Ai cũng muốn có quyền nhưng không phải ai cũng có thể cầm quyền.
Nếu quyền lực nằm trong tay kẻ nghèo thì mối nguy rất lớn. Người nghèo trí đoản mà tham lam. Vì nghèo nên lúc nào cũng thèm tiền và họ có thể biến quyền lực thành tiền. Họ hành người khác cho ra tiền. Họ bán chức tước để lấy tiền. Quyền lực đẻ ra sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối đẻ ra sự tha hóa tuyệt đối. Người giàu nắm quyền lực rất khác người nghèo làm quan. Người giàu cầm quyền là để hành ý, hành chí chứ không phải vì kiếm vài đồng bạc. Vì thế khi cần thiết họ từ chức một cách nhẹ nhàng chứ không cố đấm ăn xôi. Người có tri thức cầm quyền cũng rất khác người ít học. Người tài giỏi không xem cái ghế quyền lực họ đang ngồi là to, vì cái đầu của họ còn lớn hơn cái ghế đó, vì thế họ không dùng những thủ đoạn hèn mạt để có quyền.
Người cầm quyền là người đứng đầu, mà Trung quốc gọi là “Đại nhân”. Chữ nhân đứng và chữ nhất gạch ở phía trên thành chữ đại. Như một người giang tay, giang chân đứng giữa trời đất. Đó là người số một, người đứng đầu. Nhưng chỉ cần đặt một dấu chấm nhỏ dưới nách bên trái thì thành chữ khuyển, tức là con chó. Quyền lực có thể đẻ ra sự tha hóa. Có quyền lực mà vẫn giữ được cốt cách, tâm vẫn sáng, trí vẫn minh mới là người có bản lĩnh. Do đó, quyền lực là thách đố gay gắt nhất. Không có quyền thì sợ thấp cổ bé họng, không được xã hội nể trọng, không khẳng định được mình. Nhưng có quyền rồi thì tha hóa, tự đánh mất chính mình, thân bại danh liệt.
Thật ra quyền lực không nhất thiết phải là chức tước địa vị. Tài năng là một quyền lực bất biến, còn chức vị là thứ quyền lực khả biến. Quyền lực do tài năng đẻ ra là bền vững nhất, lương thiện nhất. Còn quyền lực do chức vị đẻ ra thì nay còn mai mất và luôn thường trực nguy cơ tha hóa. Nếu hiểu hết chữ quyền rồi mới cầm quyền thì không còn là mối lo của chế độ và xã hội.
Sưu tầm
Góp thêm một chút.
Trả lờiXóaNgười Pháp có câu: Quyền lực tuyệt đối làm người ta hư hỏng tuyệt đối.
Khi nói tới Quyền lực (Power), người ta thường chú trọng tới "lượng" mà ít để ý tới "chất" hay "phẩm chất" củq Quyền lực:
Có nhiều thứ để xác định Quyền lực nhưng 1/ Bạo-lực (Violence), 2/ Tiền-của, 3/ Tri-thức,
là 3 yếu tố tối quan trọng.
Ba thứ này hợp thành một tam giác "tương sinh tương khắc", và nếu vận hành tốt thì sẽ đem lại các quyền lực khác. Tam giác này, cộng với xúc tác là Cơ-hội, sẽ quyết định sự phân phối (chuyển hóa) quyền lực trong xã hội.
HCQuang K4
Giải thích:
Trả lờiXóaBạo lực (Violence) ở đây có thể hiểu: là sức mạnh quân sự của đạo quân Thành Cát Tư Hãn, của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2;
là sức mạnh hợp nhất của quyền lực Nhà nước, bao gồm Luật, bộ máy thống trị (có cả quân đội, cảnh sát);
là sức mạnh của các thế lực "giang hồ" và tương tự.
HCQuang K4
Điều này cũng giống như trong thể thao. Phong độ là nhất thời, còn đẳng cấp mới là mãi mãi.
Trả lờiXóaGM.
