Hôm rồi tôi và anh Chí được mời ăn giỗ bác Ba Tạo ( Nguyễn Văn Tạo). Anh Chí mải ăn nên không biết, còn tôi may mắn được chiêm ngưỡng một kỷ vật của bác Tôn tặng bác Ba .
Tôi xin mạn phép nhà anh Tlai giới thiệu về kỷ vật này. Vâng , đó chỉ là một cái batoong đen bóng như gỗ mun, khá nặng như làm bằng sừng trâu vậy. “Cây gậy” này thực ra vừa là kỷ vật nhưng đồng thời cũng là báu vật. Nó là báu vật thật đấy AE ạ. Báu vật “độc” nhất thế giới luôn. Nó vượt xa tất cả trí tưởng tượng phong phú của mọi người. “Cây gậỵ” đó, nếu được xem xét đúng mức sẽ tựa như quả bom nổ giữa các Phòng nghiên cứu sinh học thế giới.
Xin gửi đến các bạn lời kể của chị Thủy (con Bác Ba). Đọc xong, các bạn sẽ thấy mấy lời “phi lộ” bên trên của tôi thật khiêm nhường:
“…Đây là cây gậy của bác Tôn cho ba chị. Bác Tôn nói với bác Ba : cây gậy này là …cọng râu của một con tôm hùm. Anh em tù mình, khi làm cầu tàu Ma Thiên Lãnh( Côn Đảo) bắt được đem làm gậy tặng tui. Bữa đó mần con tôm, thịt chứa đầy hai thùng thiếc lớn, ae ăn xong nhiều người bị đau bụng phải xách quần chạy…”.
* Ảnh anh Triều( anh của TL) và cọng râu tôm.
SG 30/8/2011
Oài!
Trả lờiXóaLâu lắm UT mới hân hạnh được bác TM góp bài. Mà UT này thành viên đăng bài "đông" như quân Nguyên dễ đến những 50 chục vị ấy chứ! Quay đi quay lại chỉ thấy mấy lão K6LS, HMK6 và 1, 2 lão nữa chịu khó chăm bón. Có lão thì lặn luôn 1 hơi một hai không trở lại?
Rất cảm ơn bác.
Các phòng thí nghiệm sinh vật học thế giới có bị "ăn" trái bom chưa thì không biết, chớ Uttroi "ăn" rồi! Điếc hết con ráy, nên hết mổ cò còm nổi!
Trả lờiXóa4 SG
He he . Ăn con tôm xong rồi còn phải xử lý tiếp 5 trái nho bằng cái mũ bảo hiểm xe máy .
Trả lờiXóaK6LS
À, con tôm này tôi đã nghe kể rồi, đúng đấy, nghe nói nó to lắm, chiều ngang có ba mét, mà chiều dài những ba trăm phân (cm). cái đoạn râu này phải ép giữa hai chân chàng TM ba tháng mới thẳng dược như vậy đấy, hehehe!
Trả lờiXóaKhông biết con tôm hùm ra răng. Chứ anh Triều trông rất nhẹ nhõm, không gầy hơn ngày xưa bao nhiêu, thế là tốt đấy.
Trả lờiXóa"Cây gậy" này quá "độc"! Đó là chưa kể tới huyền sử của nó với bác Tôn, bác Ba và Ma Thiên Lãnh.
Trả lờiXóa@ aTLai: Thắc mắc: bác Ba rời Côn đảo năm 43 do tây áp tải về sao có thể mang theo "cây gậy" này nhỉ?
@ NVQ: dạo này AE chỉ thích viết bài bằng cách trích dẫn đường truyền ko à!
HMK6
Những chuyện về Côn Đảo thời xưa đều có gì đấy bất thường. Bất thường cho đến 1996 thì cây rừng cổ thụ còn phủ lá trên đầu con đường xuyên đảo và đàn khỉ chạy ngang đường xe qua.
Trả lờiXóaNhững chuyện bây giờ thì bình thường rồi, vì nó không còn biệt lập như một nơi tù đày khổ ải, như một hòn đảo khó đến khó về. Con đường xuyên đảo 2006 không một bóng cây. Chim thú trên đảo đang được cứu bằng việc duy trì Sở Rẫy vừa như một di tích vừa như vườn trái cây cho thú ăn quả có nguồn sống.
