Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Một hình ảnh bằng vạn lời nói.

Đây là bằng chứng sống động về sự dã man của công quyền trong việc đàn áp dân lành trong cuộc cưỡng chế 24/4/2012 tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên

 
Nguồn: You Tube
Cụ Lê Hiền Đức (Internet)
 Cụ Lê Hiền Đức một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang:

“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”
Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”
“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”
"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.
Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."
Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”
Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."
"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.
"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."
"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."
Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.
Hưng Yên dùng tới hàng ngàn cảnh sát để trấn áp dân Văn Giang
Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”
“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”
“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”
“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”
“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”...Nguồn: BBC

10 nhận xét:

  1. Xem clip này, phẫn nộ và căm giận lũ côn đồ mặc áo công an quá!

    Trả lờiXóa
  2. Lính côn đồ thế thì tướng côn đồ đến mức nào ? Dù sao Trỗi ta cũng tự hào vì có mấy ông tướng của lũ côn đồ này.

    Trả lờiXóa
  3. Cần bình tĩnh các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Trong nghị quyết ĐHlần thứ Tư BCHTUW Khóa XI tại phần "5 định hướng phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế có đoạn viết .....Không lấy đất lúa để xây dựng các khu CN mới....". Không biết Tỉnh Hưng Yên đã thông NQ chưa?

    Trả lờiXóa
  5. Có lẽ phóng viên và Ban biên tập của VNExpress chưa được xem những đoạn clip này!

    Trả lờiXóa
  6. UT bổ xung thêm clip này nữa cho đủ bộ, dài 14 min. với đầy đủ tiếng súng, lựu đạn cay và cảnh sát cùng bọn xã hội đen đánh dân.

    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=cyhHw4fomIc#

    Ngư dân Việt Nam ra biển thì bị bọn Tầu khựa cướp bóc mà không được nhà nước bảo vệ, nông dân thì bị chính quyền cướp đất còn công nhân muốn bãi công đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc thì bị cảnh sát đàn áp. Thử hỏi chính quyền là của ai, đảng là của ai và vì ai? Cứ như thế này thì làm sao dân có thể một lòng đi theo đảng được?

    Trả lờiXóa
  7. Lạc hậu như nước Tàu năm Gia Tĩnh Minh triều:
    "Người nách thước kẻ tay dao/Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi".

    Trả lờiXóa
  8. Xin sửa một câu ca dao "nông dân như hạt mưa sa ..." và xin kể về những hạt mưa sung sướng nơi mình đang ở để so sánh với những hạt mưa Văn Giang:
    Đến nhà mình phải rời dường lớn, vào phố nhỏ, rẽ vào ngõ, rồi đến ngách, lại thêm hẻm nữa. Đường quanh co vì khoảng 10 năm trước nơi đây tòan là ruộng, nay nhà cửa san sát. May mà không có dự án nên nông dân giàu lên ầm ầm vì làng lên phố. Những nông dân nào trước đây thóat li đồng ruộng, khỏi cảnh chân lấm tay bùn một thời thì nay than thở vì không có đất để bán. Những người nghèo bám đất, nay có vài trăm cho đến vài nghìn mét. Năm 2007 còn có cảnh đổi đất lấy nhà 1:1. Nay thì đa số xây nhà cho thuê, 5 tầng hay 6, 7 tầng thoải mái xây. Nhà nhiều nhất thu nhập 250 triệu tiền cho thuê nhà/tháng (theo thông báo chính thức của tổ dân phố). Đấy là từ năm 2010. Bây giờ họ hòan thành một dãy nữa, có lẽ thu nhập theo giá hiện nay phải tới 4-5 trăm triệu/tháng.
    Người nơi khác đến đây kể rằng trước ở đây nghèo nên tệ nạn cũng lắm, nhất là trộm cắp. Bây giờ thì nơi đây lại là một trong những điểm để trộm cắp và gái đổ đến kiếm ăn. Nông dân nhuộm tóc, bôi móng chân, móng tay, áo quần là lượt.
    Cứ nhìn những người nông dân giàu có ở đây, mình lại suy nghĩ về những người nông dân nghèo khó mà sự đổi thay cuộc đời không chỉ phụ thuộc vào việc họ có hay lam hay làm không, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của nhà nước. Thật vô lí khi cứ lấy những mảnh đất màu mỡ cho dự án. Những quyết sách đưa ra phải đem lại lợi ích cho đông đảo nhân dân chứ không thể chỉ cho 1/100 ai đó. Nếu lấy đất để xây trường học, bệnh viện, công viên, v v cho dân sở tại hay đường xá thì còn được chứ cưỡng chế lấy đất của dân để một số người có nhiều tiền bỏ túi thì khác gì ăn cướp.
    Người nông dân mất đất là có khi mất luôn cả vợ chồng, con cái. Ai mà chẳng biết điều đó, sao người ta còn cứ đẩy họ vào cảnh ấy.

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ sợ gieo gió rồi lại gặp bão

    Trả lờiXóa
  10. "Người nông dân mất đất là có khi mất luôn cả vợ chồng, con cái. Ai mà chẳng biết điều đó, sao người ta còn cứ đẩy họ vào cảnh ấy"
    câu này ứng với câu:" Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" mà.
    Bố mầy lấy đất, bố có tiền.
    chúng mày mất đất, chúng mày chết liền.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!