QUYỀN LỰC
Trả lờiXóaBạn mình chọn đề tài này “nóng” và xương xẩu quá đấy. Tớ chẳng biết tham gia thế nào cho vừa . Đây chẳng phải chuyện xưa mà thời nào cũng vậy . Vận nước cứ lúc thịnh lúc suy là vì thế. Khó lòng trả lời một trong những vấn đề dưới đây trong một sớm , một chiều.
-Khái niệm quyền lực là gì?
-Ý nghĩa của quyền lực trong quản lý đời sống, xã hội?
-Tại sao người ta khoái quyền lực đến vậy?
-Hình thức của quyền lực biểu hiện dưới những hình thức nào ?
-Phương cách người ta tranh gìanh quyền lực và bảo vệ quyền lực ?
-Tiêu chuẩn ,trách nhiệm,phẩm chất và tố chất của người nắm giữ quyền lực?
- ………..
Bác Mao nhà mình quan niệm quyền lực là vũ lực nên khoái dùng bạo lực “chính quyền sinh ra từ nòng súng”. Đó là thứ quyền lực tàn bạo thiếu tính nhân văn.
Bạn hãy đọc đọan này trong Chu dịch chú nhằm nhắc nhở những nhà cầm quyền phải luôn biết tỉnh táo soi rọi mình trước những cám dỗ , tha hóa của quyền lực: “ Đế vương dấy nghiệp , tất thừa cơ lúc đời suy lọan , lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ , bốn biển đều theo về , đó là lúc trời trao cho mệnh , do vậy việc đó không phải là khó . Nhưng sau khi đã được thiên hạ , chí thường kiêu ngạo phóng dật , trăm họ muốn được yên vui nhưng sưu thuế nặng nề , muông dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra . Cho nên nói giữ vững thành quả là khó hơn nhiều”. Bạn có liên tưởng gì không? Nó nào có khác gì câu nói bất hủ của Lênin “ Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn!”. Cái khác ở đây có lẽ là ở chỗ Lê nin phát biểu sau …hàng ngàn năm!
Nguyễn Trãi : “ Làm nổi thuyền cũng là dân mà làm lật thuyền cũng là dân”. Tư tưởng quá tiến bộ-Quyền lực thực sự là nằm trong tay nhân dân.
Nếu trong giáo dục có chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp” thì trong bộ máy chính quyền cũng có quan ngồi nhầm chỗ hoặc cố tình tìm mọi cách để được “ ngồi nhầm chỗ” .
Học sinh “nhầm” tác hại mức độ , Quan “nhầm” thì gây thống khổ muôn dân, an nguy đất nước. Cuối cùng thì lại là chuyện công tác cán bộ, tiêu chuẩn “hồng”, “chuyên”…
Vì quyền lực luôn gắn với quyền lợi nên nhiều chú “mê” lắm, họ chẳng từ chuyện gì để kiếm được “lợi” trong “quyền”, kẻ sĩ chết như ngả rạ vì thế.
“ Hoàng đế không ngai” cũng là một loại quyền lực giấu mặt đứng đằng sau thao túng chính trường, như các trùm Mafia chẳng hạn, mà mục đích cuối cùng cũng vì chữ “lợi”.
Khi tập quyền ở mức độ cao, tất sẽ nảy sinh sự độc tài với hệ quả mà ta đã biết. Sự xuất hiện của một Minh chủ chính là biểu hiện lòng tin của nhân dân đối với người Tài- Đức. Mà người tài - đức thực sự thì bao giờ cũng biết cách sử dụng quyền lực một cách hợp lý vì lợi ích của nhân dân trên hết, như thế bọn lợi dụng chức quyền khó lòng tồn tại.
Quyền lực muốn tồn tại bền vững thì phải có thực lực. Muốn có thực lực phải dựa vào dân( do dân, vì dân). Đó là chân lý .
TM
Các bạn nói đúng, sa vào đề tài này hóc búa lắm. Biết bao nhiêu người luận về nó, mà vẫn chưa vừa, và không biết bao giờ cho vừa.
Trả lờiXóaTrong Quyền lực (Power) thì có Bạo lực (violence), mà như TM nói ở trên, là thứ quyền lực tàn bạo thiếu tính nhân văn.
Nhưng đôi khi nó (Bạo lực) có tác động tích cực (theo nghĩa đen), ví dụ:
Ghengít Khan (Thànhcáttư Hãn) quan niệm Quyền lực sinh ra trên đầu ngọn kiếm, mũi tên. Suốt cuộc đời, ông gây chiến, mở mang bờ cõi từ đông sang tây, từ bắc tới nam. Thực ra, ông gây chiến không hẳn vì muốn mở mang cánh đồng cỏ nuôi bò ngựa, mà - như lời ông nói với các chiến hữu trong 1 bữa nhậu - vì ông thích thích sự chiến thắng trong chiến đấu. Tuy nhiên, bên cạnh sự tàn bạo vốn có của chiến tranh, ông vô tình đem lại cho nhân loại một vùng đất không biên giới chính trị, không biên giới Hải quan, không hàng rào thuế quan. Từ cuối thế kỉ 13 "của ông" trở đi, lưu thông hàng hóa và văn hóa ngày càng thông suốt. (Nên nhớ trước đó, các tập đoàn phong kiến châu Âu, châu Á thường dùng biện pháp rào dậu kĩ càng, lưu thông gần bằng không).
Một ý kiến.
HCQuang
Như anh nói thì công lao của kẻ xâm lược hơi lớn quá đấy. Cái "thích" của ý chí cá nhân, "thích sự chiến thắng trong chiến đấu" của Cát tư Hãn Trả giá bằng hàng triệu sinh linh là tàn bạo và phi lý. Nếu Khan, với sức mạnh và tiền của mà "thích" sự chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo,bất công, dốt nát, chống sự tàn phá của thiên tai giúp nhân loại thì tốt quá...
Trả lờiXóaCuối cùng lại là chuyện bạo lực CM và bạo lực phản CM, tiến bộ vả lạc hậu, chính nghĩa và phi nghĩa dù rằng về hình thức thì bạo lực là giống nhau?!
Thế mới là Khan, là Đế.
Trả lờiXóaMà Khan thì: Trẫm tức là thiên hạ, thiên hạ là của Trẫm. Trẫm là công lý.
Còn người có thái độ, lập trường như đ/c phát biểu thì đã có cụ Nguyễn Trãi - người đã đưa ra hình dáng sơ khai của CNXH, đã có cụ Hồ - người đã
cùng hơn 5.000 đảng viên giành chính quyền, đã lèo lái con thuyền CM tới bến bờ.
Có lý ! Chả uổng công đọc sách thánh hiền.
Trả lờiXóaTM
Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) Từ “Khan” của người Mông Cổ có nghĩa là vua, là chúa. Người Việt đọc theo âm Hán-Việt là “Hãn”, thực ra ông ta là một nhà lãnh đạo có khả năng, ông đã truyền được sự trung thành của toàn dân trong đế quốc Mông cổ chỉ đối với mình ông ta (Đại Hãn) mà không cho một ai khác.
Trả lờiXóa“ …Vì sự mở rộng đế chế, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nga. Thành Cát Tư Hãn đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ trong thời kỳ đó. Ông ta cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học. Gần đây theo nghiên cứu của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc cho thấy ông ta là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo. Thương mại trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đông và châu Âu được phát triển mạnh mẽ, bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực cai trị của mình, miễn giảm thuế cho các giới lang y và thầy đồ, thiết lập sự tự do tôn giáo, do đó các loại hình tôn giáo đã nảy nở phát triển trong thời kỳ này. Ông ta đã khuyến khích phát triển thương nghiệp và trao đổi hàng hóa. Dưới thời Thành Cát tư Hãn, mọi "cá nhân và tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ….”
Như vậy Thành Cát Tư Hãn đã dùng quyền lực của mình để “ hành ý, hành chí ”, ông cũng là một người có tri thức cầm quyền, tuy rằng trong quyền lực của Thành Cát Tư Hãn có đầy sự bạo lực, không chỉ cứ, vì lẽ ông ta “ thích sự chiến thắng trong chiến đấu”
Khi có quyền lực vô biên trong tay thì cũng là lúc người ta có tham vọng khôn cùng. Tham vọng lớn nhất là bá chủ thiên hạ. Vó ngựa của Cát Tư Hãn đã chạy quá xa.Khan muốn áp đặt văn hóa Mông cổ ( trong đó có luật Mông cổ)lên đầu nhân loại để đồng hóa ...
