- Thiếu tướng Trần Tử Bình là một trong 12 vị tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. Vụ án lịch sử thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền này xảy ra đã 62 năm, nhân thời điểm công luận và dư luận cả nước đang nóng lòng và chú tâm về cuộc chống tham nhũng theo NQTƯ 4, nhất là những thất vọng và nghi ngờ của số đông trong cộng đồng xã hội sau Hội nghị TƯ 6 và diễn biến kỳ họp Quốc hội, đọc lại bài viết "Thiếu tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng Trần Dụ Châu":
Thiếu tướng Trần Tử Bình, khi đó (1950) đang là Phó Tổng thanh tra quân đội, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, đã được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ điều tra vụ tham nhũng của Trần Dụ Châu. Ngày 5/9/1950, Trần Dụ Châu đã bị tuyên án tử hình.
Bức thư tố cáo
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ
Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.
của nhà thơ Đoàn Phú Tứ
Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.
Ảnh: Tại Đại hội Đảng II tại Chiêm Hoá,
Tuyên Quang, tháng 2/1951: Từ trái qua, hàng đứng: Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Bùi Lâm.
Hàng ngồi: Đinh Đức Thiện, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Tùng
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.
Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he...
Tuyên Quang, tháng 2/1951: Từ trái qua, hàng đứng: Trần Tử Bình, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Bùi Lâm.
Hàng ngồi: Đinh Đức Thiện, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Tùng
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.
Thư có ghi: “Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu gần đây đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em binh sĩ quân đội. Châu đã dùng quyền lực "ban phát" ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp. Cứ mỗi cái màn lính, Châu ăn cắp mất hai tấc vải nên hãy ngồi lên là đầu chạm đỉnh màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào. Nhiều người biết đấy nhưng không ai dám ho he...
Cháu cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đi đánh giặc trở về. Cháu đã khóc nấc lên khi thấy các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng và hầu hết các chiến sĩ đều rách rưới "võ vàng đói rét", chỉ còn mắt với răng mà mùa đông tiết thời chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng...”.
Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”.
Ngạo mạn hơn, Châu mời nhà thơ đọc thơ mừng hôn lễ. Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm xuất khẩu: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.
Sau đó, nhà thơ kể đã được Châu mời dự tiệc cưới của Lê Sĩ Cửu tổ chức ngay chiến khu: “... Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên. Ban nhạc Cảnh Thân được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt. Trần Dụ Châu mặc quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới...”.
Ngạo mạn hơn, Châu mời nhà thơ đọc thơ mừng hôn lễ. Đoàn Phú Tứ với lòng tự trọng của mình đã dũng cảm xuất khẩu: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.
Tổng Thanh tra quân đội vào cuộc
Ngay hôm sau, Tổng Thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng triệu tập cuộc họp “Điều tra vụ tham ô của Đại tá Cục trưởng Quân nhu Trần Dụ Châu”. Tới dự có ông Xuân Thủy và nhà báo Hồng Hà.
Thiếu tướng đọc lại bức thư. Cả hội nghị im lặng. Ông nói tiếp: “Trong hoàn cảnh hiện nay, cách mạng đang đứng trước những thử thách gay go. Địch tập trung phá hoại kinh tế... Trong thời điểm nóng bỏng này, Trần Dụ Châu và đồng bọn lại mặc sức sống phè phỡn, trác táng... Đọc thư này, Bác yêu cầu chúng ta phải điều tra gấp, làm rõ từng vụ việc”.
Ngay hôm sau, cán bộ trong Thanh tra quân đội tỏa về các liên khu.
Trực tiếp Thiếu tướng khoác ba lô xuống đơn vị. Ông gặp gỡ từng cán bộ, chiến sĩ để trò chuyện về đời sống của bộ đội, về cấp phát quân nhu của Châu. Chưa rõ ông thuộc cán bộ cấp nào, nhưng cũng là dịp được bộc bạch nỗi niềm bức xúc bấy lâu…
Tài liệu từ Khu Bốn gửi ra, từ Khu Ba gửi lên, rồi Chiến khu Việt Bắc... Trần Dụ Châu hiện nguyên hình một kẻ gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, lợi ích Quốc gia.
"Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ"
Trước vụ việc này, Bác Hồ dứt khoát: "Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm".
Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Tòa án Binh tối cao mở phiên tòa đặc biệt xử Trần Dụ Châu. Chưa đến giờ khai mạc nhưng trong, ngoài đã chật ních người. Tại cửa có căng khẩu hiệu "Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội". Trong phòng xử án treo 2 khẩu hiệu "Quân pháp vô thân!" và "Trừng trị để giáo huấn!".
Đúng 8 giờ, đại diện Chính phủ, quân đội, Tòa án Binh tối cao có mặt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 2 Hội thẩm viên: Phạm Học Hải - Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và Trần Tấn - Cục phó Cục Quân nhu.
Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo ủy viên. Tới dự còn có ông Nguyễn Khang - Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu Việt Bắc, Võ Dương - Liên khu hội trưởng Liên khu Việt Bắc; Đỗ Xuân Dung - Giám đốc Công chính Liên khu Việt Bắc; bác sĩ Vũ Văn Cẩn cùng đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo.
Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng.
Thiếu tướng Chánh án hỏi các bị cáo. Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về công lao với cách mạng và đổ cho lính làm bậy, còn mình không kiểm soát được.
Trước chứng cứ rành rành, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình đứng lên đọc bản cáo trạng:“Thưa Toà, thưa các vị,
Trong tình thế gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng, tích cực phục vụ kháng chiến. Trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng (mà cũng là lời yêu cầu) Toà dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu, và theo chỉ thị căn bản của vị cha già dân tộc là cán bộ cần phải “Cần - Kiệm - Liêm – Chính”.
Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến…
Để đền nợ cho quân đội, để làm tấm gương cho cán bộ và nhân dân, để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ, những lũ bày ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới, để trừ hết bọn mọt quỹ tham ô, dâm đãng, để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân.
Bản án mà Toà sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người, nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thoả mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng nỗ lực hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà.
Tôi đề nghị...”
Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin tha tội.
Thiếu tướng Chánh án tuyên bố: “Toà nghỉ 15 phút để nghị án”.
Khi Toà trở ra tiếp tục làm việc, Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh: Tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu.
Sau đó, Thiếu tướng Chánh án đứng lên tuyên án:
- Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản. Lê Sĩ Cửu, can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ: Tử hình vắng mặt.
Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam.
...
* Hồ Chủ tịch bác đơn xin giảm tội của Châu. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan.
Nhân vụ án Trần Dụ Châu
(Xã luận báo Cứu quốc ngày 27/9/1950)
Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.
Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q
Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.
Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.
Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.
Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.
Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.
C.Q
Tưởng gì, hoá ra là một tên tham nhũng.
Trả lờiXóaNếu ngài Trần Tử Bình còn hiện hữu ngày nay, chắc vất vả lắm vì cỡ như tên TDC của nước ta vài trăm tên, Đại tướng mệt tay ký lệnh tước chức quyền, còn Bác kg kịp hút thuốc để còn bác bỏ xin tha tội.
Câu hay nhất của nhà thơ:
“Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ”.
Tôi thấy tương xứng với câu:"Cuộc sống sung túc của bầy tư bản đỏ hôm nay được vun đắp bằng xương máu của các chiến sĩ và đồng bào VN ta"
Hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của Thắng k5. Bọn này còn tởm hơn và dã man hơn tụi tư bản thật sự.
Trả lờiXóaTrước tiên, TP này dập đầu xin được thứ tội vì đã to gan có lời bình luận vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.
Trả lờiXóaTP cũng xin lỗi bạn Kiến Quốc khi bình luận vụ án này.
Đọc toàn bộ bài viết này, ta thấy vụ án được xét xử trong hoàn cảnh chúng ta chưa có bộ luật tố tụng hình sự.
Đây là bộ luật để đảm bảo dân chủ nhất, không oan sai, đúng người đúng tội.
Bộ luật này quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
So với bây giờ thì bị cáo Trần Dụ Châu hơi bị thiệt thòi.
Luật tố tụng hình sự hiện nay ghi rõ: việc xét xử phải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, có thể giám đốc thẩm hoặc tái thẩm( xét xử lại). Bị cáo được hưởng quyền lợi kháng cáo và kháng nghị. Phiên tòa xét xử phải có luật sư bào chữa, có nhân chứng vật chứng, phải có thời gian tranh tụng tại tòa. Vụ án đặc biệt nghiêm trọng phải có hai thẩm phán và ba hội thẩm.
