Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Phố Lò Đúc với hàng cây sao đen cổ thụ

Gửi những ai đã từng sống và có nhiều kỷ niệm với phố Lò đúc - Hà nội.

Ảnh: Quý Đoàn
"Ai từng xa Hà Nội mấy thập niên qua, thật không thể ngờ được sự đổi thay trên phố Lò Đúc!
Ngày trước, đó là một con phố hẻo lánh, cuối phố có cửa ô Đống Mác, nằm liền các thành cổ Thanh Nhàn, Hộ Quốc… Đứng bên tòa thành đất xưa, nhìn ra xa là những cánh đồng mênh mông thuộc các làng Vĩnh Tuy, Quỳnh Lôi, Mai Động.

Còn bây giờ, phố Lò Đúc không còn cửa ô, không còn thành xưa nữa! Nhiều thứ đang dần dần mất đi…" ...XEM TIẾP

15 nhận xét:

  1. “vương quốc cò lả”!
    Hình như phải gọi là "cò ỉa" mới đúng? Đây là "vương quốc" của aTM rồi.

    HMK6

    Trả lờiXóa
  2. Được biết nhiều đ/c K4 trưởng thành dưới một mái trường ở bang "cò ị" này! Tiếc là tác giả ko có bức ảnh chụp cây đa "nhà bò".

    Trả lờiXóa
  3. Trước chiến tranh phá hoại của Mỹ phố Lò Đúc rất nhiều cò. Dưới đường phân cò từng đám lốm đốm trắng. Trời mưa mùi phân cò bốc lên tanh lòm.

    Trả lờiXóa
  4. Bang Cò ỉa, dân Trỗi hiện chỉ có Hoài Thuận (k4)còn ở đó, nhưng gắn bó và có nhiều kỉ niệm với nó thì chắc nhiều, hàng cây sao nay đã được đánh số cẩn thận, phố LĐ đã được đi hai chiều như xưa, chỗ xưởng giặt là cũ mọc lêm một chung cư cao cấp cao ngất ngưởng, rạp Mê linh thành khu tạp pí lù, Cây đa nhà Bò vẫn sum xuê cây lá che chở một nhà hộ sinh to vật vã mới xây cho đồng bào tha hồ đẻ. Đường chính cho cư dân quận mới lên phố nên quanh năm tắc, chẳng còn cái thi vị của hàng cây ngày xưa nữa đâu!

    Trả lờiXóa
  5. Viết về phố Lò Đúc mà tại sao tác giả không nói đến những cây bàng nhỉ vì có mấy phố ở Hà Nội có được những cây bàng cổ thụ như vậy đâu.

    Trả lờiXóa
  6. Bàng cổ thụ ở khúc nảo nhỉ? Dưới Nguyễn Công Trứ à? Nếu có thì đúng là không ấn tượng lắm :-)

    Trả lờiXóa
  7. Những cây bàng bắt đầu từ trước cửa nhà tôi ( 82 Lò Đúc ) đến tận dốc Thọ Lão.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng rồi,lò đúc thuộc bang cò ỉa.Ngoài ra còn có bang cầu giấy+bang nhà thờ+bang hoa quả sơn.

    Trả lờiXóa
  9. Phố Lò Đúc gắn với quá nhiều kỷ niệm tuổi thơ của em. Những buổi trưa không cần đội mũ, mưa nhỏ không bị ướt áo nhờ những hàng sao cao lớn đan xem nhau, và cũng nhiều khi khổ sở vì chiếc áo trắng mới mặc bị vương vết cò. Những cây bàng lá to dùng làm quạt, làm ô che nắng, quả bàng chín đập lấy nhân. Rạp Mê Linh đông nghịt bọn trẻ mỗi khi hè về, mùi nồng nồng từ nhà máy rượu bên Nguyễn Công Trứ, tiếng trẻ con ríu rít từ nhà trẻ ngay bên cạnh số nhà 82,... Giờ có dịp đi qua, nhìn những cây sao cổ thụ bị cưa, bị chặt trơ chọi để lộ ra những mảng trời nham nhở bên bên trông thật buồn.

    Trả lờiXóa
  10. "Chiến trường" quen thuộc.
    Hồi xưa nhà tui ở phố Hàn Thuyên và học ở phố Lò Đúc (Trường cấp 1 Lê Ngọc Hân). Một ngày ít nhất 1 lượt đi 1 và lượt về trên phố này.

    Trả lờiXóa
  11. Trước 75 nhà mình ở TT nhà máy CK Trần Hưng Đạo(Dốc Thọ Lão)cũng được mệnh danh là "bang cò ỉa"nhưng lúc đó cò đã ít lắm rồi.Rạp Mê Linh,cây Đa Nhà Bò,Thanh Nhàn...Còn rất nhiều BT ở gần đó K5 có Trung Nam ở Hàn Thuyên,Tấn Lợi,Bắc Việt ở Lê Quý Đôn gần nhà máy xay Lương Yên,Phước Ngọc(đã mất)ở Khu Ng Công Trứ,ae nhà Quang"Bành"ở Hòa Mã,Khánh Tần ở Tăng Bạt Hổ,ae nhà Dũng Triệu ở Hàng Chuối ...ko nhớ hết.Nói chung "bang cò ỉa"có nhiều kỷ niệm lắm.

    Trả lờiXóa
  12. Bài này có nhiều tư liệu hay nhỉ.Thật có lỗi khi những kỷ niệm của tôi về phố LĐ lại nằm chủ yếu ở phần...trên ngọn cây.
    TM

    Trả lờiXóa
  13. Bác TM : Kỷ niệm của em lại nằm dưới ngọn cây . Em ghét nhưng cũng yêu bọn cò . K6LS

    Trả lờiXóa
  14. Đến nỗi bây giờ, cứ thấy bóng dáng bác TM ở đâu là bọn chim, bọn cò "chạy" mất dép!

    Trả lờiXóa
  15. Không phải "chạy" đâu, chúng "bỏ" dép ra để bác ấy ko phát hiện ra rồi vòng ra đằng sau ngắm những bức ảnh bác ấy chụp đấy. Đẹp quá! :)

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!