Trả lờiXóaKhan thất bại vì càng dàn ra , lực càng mỏng và cái chính là nền văn minh Trung hoa vượt trội hơn Mông cả về bề sâu lẫn bề dầy. Quá trình đồng hóa ngược diễn ra, Mông cổ co dần lại... nhỏ tí như bây giờ với dấu ấn TQ ảnh hưởng nặng nề trong các lĩnh vực tôn giáo ,chính trị, VHTT ...
Các quốc gia có thể mất nước ngay trên chính nước mình nếu không ý thức được chuyện " giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc". Đây cũng là một kiểu xâm lực tinh vi và hiệu quả hiện nay...
Như vậy Văn hóa cũng chính là một loại quyền lực, quyền lực phi vật thể mà đầy uy lực?!
TM
Gengít Khan (Têmugin) được người ta (đa phần là các nhà nghiên cứu bên tây) gán ghép cho các danh hiệu:
Trả lờiXóa- Người chiến sỹ hoàn hảo.
- Bàn tay trừng phạt của thượng đế.
- Kẻ sát nhân vĩ đại.
- Bậc thầy của các đế vương.
- Nhà cai trị vĩ đại nhất.
Có lẽ ông xứng đáng với tất cả các tên gọi đó, và hơn thế.
Sự thiệt thòi cho nhân loại khi tìm hiểu về ông, là kinh đô ở Karacurum do ông xây dựng nên bị biến mất, nay chỉ còn chút dấu vết.
Vinhnq nói đúng, ông đã sáng tạo ra Luật Yassa áp dụng bình đẳng và rộng khắp trên lãnh thổ mà ông trị vì.
Tất nhiên sự bình đẳng cũng có giới hạn, ví dụ công dân gốc Mông cổ được ưu đãi hơn công dân gốc dân tộc khác (ưu tiên theo thứ bậc, kiểu như quần chúng với đảng viên của ta bây giờ).
Ý kiến của tôi thì Têmugin thật là vĩ đại, cho dù ông luôn theo quan điểm Chính quyền trên đầu ngọn kiếm.
HCQuang
Nói đến văn hóa là nói đến Tri thức, mà Tri thức cũng là Quyền lực. Bản thân văn hóa không phải là Quyền lực nhưng kẻ biết vận dụng nó sẽ đem lại quyền lực.
Trả lờiXóaHCQuang
Tri thức.
Trả lờiXóaChuyện Tam quốc có đ/c Gia cát lượng. Là dân đen, rồi làm vấn, rồi Thừa tướng, nhưng đ/c đã xây dựng 1 xã hội chân kiềng vững chãi theo ý mình. Phe nào mạnh thì đ/c cho yếu đi (kể cả phe của đ/c), phe nào yếu thì liên kết, hỗ trợ gián tiếp, để vực lên, sao cho chân kiềng luôn thăng bằng. Đ/c sai khiến bậc đế vương như sai con cháu trong nhà. Sướng thật.
Trong cuộc tranh chấp Ngô-Việt (truyện Tàu), đ/c cố vấn Phạm Lãi bắt Việt vương Câu Tiễn ăn cứt, mà vẫn phải ăn, thế mới vui.
Tri thức hay thật, nó vô tận, xài hoài không hết, mà càng xài càng dư, chứ cái anh Bạo lực, anh Tiền của, tuy có sức mạnh ghê gớm của quyền lực, nhưng đều hữu hạn.
Thôi, mấy ông xúi con học cho tốt để mà làm Phạm Lãi, để mà bắt mấy bố lãnh đạo ăn cứt cho bõ ghét.
HCQuang
Kết luận ngắn gọn của a HC Quang hay !!! đọc lên nghe "sướng" cái lỗ nhĩ !
Trả lờiXóa