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Từ ngàn đời nay, hạt gạo đã gắn liền với sự phát triển của dân tộc VN. Sản phẩm do cây lúa tạo ra gồm có gạo để ăn, cám làm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm phụ là rơm rạ, vỏ trấu. Những sản phẩm chính được sử dụng ngày càng hiệu quả, không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, mà còn có giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, sản phẩm phụ ngày càng ít được sử dụng. Nông dân đốt rơm rạ ngoài đồng, đổ trấu xuống kênh rạch, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.
TGV (Trấu - Gỗ - Việt)
 Một trong số những nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả việc sử dụng trấu và rơm rạ đó là đề tài nghiên cứu sản xuất gỗ sinh thái TGV từ vỏ trấu của Viện nghiên cứu lúa - ĐHNN HN, và Viện Vật Lý - Viện KHCN VN do Thế Hùng chủ trì. Qua giới thiệu của cậu, được biết công trình bắt đầu từ năm 2006 và đến năm 2008, đề tài nghiên cứu làm gỗ từ vỏ trấu thành công. Tháng 6.2010, sản phẩm đầu tiên đã được sản xuất thành công tại Trường Đai học Nông nghiệp Hà Nội.
Trong ngôi nhà 2 tầng TGV
Bộ bàn ghế TGV
Thế Hùng cho biết: "gỗ TGV có độ bền cơ lý tương đương gỗ tự nhiên, cụ thể: khả năng chịu uốn, nén, tỷ trọng cao hơn gỗ tự nhiên, không ngấm nước do đã loại bỏ được kết cấu lỗ bên trong cùng với loại keo kết dính đặc biệt. Hệ keo cũng chính là bí kíp cốt lõi trong công nghệ biến trấu thành gỗ. Đặc biệt loại keo này không dùng formandehit, do đó không làm ảnh 
Ngôi nhà nhỏ hoàn toàn dùng TGV
hưởng tới môi trường. Nhiệt độ sử dụng của loại gỗ này từ - 400C đến + 1200C nên phù hợp với điều kiện khí hậu của các nước khác nhau như nóng ở Việt Nam, lạnh ở các nước Châu Âu. Khả năng chịu nhiệt của loại gỗ này là hơn 2000 độC trong khi gỗ thông thường khả năng chịu nhiệt chỉ khoảng 1750C, có thể dùng làm đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, mái che thay vì dùng ngói hoặc tôn, vách ngăn, các công trình ngoài trời, công trình trên biển…miễn dịch với mối mọt". Đang nghĩ đến việc sửa chữa chống nóng cho ngôi nhà của tôi, sáng nay có dịp tận mắt chứng kiến sản phẩm TGV của Hùng thì đây chính là sản phẩm  đang cần cho việc cải tạo chống nóng một phần nội thất. Vật liệu TGV này vừa nhẹ, độ bền cao mà giá thành hợp lý, cộng với việc thi công không phức tạp.
Rất nể phục ông bạn, trong khi đa số cùng trang lứa đã an phận với tuổi tác thì cậu vẫn còn rất ham mê với công việc nghiên cứu tìm tòi phục vụ lợi ích xã hội.
Thêm một dịp để khám phá và hiểu thêm về một ông bạn Trỗi.
PS: Khu xưởng của TH nằm trong khuôn viên Viện nghiên cứu lúa, bên cạnh là những thửa ruộng trồng quanh năm những giống lúa mới, lúc nào cũng ngào ngạt hương lúa, không khí ở đây trong lành, bác nào có "bất mãn" với quản giáo, cậu ta sẵn lòng mở rộng cửa mời sang "thư giãn", tại đây có phòng nghỉ TVG đầy đủ chăn màn, phục vụ các bác "an dưỡng" trong thời gian "dạt vòm". Thêm nữa ông chủ còn có sản phẩm rượu ngâm củ sen rất tốt cho trị chứng mất ngủ.
Công nghệ gỗ trấu TGV
Tính năng của sản phẩm TGV 
Thêm hình ảnh về sản phẩm TGV


26 nhận xét:

  1. Thế Hùng thật tuyệt!Cậu luôn nghĩ đến làm ra sản phẩm sử dụng vật liệu trong nước cho người dân.Nhưng tôi chưa biết s/p TGV này có cạnh tranh đc với hàng Tàu và các nước khác không,vì cái này mới quan trọng!

