1. Thú thực là
tôi đã khóc khi nghe và nghĩ đến Sông Tranh. Trong thời buổi nước mắt
(không… cá sấu) là thứ xa xỉ, phải nói thật là cảm xúc chia sẻ với nỗi
khổ của nghững người dân nghèo Quảng Nam đang ngày đêm “sống trong sợ
hãi” cũng chưa làm tôi bật khóc; song tôi đã trào nước mắt vì uất nghẹn
trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của những người có trách nhiệm khi họ
nói về Sông Tranh.
Bia
miệng sẽ để đời câu nói không có tính người của bà Ngô Thị Lư, Đoàn
nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu: “Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới
nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Chính quyền nên
giáo dục lại dân.”
Lòng
dân thêm một lần “rung chấn” với phát ngôn: “Dân nên chia sẻ và hy sinh
cho thủy điện!” của ông Trần Văn Hải, Trưởng ban Quản lý dự án thủy
điện 3.
Xã
hội nổi giận trước sự ráo hoảnh “đá bóng trách nhiệm” của quan chức Bộ
Công thương về việc phê duyệt “cái gọi là báo cáo tác động môi trường”
được làm theo phương pháp “copy and paste”: “Ở đây, Bộ TNMT phải chịu
trách nhiệm trong việc xây dựng báo cáo”.
Và
dư luận nhếch mép cười ruồi trước lời khuyên “Người dân và chính quyền
tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là… chân
lý” của ông Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn… “Điên nặng”.
2. Khi nghe những phát ngôn này, trong tôi bật lên những câu hỏi:
Tại
sao một nhà khoa học (chẳng biết có thật không?!) được nuôi dậy bằng
tiền của nhân dân lại có thể quay lại xỉ vả dân như vậy?
Tại
sao ông Trưởng ban Quản lý lại có thể mở mồm đòi hỏi thêm ở nhân dân sự
hy sinh? Nhân dân đã hy sinh như thế còn chưa đủ hay sao?
Tại
sao vị quan chức bộ kia lại có thể điềm nhiên phủi tay với cái báo cáo
“thơm mùi mỡ hành” và là liều thuốc đầu độc nhân dân, mà cấp dưới của
mình làm “đầu bếp”?
Và tại sao ông Phó ban nọ không tự vấn, vì sao nhân dân lại không tin vào kết luận của các “nhà khoa học”?
3.
Nhìn từ Sông Tranh, người ta thấy rằng, chưa bao giờ sự vô cảm lại… vô
cảm đến thế! Chưa bao giờ người dân lại nhiều trách nhiệm đến thế! Và
chưa bao giờ người dân lại cô đơn đến thế!
Thuỷ điện Sông Tranh là một vở bi kịch đang được hài kịch hoá.
Khi đến tận cùng nỗi đau, người ta thường trở lên hài hước.
Và khi đến tận cùng nỗi đau, người ta cũng rất dễ vùng lên!
NN st
NN st
Tôi có đọc bài " Làm dân khó quá" xin trích lại để anh em tham khảo:
Trả lờiXóa"Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp thì không làm được cách mạng. Tình trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn mòn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.
Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của mình. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “bình dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi thì cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.
Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ thì họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!"
Có hai cách và chỉ có 2 cách này thôi :
Trả lờiXóa1. Thay dân .
2. Thay quan .
Chọn đi .
Đúng là dân dốt thật. Biết là làm dân khó, vậy mà chẳng ai xung phong làm quan cho nó nhiều bổng lộc, dễ cướp giật tiền công,tha hồ chửi mắng dân đen mà chẳng ai làm gì được.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa