Sau trận 16/4/72, Mỹ bắt đầu thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển miền Bắc. Hơn 1 tháng sau tàu V.628 của tôi và tàu V.624 của Nam "3 toác" bàn giao cho đoàn 125, tôi và Nam chưa qua huấn luyện kỹ thuật nên bị giữ lại đảo. Tôi được tạm thời điều xuống tàu T.154 ngay. Sau đó tàu được lệnh ra khu neo ngoài vịnh Hạ long sơ tán. Trên đường đi thuyền trưởng phân công tôi đứng trên đài chỉ huy, vị trí cao nhất trên tàu dành cho lính tín hiệu hay đứng đánh tín hiệu bằng đèn hoặc cờ tay để quan sát nếu có tiếng máy bay Mỹ thì báo động, có lẽ khi mình nghe tiếng máy bay thì nó đã tới rồi nhưng dù sao có còn hơn không? Hai thủy thủ nằm trên mũi tàu luôn nhìn xuống biển, nếu thấy có thủy lôi thì ra hiệu dừng tàu ngay.
Tàu không bật đèn, cứ lầm lũi đi trong đêm. May tới vị trí neo không có chuyện gì xảy ra. Do cùng phân đội, chỉ khác tàu. Anh,em cũng biết nhau từ trước. Tôi nhanh chóng làm quen với vị trí mới. Tàu T.154 là loại tàu 50 tấn chiến đấu cũ thời những năm 50 được Trung quốc trang bị, hơi nhỏ so với loại tàu 79 tấn (bàn là), còn nhỏ hơn so với loại tàu vận tải V.628 tôi đi, loại này 200 tấn là tàu có tải trọng lớn nhất của hải quân bấy giờ. Ngoài khu neo chẳng có việc gì làm , ngoài bảo quản tàu và vũ khí. Những công việc này làm chỉ mất nhiều lắm hơn 1 giờ đồng hồ là xong. Thời gian còn lại không biết làm gì ngoài việc đọc sách và chui lên chui xuống khoang nằm ngủ, ngắm cá bơi quanh tàu. Sách thì chỉ độc có mỗi một cuốn tôi tìm được trong khoang tàu đọc đi đọc lại đến phát chán. Trên tàu hạn chế tắm rửa, nước ngọt chỉ dành riêng cho ăn uống. Lính tráng muốn tắm chỉ còn có nước nhảy xuống biển, nhưng tắm xong không được tráng nước ngọt nên người lúc nào cũng nhơm nhớp, muối đóng trên người nham nháp. Vì người như thế, nên không thể mặc quân phục quy củ. Suốt ngày cởi trần, mặc quần đùi nên da của tôi bóc hết lớp này đến lớp khác do nắng nóng thiêu đốt. Được dân chài chỉ cho chỗ có nước ngọt trên một hòn đảo gần đây, trên tàu cuồng cẳng nên tôi và 3 anh nữa xung phong đi lấy nước cho tàu. Chúng tôi chèo xuồng cao su đi gần 1 km mới tới chỗ có nước ngọt. Đây là một hòn đảo đất nằm trong vịnh. Chỗ có nước chỉ là một cái vũng nhỏ, nước trong khe chảy ra. Gần đó có mấy cái thuyền đánh cá đang đậu chờ lấy nước như chúng tôi. Thấy bộ đội tới, họ cũng vội vàng xách xô, thùng chèo thuyền lao tới, chắc sợ bộ đội lấy hết nước? Quân và dân tranh nhau múc nước, vũng nước trở nđục ngầu. Sau khi múc đầy xuồng nước, chúng tôi tranh thủ tắm. Cảm giác lúc xối nước lên người thật sướng! Mát lạnh, người thấy lâng lâng, nhẹ nhõm. Đấy