    Trả lờiXóa
  2. Mời bác TM k4 vào đây phát biểu.
    Bác TM k4 là người chuyên đổ vỏ (trấu) xuống kênh rạch, đã bắt tay với nhiều đoàn khoa học gia chế trấu thành điện, thành gỗ, thành thanh đun nấu,... cái nào cũng thành công cả.
    Có điều vận chuyển trấu về nơi chế biến lại có phí cao quá, sản phẩm làm ra không gánh nổi.
    Có lẽ cần sơ chế phân tán, thí dụ nghiền thành bột trấu, ở vùng nguyên liệu để giảm phí vận tải (nhờ tăng trọng khối)?

    Trả lờiXóa
  3. Mới đọc qua tưởng Thế Hùng phát minh ra tầu Tầu cao tốc TGV cạnh tranh với Pháp, hóa ra là gỗ từ trấu, vốn thiết thực hơn nhiều, giỏi thật, nếu có chương trình khuyến mại anh em ta đăng ký mua mà dùng, mình cũng muốn mua một ít chống nóng chắc tốt lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Xưởng của Hùng qui mô nhỏ, có gần chục thợ, có nhu cầu, thợ sẽ làm từ A --> Z. Ưu điểm về thi công gọn nhẹ, tiện lợi cho cải tạo không dính dáng gì đến xi măng, vữa cát...sạch nhà. Đang ở mà cải tạo nhà ngại nhất việc này.
    Theo như Hùng nói: "Mấy hôm hè nóng, ngoài trời 35 độ thì trong ngôi nhà nhỏ (trong ảnh) làm hoàn toàn bằng TGV chỉ 25 độ, dùng TGV làm mái thay tôn không bị ồn khi trời mưa, giá thành tính sơ bộ khoảng trên dưới 2t/m2 (kể cả công lắp đặt" như vậy là tương đối hợp lý.

    Trả lờiXóa
  5. 2tr/m2, em có cái nhà lợp lá cỡ 150m2 mái, chuyển đổi sang tầu nhanh TGV thì hơi bị khó. Bán cả cái nhà ấy đi chưa đủ tiền mua lại cái mái :)

    Trả lờiXóa
  6. Thế anh em 'mang tính Trỗi'có được trừ % không nhỉ? mình có mấy phòng, mỗi phòng 9m2.5 mặt= 45m2.2t=90 triệu .4 phòng=360 triệu, = xây nhà mới! hehe!

    Trả lờiXóa
  7. Liệu cơm gắp mắm thôi! Có nhiều làm nhiều, có ít làm ít, ko có...khỏi làm. Nếu "mang tính Trỗi" thì "được" CỘNG thêm %

    Trả lờiXóa
  8. Không ngờ bạn Vinh có bài rất hay về gỗ trấu. TGV là Trấu Gỗ Việt, không phải tàu cao tốc TGV của Pháp. Mình đính chinh lại, giá làm nhà băng gỗ trấu là 2tr/m2 cho 1 met vuông xây dựng tron bộ, không phải là một mét sàn gỗ. Nếu kết cấu đơn giản còn rẻ hơn. Ví dụ một cái nhà vườn 30m2 thì 60 tr. Nhà này sẽ rất mát, nếu trang bị sịn sẽ rất sang trọng. Còn dùng để cơi nới, cải tạo thì có thể rẻ hơn nhiều. Ở Dà năng và nhiều vung ven biển ngừoi ta dung loại vật liệu này để làm các resort cao cấp.
    Thế Hùng sẵn sàng phục vụ các bạn Trỗi với tinh thần Nguyễn Văn Trỗi. Trân trọng cám ơn Vinh và các bạn.