Đại diện của viện kiểm sát( viện công tố) giữ quyền công tố( buộc tội và đề nghị hình phạt). Chủ tọa phiên tòa phải là thẩm phán.
Trường hợp bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì bị ốm nặng mà bị tuyên bố tử hình vắng mặt chưa thuyết phục dư luận bây giờ. Nghị án của hội đồng xét xử chỉ có 15' e rằng không đủ với vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.
Một lần nữa, TP xin dập đầu được thứ tội.
Để làm gương, trong thời chiến thì không câu nệ phải tuân thủ trình tự pháp luật.
Trả lờiXóaỞ bài viết này nói đúng là Tòa án quân sự, và chánh án Là tướng Chu Văn Tấn, tướng Trần Tử Bình chỉ là phó của CVT, vai trò của TTB là vai trò của công tố ủy viên- hay là Viện kiểm sát quân sự, thay mặt pháp luật định danh tội phạm, TTB có công trong việc điều tra tìm ra toàn bộ tội trạng của TDC, cái tội mà bây giờ các quan chức CS cho là đàn em tép riu, bài viết có xu hướng tâng công cho TTB mặc dù ông ta chỉ là người được chỉ định điều tra và làm công việc việc công tố. TDC dưới âm phủ chỉ còn cách rên rỉ ân hận vì sinh nhầm thời, nắm xương tàn của Trần Tử Bình cũng đang khóc thét vì không thể đội mồ đứng dậy dõng dạc đọc cáo trạng tố cáo lũ tham quan ô lại ngày nay, mà trong đó không biết có ai đã từng ngồi chung một mái trường với các anh Trỗi hay không?
Tôi hiểu sự thông thái của TP, đó là sự thật.
Trả lờiXóaNhưng TP có biết, nhiều vụ án rõ ràng mà kg bị xét xử,có vụ đối tượng được bảo lãnh đi đâu đó rồi mới xử vuốt đuôi, nếu TP làm chánh án toà tối cao theo đúng bản chất của mình, tôi e chưa trụ nổi 01 tháng.
Vụ TDC thực chất là do BH chỉ đạo, bác TTB thực hiện trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Với điều kiện đó tôi thấy bác TTB và CVT, Tướng Giáp hoàn toàn làm đúng theo chức trách mà BH giao cho, đem lại lòng tin cho quân và dân ta thời đó.
Chỉ tiếc thời nay vụ việc đó không thể lặp lại, nên bây giờ bọn tham nhũng nó kết bè vững chắc, gây ra bao vụ mất tiền dân, mất lòng tin của dân, đổi lại chỉ là lời xin lỗi rẻ tiền.
Chào bạn "khách qua đường"! Tôi rất khoái cái khẩu khí của bạn, cái khẩu khí của một người có dũng khí. Hãy giữ mãi cái dũng khí này bạn nhé!
Trả lờiXóaCho phép tôi không đồng ý với câu nói của bạn: "Để làm gương, trong thời chiến thì không câu nệ phải tuân thủ trình tự pháp luật". Bạn rất căm phẫn bọn tham nhũng phải không? Về điểm này, tôi cũng như bạn. Nhưng bạn có thấy bao nhiêu người mang nỗi oan ức truyền kiếp! Ngay bây giờ, trên đất nước này đây, biết bao bản án bất công. Bạn không tin ư? Bạn hãy nhìn những vụ khiếu kiện đơn lẻ hay đông người trên đường phố. Thất vọng thay, toà án - công cụ sắc bén đấu tranh phòng chống tham nhũng lại xảy ra tiêu cực. "Nén bạc xé toạt tờ giấy". Trong bối cảnh đó, phải có một nền dân chủ của nhân dân. Dưới sức ép của dân chủ, chúng ta đã có hai bộ luật tố tụng dân sự và hình sự. Toà án quân sự cũng phải tuân theo luật trên. Không có một điều khoản nào quy định như bạn đã nói.
Bạn ơi! Chống tham nhũng là cuộc chiến một mất một còn. Bao Thanh Thiên đã trảm biết bao cái đầu song tội ác vẫn không hết. Vậy thì chống tham nhũng phải làm gì, phải làm từ đâu? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời rồi.
