“Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một loài cây…”
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.
Câu chuyện thứ năm: (Theo lời kể của một người đàn bà 21 tuổi, quê quán Thôn Trung Hà, Huyện Ba Vì, Hà Tây ra Hà Nội làm thuê.)
Chuyện buồn làng tôi
Từ khi có tiền đền bù mất đất xây cầu Trung Hà, cả làng tôi đổi đời. Người mở quán bám dọc hai bên đường lên cầu phục vụ cánh lái xe và hành khách, an nhàn mà tiền vào như nước. Kẻ không phải chân lấm tay bùn làm nông nghiệp mà có vốn buôn bán ngược xuôi. Đêm đêm đèn đuốc sáng chưng, ngày ngày nhạc chát chát xình, người người vui cười, vào ra tấp nập.
Nhưng rồi niềm vui chẳng được bao lâu. Bây giờ phụ nữ làng tôi buồn lắm. Không biết có làng nào trên đất nước này có tỷ lệ đàn ông nghiện hút nhiều hơn làng tôi để những người mẹ, người vợ phải buồn như chúng tôi? Cả làng có chưa đến 100 nóc nhà, vậy mà nếu đem số con nghiện ra chia đều thì nhà nào cũng có.
Chồng con bập vào thuốc, chúng tôi nào nỡ đứng nhìn. Cũng đã từng hết lời khuyên can, cũng đem lòng kiên nhẫn ra thi gan với sự đeo bám dai dẳng của thứ chất độc chết người hòng tẩy nó ra khỏi đầu người thân. Người thì gửi chồng con đi thật xa ngỡ bọn buôn ma tuý sẽ không tìm thầy. Kẻ mời thầy, mua thuốc cho cai nghiện ngay tại nhà, thậm chí còn mua hay thuê cũi sắt nhốt họ hàng năm trời. Không ít người cho họ đến trại cai nghiện. Vậy mà số người bỏ được thuốc đếm chưa hết một bàn tay. Ít hơn rất nhiều số người đã mãi mãi ra đi vì sốc thuốc, vì AIDS.
Bây giờ thì đàn bà làng tôi nhiều người chỉ mong chồng con chết cho thật nhanh. Không cai nghiện được cho họ, chúng tôi đổ tại họ không có chí. Họ mà không đủ nghị lực thì dù cố gắng đến mấy, dù bán hết nhà cửa, ruộng vườn, chúng tôi cũng đành bó tay. Đàn bà nhìn nhau mà xót xa cho nhau.
Con trai tôi mới 2 tuổi, chồng tôi từng rất yêu con và cũng muốn làm một người cha gương mẫu. Tôi ước giá vợ chồng tôi được sống trên một đảo hoang thì chắc hẳn chồng tôi đã cai được rồi vì dù muốn hút cũng chẳng có gì mà hít. Liệu có cách nào để làng tôi không còn người bán ma tuý và người ngoài không thể bán ma tuý cho dân làng tôi?
Ngày xưa, nhiều nhà làm pháo, số người bán pháo thì không đếm xuể còn đốt pháo thì … cả nước. Ấy vậy mà Đảng, Chính phủ, Chính quyền và Công an các cấp thật giỏi, chỉ một loáng là cấm pháo sạch ráo. Bây giờ ngày tết ra đường chẳng còn sợ pháo cháy xém tóc. Ai lỡ sinh con vào dịp tết cũng khỏi cần bịt mũi lũ trẻ sơ sinh bằng khăn ướt.
Chúng tôi - lũ đàn bà - khổ vì kẻ nghiện và lo cho những người còn chưa nghiện. Một phần ba đàn ông trong làng đã chết, đang trong trại cai nghiện hay trong tù vì buôn bán hay sử dụng ma tuý. Hai phần còn lại cứ ngày một lẹm đi. Như dòng sông khúc chảy qua làng tôi, dòng trong dòng đục, nhưng những ngày mưa lũ, bên đục lấn át bên trong.
Ghi chép. Hà Nội, tháng 5 năm 2005 (bốn năm trước)
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.
Câu chuyện thứ năm: (Theo lời kể của một người đàn bà 21 tuổi, quê quán Thôn Trung Hà, Huyện Ba Vì, Hà Tây ra Hà Nội làm thuê.)