là tắm. Còn ăn vì mỗi tháng quy định chỉ một lần tiếp tế, nên chỉ hai ngày là hết đồ tươi, tàu bắt đầu xài đến lương thực dự trữ. Gạo là loại gạo sấy của TQ màu nâu vàng đựng trong bao nilon cỡ 50 kg/bao. Ăn nó cứ rời ra từng hạt, không nở nên ăn giống như ăn hạt bo bo sau này, ai đã từng ăn bo bo những năm đầu 80 thì cảm giác là như thế. Chỉ một , hai ngày đầu còn lạ miệng sau đó thì không nuốt nổi. Cảm giác đó tôi nhớ mãi! Thịt hộp chế biến các kiểu cũng chỉ có 2 món kho và nấu canh là hết. Rau hoàn toàn không có. Lúc đó tôi nhớ đến cuốn "Bất khuất"của Nguyễn Đức Thuận, trong đó có viết về tình trạng thiếu rau của người tù Côn đảo khổ như thế nào. Bây giờ tôi cũng ở trong tình trạng như thế! Người cứ bủn rủn không muốn làm gì. Mấy ngày liền sống thiếu rau, không thể chờ tàu tiếp tế, chúng tôi bắt đầu đi lùng chất tươi để cải thiện bữa ăn. Nhớ hồi mới ra đảo, hay theo anh phân đội phó hàng đêm chèo thuyền đi soi đâm cá, bắt cua về cải thiện. Có lần anh đâm được con mực nang to gần hết cái xô đựng, tôi lần đầu chứng kiến thấy con mực to quá, thở phì phì, các xúc tu quơ loằng ngoằng hoảng không dám gỡ. Con mực đó cả tàu ăn ớn đến nỗi mấy tháng sau nhìn thấy mực không dám ăn. Chờ đêm xuống,nước thủy triều rút, trơ ra những bãi cạn. Ba người chèo xuồng cập bãi, một người xách xô dầu cầm đuốc soi, đuốc là một cái sào dài, một đầu quấn giẻ được buộc bởi dây thép nhúng dầu máy. Hai người kia bắt cua, ghẹ nếu phát hiện ra. Đi đến gần sáng cũng được nửa thùng. Nhưng cua ghẹ chỉ có luộc, do không có gia vị ngoài muối ăn riết cũng ngán, cái quan trọng nhất là rau xanh, thiếu rau thì cũng như không! Tôi nhớ hồi mình ở tàu vận tải các anh lính cũ vẫn hái rau dại trên đảo về ăn, nó nhớt nhớt như rau mùng tơi, hay rau đay nhưng không nhớ là rau gì? Đành lại phải hỏi dân. Được họ chỉ nên hái một mớ lá về, giã cua với ghẹ nấu một nồi canh cua rau "muồng tơi"(cứ gọi là rau muồng tơi cho tiện). Nhìn canh cua, nỗi váng gạch cua vàng óng, lại có rau xanh ai cũng thèm mà không dám ăn, sợ nhỡ mình hái không đúng loại rau đó, bị ngộ độc nên ai cũng dè chừng, người nọ nhìn người kia. Tôi nghĩ :"Đàng nào cũng chết". Mà thiếu rau lâu ngày quá không chịu nổi nên múc đại một bát ăn. Cả tàu mấy chục con mắt nhìn tôi chằm chằm xem có bị sao không? Tôi thì cảm thấy bát canh ngon và ngọt vô cùng, hết chén canh mà không thấy tôi bị sao nên mọi người tự tin ăn. Chỉ một loáng, nồi canh hết sạch. Từ đó chuyện thiếu rau chỉ là chuyện nhỏ...như con thỏ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ...
Hình có tính chất minh họa,không liên quan đến bài viết.