"Anh Chí mải ăn nên không biết," còn " tôi" thì mải ... ngó nghiêng, quanh quất ah?
Trả lờiXóaMà công nhận bọn Tây ngày xưa tốt, cho Cụ mang được cây gậy độc theo người.
Trả lờiXóaKết luận, một là Tây nó quan tâm người khuyết tật, hai là nó không sợ mình lấy gậy đập nó.
Chứ hôm rồi tôi mang theo người cái chân máy ảnh, an ninh hàng không bắt quay lui gửi hàng :-)
Hay khi theo tầu thủy về SG ông Tạo cũng phải gửi gậy dưới hầm tầu?
Kính ae !
Trả lờiXóaTôi biết bài này sẽ kéo theo rất nhiều "nghi án". Bản thân tôi dù trí tưởng tượng không đến nỗi nào, nhưng khi mục sở thị và tiếp cận với thông tin này ban đầu cũng không khỏi hoài nghi...
Vậy niềm tin của tôi dựa trên cơ sở nào?
Xin thưa đó chính là nhân cách bác Tôn- một ông già Nam Bộ,chân chất nhất trong hàng các Bác.
"Vật chứng" còn đây vậy hà cớ gì AE ta không tìm "gặp" Bác hỏi lại cho rõ?!
Không bàn về chiện "con tôm" ni to như thế nào, nhưng sự nghi ngờ của muội hơi méo mó nghề nghiệp chút: họ nhà tôm thuộc nhóm động vật giáp xác trong ngành chân đốt, đặc trưng của chúng là có lớp vỏ kitin (bộ xương ngoài) cấu tạo bằng canxi là chủ yếu. Lớp vỏ này rất cứng để bảo vệ nội tạng bên trong, nhưng cũng rất dễ vỡ để "ông chủ" còn có cơ hội mà "lớn lên"! Do vậy nếu đây là "cọng râu của một con tôm hùm" mà lại làm được cái "ba-toong" thì qủa là chiện lọa, chỉ trừ phi Bác Tôn có khiếu hài hước (chiện đi ăn thịt chóo đóo) hoặc cần thiết "cấu" một tí "gậy" đem vào phòng thí nghiệm phân tích! he he
Trả lờiXóaNhư vậy các "còm" đã ít nhiều đề cập đến khía cạnh "sử học", "sinh học" của cây gậy này? Giờ tôi xin ghóp chút "chính trị học" về nó:
Trả lờiXóaChúng ta đều biết "đôi dép bác Hồ"-một sản phẩm nhân tạo nổi tiếng đến thế nào. Giờ lại đến cây "đả cẩu bồng" của bác Tôn- một sản phẩm tự nhiên, được vặt từ một con tôm có lẽ là duy nhất thế giới lại nằm ngoài sách đỏ.
Hai sản phẩn này cùng có điểm chung gì nhỉ? Xin thưa: chúng hẳn đêù là "công cụ hỗ trợ" rất hiệu quả,đắc dụng, giúp lãnh tụ hành hiệp, bôn tẩu trên "Đường kách mệnh" lắm chông gai.
Hôm nay các Cụ đã về giời nhưng những kỷ vật của các Cụ vẫn như nhắn nhủ nhiều điều, làm đám hậu bối đau đầu lắm lắm...
"đám hậu bối đau đầu lắm lắm..." vì bí quyết j mà dưới thời lạc hậu "những kỷ vật" "bền mãi với thời gian" hoặc "bự tổ chảng" như vậy????
Trả lờiXóaĐợt này LeTnanh hào hiệp gửi tặng ae mình lời còm với những 4 cái dấu "?". Chắc để mừng 2/9? Thôi thì các bác giải dùm. Còn tôi chỉ có thể nói rằng: "đồ" hồi đó bền vì "bản chất" nó là đồ thật. Xe hơi, nhà lầu dõm bi giờ chả đem so được vì quá mong manh.
Trả lờiXóa