Chuyện buồn làng tôi
Từ khi có tiền đền bù mất đất xây cầu Trung Hà, cả làng tôi đổi đời. Người mở quán bám dọc hai bên đường lên cầu phục vụ cánh lái xe và hành khách, an nhàn mà tiền vào như nước. Kẻ không phải chân lấm tay bùn làm nông nghiệp mà có vốn buôn bán ngược xuôi. Đêm đêm đèn đuốc sáng chưng, ngày ngày nhạc chát chát xình, người người vui cười, vào ra tấp nập.
Nhưng rồi niềm vui chẳng được bao lâu. Bây giờ phụ nữ làng tôi buồn lắm. Không biết có làng nào trên đất nước này có tỷ lệ đàn ông nghiện hút nhiều hơn làng tôi để những người mẹ, người vợ phải buồn như chúng tôi? Cả làng có chưa đến 100 nóc nhà, vậy mà nếu đem số con nghiện ra chia đều thì nhà nào cũng có.
Chồng con bập vào thuốc, chúng tôi nào nỡ đứng nhìn. Cũng đã từng hết lời khuyên can, cũng đem lòng kiên nhẫn ra thi gan với sự đeo bám dai dẳng của thứ chất độc chết người hòng tẩy nó ra khỏi đầu người thân. Người thì gửi chồng con đi thật xa ngỡ bọn buôn ma tuý sẽ không tìm thầy. Kẻ mời thầy, mua thuốc cho cai nghiện ngay tại nhà, thậm chí còn mua hay thuê cũi sắt nhốt họ hàng năm trời. Không ít người cho họ đến trại cai nghiện. Vậy mà số người bỏ được thuốc đếm chưa hết một bàn tay. Ít hơn rất nhiều số người đã mãi mãi ra đi vì sốc thuốc, vì AIDS.
Bây giờ thì đàn bà làng tôi nhiều người chỉ mong chồng con chết cho thật nhanh. Không cai nghiện được cho họ, chúng tôi đổ tại họ không có chí. Họ mà không đủ nghị lực thì dù cố gắng đến mấy, dù bán hết nhà cửa, ruộng vườn, chúng tôi cũng đành bó tay. Đàn bà nhìn nhau mà xót xa cho nhau.
Con trai tôi mới 2 tuổi, chồng tôi từng rất yêu con và cũng muốn làm một người cha gương mẫu. Tôi ước giá vợ chồng tôi được sống trên một đảo hoang thì chắc hẳn chồng tôi đã cai được rồi vì dù muốn hút cũng chẳng có gì mà hít. Liệu có cách nào để làng tôi không còn người bán ma tuý và người ngoài không thể bán ma tuý cho dân làng tôi?
Ngày xưa, nhiều nhà làm pháo, số người bán pháo thì không đếm xuể còn đốt pháo thì … cả nước. Ấy vậy mà Đảng, Chính phủ, Chính quyền và Công an các cấp thật giỏi, chỉ một loáng là cấm pháo sạch ráo. Bây giờ ngày tết ra đường chẳng còn sợ pháo cháy xém tóc. Ai lỡ sinh con vào dịp tết cũng khỏi cần bịt mũi lũ trẻ sơ sinh bằng khăn ướt.
Chúng tôi - lũ đàn bà - khổ vì kẻ nghiện và lo cho những người còn chưa nghiện. Một phần ba đàn ông trong làng đã chết, đang trong trại cai nghiện hay trong tù vì buôn bán hay sử dụng ma tuý. Hai phần còn lại cứ ngày một lẹm đi. Như dòng sông khúc chảy qua làng tôi, dòng trong dòng đục, nhưng những ngày mưa lũ, bên đục lấn át bên trong.
Ghi chép. Hà Nội, tháng 5 năm 2005 (bốn năm trước)
Đọc báo gần đây một xã ở Hoài Đức có 5 thôn thì 4 thu hết 100% đất ruộng vì đô thị hoá, một xã ở Nam Hà thanh niên đi làm thuê mướn, nhà nào cũng có người nhiễm HIV, truyền cho cả vợ con... giống y như bài viết của bạn. Chắc chưa thống kê hết được những làng quê kiểu kiểu như thế. Nghĩ về những chuyện này thấy buồn quá.
Trả lờiXóa