Anh TP: Chế độ nào cũng cần thượng tôn pháp luật mới hợp lòng dân và tồn tại lâu dài, tuy nhiên lịch sử có không ít ví dụ về " Tướng ngoài trận tiền có khi cũng không cần nghe theo lệnh vua"
Trả lờiXóaPháp luật trong những điều kiện và chế độ nhất định phải phục vụ cho giai cấp lãnh đạo, nhưng khi cách mạng thành công mà vẫn áp dụng cách thức đó là tự đào hố chôn mình.
Trong trường hợp cụ thể này, ông TDC có tội lớn( không khác gì bây giờ dân chúng còn đói khổ, có nơi các cháu còn không có thịt ăn mà một tầng lớp quan Cách mạng mới đang sống xa hoa phè phỡn)ông Châu ăn chơi sa đọa, không nghĩ đến các chiến sỹ ngoài chiến trường, nếu họ bất mãn thì cuộc kháng chiến có thể gay go, Bác biết điều đó, và với một người từng tiếp xúc với văn minh Phương Tây, Bác cũng hiểu về PL nhưng ở vào thế phải trừng trị để làm gương, vậy có thể thông cảm với cách hành xử ấy- trong giai đoạn ấy.
Xin cám ơn về cái "dũng khí", chỉ có điều chẳng để làm gì, dũng khí của bạn Trỗi bây giờ như quả bóng xì hơi rồi.
Bạn "khách qua đường": Tôi hiểu câu nói của bạn. Câu nói đó có trong "Binh pháp Tôn Tử". Ngày nay, "Binh pháp Tôn Tử" còn được áp dụng rộng rãi trong chơi chứng khoán. :D
Trả lờiXóaChắc bạn còn nhớ câu chuyện Tào Tháo mượn cái thủ cấp của tay quân lương để trấn an quân sĩ trong tình huống quân sĩ bị đói khát, tinh thần sa sút. Tay quân lương hoàn toàn không có tội gì cả mà lại có công, được hi sinh cho chúa công, để quân sĩ hăng hái chiến đấu giành thắng lợi. Đây là câu chuyện vui, bạn đừng suy diễn gì cả!
Bạn ơi! Chúng ta đang ở thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới. Sức ép của dân chủ ghê gớm lắm. Ông Đặng Tiểu Bình từng say mê đọc và khích lệ Đảng viên ĐCS Trung Quốc đọc các tác phẩm: "Cú sốc tương lai", "Sự thăng trầm của quyền lực" và "Làn sóng thứ ba" của nhà tương lai học người Mĩ Alvin Toffler. Do đó, pháp luật của ta phải nhanh chóng hoà nhập với pháp luật của thế giới. Còn nhân quyền thì mỗi quốc gia có tiêu chuẩn khác nhau. Điều khẩn cấp hiện nay là chúng ta phải cải cách tư pháp (Nhà nước ta đang làm), và có một đội ngũ cán bộ pháp lí có trình độ quốc tế. Có như vậy mới đảm bảo cho công cuộc hiện đại hoá đất nước.
Bạn ơi! Dám bày tỏ thái độ trước bất công là có dũng khí rồi!
Ông Trần Phong có biết khi được vua ban Thượng phương bảo kiếm trong thời binh đao chứ. Ta coi như Bác đã ban BQP thực hiện. Nếu để xét xử nhiều cấp như giờ có khi nó chạy đưực thuốc lại toi. Thơi chiên cần phải thế mơi yên dân và binh lính.
Trả lờiXóaÔng Trần Phong có biết khi được vua ban Thượng phương bảo kiếm trong thời binh đao chứ. Ta coi như Bác đã ban BQP thực hiện. Nếu để xét xử nhiều cấp như giờ có khi nó chạy đưực thuốc lại toi. Thơi chiên cần phải thế mơi yên dân và binh lính.
Trả lờiXóaÔng Tamthuduc ơi! Sau năm 1975, cha tôi đã từng được trên ban cho "Thượng phương bảo kiếm" đấy. Nhưng, "Thượng phương bảo kiếm" mà chi nếu nó gây ra nỗi oan ức thấu tận trời xanh! Ngay bây giờ mà còn biết bao vụ án oan sai đấy.
Trả lờiXóaTrần Phong