Tàu không bật đèn, cứ lầm lũi đi trong đêm. May tới vị trí neo không có chuyện gì xảy ra. Do cùng phân đội, chỉ khác tàu. Anh,em cũng biết nhau từ trước. Tôi nhanh chóng làm quen với vị trí mới. Tàu T.154 là loại tàu 50 tấn chiến đấu cũ thời những năm 50 được Trung quốc trang bị, hơi nhỏ so với loại tàu 79 tấn (bàn là), còn nhỏ hơn so với loại tàu vận tải V.628 tôi đi, loại này 200 tấn là tàu có tải trọng lớn nhất của hải quân bấy giờ. Ngoài khu neo chẳng có việc gì làm , ngoài bảo quản tàu và vũ khí. Những công việc này làm chỉ mất nhiều lắm hơn 1 giờ đồng hồ là xong. Thời gian còn lại không biết làm gì ngoài việc đọc sách và chui lên chui xuống khoang nằm ngủ, ngắm cá bơi quanh tàu. Sách thì chỉ độc có mỗi một cuốn tôi tìm được trong khoang tàu đọc đi đọc lại đến phát chán. Trên tàu hạn chế tắm rửa, nước ngọt chỉ dành riêng cho ăn uống. Lính tráng muốn tắm chỉ còn có nước nhảy xuống biển, nhưng tắm xong không được tráng nước ngọt nên người lúc nào cũng nhơm nhớp, muối đóng trên người nham nháp. Vì người như thế, nên không thể mặc quân phục quy củ. Suốt ngày cởi trần, mặc quần đùi nên da của tôi bóc hết lớp này đến lớp khác do nắng nóng thiêu đốt. Được dân chài chỉ cho chỗ có nước ngọt trên một hòn đảo gần đây, trên tàu cuồng cẳng nên tôi và 3 anh nữa xung phong đi lấy nước cho tàu. Chúng tôi chèo xuồng cao su đi gần 1 km mới tới chỗ có nước ngọt. Đây là một hòn đảo đất nằm trong vịnh. Chỗ có nước chỉ là một cái vũng nhỏ, nước trong khe chảy ra. Gần đó có mấy cái thuyền đánh cá đang đậu chờ lấy nước như chúng tôi. Thấy bộ đội tới, họ cũng vội vàng xách xô, thùng chèo thuyền lao tới, chắc sợ bộ đội lấy hết nước? Quân và dân tranh nhau múc nước, vũng nước trở nđục ngầu. Sau khi múc đầy xuồng nước, chúng tôi tranh thủ tắm. Cảm giác lúc xối nước lên người thật sướng! Mát lạnh, người thấy lâng lâng, nhẹ nhõm. Đấy là tắm. Còn ăn vì mỗi tháng quy định chỉ một lần tiếp tế, nên chỉ hai ngày là hết đồ tươi, tàu bắt đầu xài đến lương thực dự trữ. Gạo là loại gạo sấy của TQ màu nâu vàng đựng trong bao nilon cỡ 50 kg/bao. Ăn nó cứ rời ra từng hạt, không nở nên ăn giống như ăn hạt bo bo sau này, ai đã từng ăn bo bo những năm đầu 80 thì cảm giác là như thế. Chỉ một , hai ngày đầu còn lạ miệng sau đó thì không nuốt nổi. Cảm giác đó tôi nhớ mãi! Thịt hộp chế biến các kiểu cũng chỉ có 2 món kho và nấu canh là hết. Rau hoàn toàn không có. Lúc đó tôi nhớ đến cuốn "Bất khuất"của Nguyễn Đức Thuận, trong đó có viết về tình trạng thiếu rau của người tù Côn đảo khổ như thế nào. Bây giờ tôi cũng ở trong tình trạng như thế! Người cứ bủn rủn không muốn làm gì. Mấy ngày liền sống thiếu rau, không thể chờ tàu tiếp tế, chúng tôi bắt đầu đi lùng chất tươi để cải thiện bữa ăn. Nhớ hồi mới ra đảo, hay theo anh phân đội phó hàng đêm chèo thuyền đi soi đâm cá, bắt cua về cải thiện. Có lần anh đâm được con mực nang to gần hết cái xô đựng, tôi lần đầu chứng kiến thấy con mực