    Trả lờiXóa
  9. Đấy nhé! Chính chủ đã lên tiếng, các bác cứ "liệu cơm gắp mắm". Chưa gì các bác đã vội ì xèo.

    Trả lờiXóa
  10. Này Thế Hùng có nhớ bữa ghé Long Xuyên tôi với Vũ cháy đưa cậu đi Cần Thơ thăm và tìm mối liên kết với các cơ sở xay lúa ở Nông trường Cờ Đỏ không? bữa đó chủ cơ sở tặng cậu mấy bao tải vỏ trấu đã chế biến ép thành thỏi ( cậu còn chụp hình và ghi nhận toàn bộ công nghệ xản xuất) mới đó mà đã ngâm cứu thành công, xem ra giá thành phẩm của cậu cao quá (chắc chủ yếu tiền keo phụ gia.....) lẽ ra cậu phải khuyến mãi cho không anh em Trỗi chứ để quảng cáo sản phẩm rùi mới bán cung chưa muộn. Chúc mưng cậu thành công.

    Trả lờiXóa
  11. Tamthuduc:Quá tam 3 bận,còm dày quá.

    Trả lờiXóa
  12. Từ tết đến giờ không thấy tin tức gì của bạn . Hỏi thăm Tú Tùng cũng không biết tin thì ra bạn vẫn khỏe và công việc vẫn ổn . Chúc mừng sản phẩm của bạn.

    Trả lờiXóa
  13. -@TH: Tôi rất quan tâm đến đề tài này. Đề nghị bạn cho biết lý do vì sao sản phẩm "chưa đi được vào cuộc sống"???

    Trả lờiXóa
  14. Thế Hùng mà toi còn "Công Chình này kia" để lại cho đới chứ tui...cú wá đi đặt làm trước mộ bia cho mình: "Nơi đây yên nghỉ 1 người trọn đời ăn tục nói fét", chưa đã, biên soạn Thơ mình thành "TK8 thi tập" nhưng nhà xuất bản từ chối: chúng tôi chỉ nhận "Thơ nói fét NGHIỆP DƯ", CHUYÊN NGHIỆP như bác fải gửi cho BẦU KIÊN duyệt.

    Trả lờiXóa
  15. Mình xin trả lời bạn Minh Thanh, tại sao đề tài này chưa đi vào cuộc sống. Có thể do lý do kỹ thuật, mầu sắc còn đơn điệu, hình dáng còn thô, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng. Hoặc do bọn mình còn kém về công tác marketing, cũng có thể vì nhân dân nói chung vẫn thích gỗ tự nhiên hơn.
    Và mình cũng muốn nói vài lời với Phùng Thanh Sơn. Chính bạn đã cùng Vũ Cháy đưa bọn mình đi đò dọc trên mấy con kênh ở Ô Môn để tìm nhà đầu tư. Nhà đầu tư ấy (ông Tu Thạch, bạn Vũ Cháy) mấy lần liên lạc muốn làm gỗ trấu rồi lại thôi. Có lẽ họ thấy công việc nặng nhọc lại ít lãi, chủ yếu là lấy công làm lãi, nên đắn đo. Nhưng dẫu sao mình nghĩ dần dà những cánh trấu mong manh sẽ đi vào cuộc sống. Mình có niềm tin như vậy. Có thể năm, mười năm nữa đề tài này mới tiến lên được. Dẫu sao được các bạn quan tâm là một sự động viên lớn lao cho bọn mình rồi. Như Quang Vinh đã nói, mình mời các bạn đến xưởng gõ trấu, trước hết là để thư dãn tại một nơi không xa Hà Nội. À nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của Tuấn NGO đấy. Bạn ấy thường sang đây, ăn cơm rau, mặc quần short, nói chuyện vui. Có hôm mình thịt chó, mời Tuấn NGO sang giảng chuyện giang hồ cho Toàn Thắng. Toàn Thắng khoái lắm, bảo còn Khoái hơn đi họp chi bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào chú Thế Hùng. Cháu có thể xin số điện thoại của chú để liện lạc được không ạ

      Xóa
  16. Nói thẳng không sợ bạn Thế Hùng mất lòng nhé:
    SP của bạn không đi vào cuộc sống vì nó không có mac 3D.

    Trả lờiXóa
  17. Sản phẩm từ trấu làm vật liệu xây dựng không phải mới, tuy nhiên ở đây không nói rõ giá thành mái, tường bao, cửa sổ, cửa ra vào, v.v... và khung xương của nó là bao nhiêu. Thế Hùng chỉ nói chung chung là 2 triệu/m2 xây dựng thì giá chưa hấp dẫn lắm.
    Có thể liên hệ với Thế Hùng để biết thêm chi tiết vì nhu cầu nhà giá rẻ là khá cao.
    VHNam k.7

    Trả lờiXóa
  18. Hy vọng có zịp ra HN thăm giây chuyền sản xuất của cậu.

    Trả lờiXóa
  19. Sản phẩm này, do thi công đơn giản, theo tôi rất thích hợp cho nhà "nhảy dù" hoặc các chung cư "đeo ba lô" :)
    Sản phẩm có ưu điểm vượt trội:
    1. Độ giãn nở thấp
    2. Chịu được ở nhiệt độ cao hơn gỗ
    3. Độ thẩm thấu thấp
    4. Độ đàn hồi cao
    5. Không mối mọt
    6. Không mục giữa
    7. Thi công đơn giản
    8. Không bị tác động bởi tia UV
    Nguồn Ở ĐÂY

    Trả lờiXóa
  20. Thế Hùng:20 lời góp chứng tỏ có rất nhiều người quan tâm đến sp của bạn.Phần còn lại là làm sao đưa sp đến cho nhiều người dân còn nghèo trên mọi miền đất nước có nhu cầu?Một sp của trí tuệ VN và nguyên liệu hoàn toàn VN,nhưng phải đưa đến tận tay nhiều người VN sử dụng vì bây giờ có rất nhiều sp cạnh tranh từ nước ngoài.
    Nói thêm:Anh Thanh Minh là anh của Phong tĩn khóa mình,ảnh học K4.

    Trả lờiXóa
  21. Chào bạn TH:
    -Tháng 4/1975 vào các căn cứ Mỹ, bọn tôi cưa các tấm gỗ dán (Mỹ),dày 20-30mm đóng đồ chơi. Loại gỗ dán này ngâm trong nước hàng tháng trời vẫn tốt. Thật ấn tượng- đó chính là công nghệ và chất lượng keo dán.
    -SP "trấu-nhựa" của bạn? Chẳng phải riêng tôi mà hàng triệu người đang mỏi cổ ngóng chờ. Không phải "do lý do kỹ thuật, mầu sắc còn đơn điệu, hình dáng còn thô, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng. Hoặc do bọn mình còn kém về công tác marketing, cũng có thể vì nhân dân nói chung vẫn thích gỗ tự nhiên hơn" đâu. Đó chỉ là nguyên nhân phụ,dễ khắc phục."Hữu xạ tự nhiên hương". Một sản phẩm có chất lượng tốt ổn định, giá thành thích hợp(k dám nói rẻ),thị trường sẽ chấp nhận. Người dùng thích "kiểm nghiệm SP" qua thực tế sử dụng. Tiếc thay đó lại là cách chính xác và hữu hiệu nhất.

    Trả lờiXóa
  22. toi biet THE HUNG gioi lam CHUC MUNG ban chuc ban THANH CONG

    Trả lờiXóa
  23. Hay thật. Từng được nghe Thế Hùng giới thiệu muốn đưa ra đảo Trường Sa. Cũng đã nhờ anh em Trỗi ở HQ kết nối, song anh ấy lại về hưu rồi. Nay thấy sản phẩm của Hùng vào được cuộc sống. Xin chúc mừng!

    Trả lờiXóa
  24. chào chú. Phiền chú cho cháu xin số điện thoại liên hệ của chú Thế Hùng. Cháu là Kts có nhu cầu sử dụng vật liệu gỗ rơm này. cảm ơn chú ạ

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!