to quá, thở phì phì, các xúc tu quơ loằng ngoằng hoảng không dám gỡ. Con mực đó cả tàu ăn ớn đến nỗi mấy tháng sau nhìn thấy mực không dám ăn. Chờ đêm xuống,nước thủy triều rút, trơ ra những bãi cạn. Ba người chèo xuồng cập bãi, một người xách xô dầu cầm đuốc soi, đuốc là một cái sào dài, một đầu quấn giẻ được buộc bởi dây thép nhúng dầu máy. Hai người kia bắt cua, ghẹ nếu phát hiện ra. Đi đến gần sáng cũng được nửa thùng. Nhưng cua ghẹ chỉ có luộc, do không có gia vị ngoài muối ăn riết cũng ngán, cái quan trọng nhất là rau xanh, thiếu rau thì cũng như không! Tôi nhớ hồi mình ở tàu vận tải các anh lính cũ vẫn hái rau dại trên đảo về ăn, nó nhớt nhớt như rau mùng tơi, hay rau đay nhưng không nhớ là rau gì? Đành lại phải hỏi dân. Được họ chỉ nên hái một mớ lá về, giã cua với ghẹ nấu một nồi canh cua rau "muồng tơi"(cứ gọi là rau muồng tơi cho tiện). Nhìn canh cua, nỗi váng gạch cua vàng óng, lại có rau xanh ai cũng thèm mà không dám ăn, sợ nhỡ mình hái không đúng loại rau đó, bị ngộ độc nên ai cũng dè chừng, người nọ nhìn người kia. Tôi nghĩ :"Đàng nào cũng chết". Mà thiếu rau lâu ngày quá không chịu nổi nên múc đại một bát ăn. Cả tàu mấy chục con mắt nhìn tôi chằm chằm xem có bị sao không? Tôi thì cảm thấy bát canh ngon và ngọt vô cùng, hết chén canh mà không thấy tôi bị sao nên mọi người tự tin ăn. Chỉ một loáng, nồi canh hết sạch. Từ đó chuyện thiếu rau chỉ là chuyện nhỏ...như con thỏ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ...
Hình có tính chất minh họa,không liên quan đến bài viết.
Đạt ơi! Mình xin copy bài này sang topic của anh bạn taukhongso trong QSVN nhé
Trả lờiXóaMay không dính rau muống biển đấy. Đau bụng và đi tiêu chảy phải biết!
Trả lờiXóaBạn mình còn nhớ bài hát này không:
Trả lờiXóa"Biển là quê hương,
Pháo hạm là nhà,
Biển khắc sâu thêm tình đồng chí ta.
Ra khơi, nào ra khơi, nào ra khơi.
..."
Lẽ ra Đạt ăn bát rau đầu tiên xong phải giả bộ ngắc ngắc, giật giật cho tụi khác sợ không dám ăn để mình tiếp tục làm thêm bát nữa rồi cười toét cho tụi "sợ chết" nhìn cho "chết thèm"!
Trả lờiXóaGiống như cái hồi ở QL, lần đầu tiên ăn thử quả đỏ, quả đen vậy.
HMK6
MOT TRONG NHUNG DE TAI HAY.MONG DOC DUOC NHIEU CHUYEN HAY NHU CUA DAT.BAN NOI XA.
Trả lờiXóa@KV: Cậu đưa bài này sang đó, QSVN nó "mua chuộc" mất ĐB thì sau này AE lấy gì mà đọc.
Trả lờiXóadachoak7
Bài viết hay, chân thật và giản dị. Đọc xong tôi cảm thấy " mắc nợ" các bạn một bài về chuyện "viễn giang".
Trả lờiXóaTM
to DN: Hình như chiến hạm là nhà chứ?
Trả lờiXóaĐN nhớ đúng đấy Thái à!Khắc Việt ơi,đã ra đây thì còn gì là của riêng nữa.Cậu cứ "thiên nhiên".
Trả lờiXóaHồi xưa, khi vượt qua Thái bình dương, thủy thủ của Magenlăng bị bệnh bê bết cũng vì thiếu rau. Tới khi gặp Philippin, rau dưa dồi dào, mới thoát bệnh. Thiếu rau dài dài là toi. Chả biết mấy anh Mông cổ hồi xưa, tuyền ăn thịt, thì sống ra răng. Nghe nói mấy ảnh xài sữa ngựa chua.
Trả lờiXóaHCQuang