Bài này ở blog của nhà văn Nguyễn quang Lập.Xin được đăng lại để anh chị em ta nhớ về một thời gian khó nhưng mà vui.Xin trích một đoạn bài hát "Mặt trời bé con " của nhạc sĩ Trần Tiến(...Hạnh phúc quá đơn sơ,mà ta đâu có ngờ...".
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê chơi với bạn bè, cùng người yêu tung tăng ba ngày tết, nhất là được về với ba mạ, háo hức vô cùng.
Tết bao cấp nhiều thời kì, mỗi kì mỗi khác, không sao sưu tập được đủ ảnh cuả mọi kì. Tui chỉ đưa những hình ảnh tết còn lưu mãi trong trí nhớ của tui nhằm khơi gợi kí ức những ngày tết của bà con, rứa thôi.
Sắm tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng. Từ ngày 20 tết các cửa hàng tết bắt đầu đông nghịt.
Người ta đi mua vải.
Đi mua gạo, nếp.
Đi mua thịt, cá.
Mua các mặt hàng thực phẩm khác, chỗ nào cũng đông đúc.
Đặc biệt chất đốt phải lo mua ngay, nếu không sẽ hết. Ngày tết nấu nướng nhiều, nhu cầu chất đốt rất cao trong khi củi dầu lúc nào cũng khan hiếm.
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng tết như thế này, nhưng nếu không nhanh chân sẽ hết.
Rồi đến gian hàng bán tranh tết, hoa tết. Chủ yếu là để mua câu đối tết, còn hoa là hoa giấy.
Tranh tết, lịch tết, câu đối tết vẫn bày bán đầy các vỉa hè dành cho khách mua về làm quà cho gia đình.
Chỉ có các đại gia ( đội mũ cối) mới đi sắm đài, ti vi và các giàn âm thanh.
Con nít thì đứng tần ngần nơi hàng pháo, móc túi mua từng viên pháo tép lẻ.
Tết nào tui cũng mua vài cục xà phòng Liên Xô 72% về làm quà cho mạ tui, đây là thứ mạ tui rất thích.
Ngày tết, tàu xe rất khốc liệt. Phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Tui vừa không có tiền vừa nhác sắp hàng thường nhảy đại lên nóc tàu. Từ Hà Nội về Quảng Bình đi tàu nhanh phải mất trọn một ngày đêm mới về tới nơi, nếu là tàu chợ thì hai ngày một đêm, vô cùng gian khổ.
Ô tô ngày tết còn gian khổ hơn tàu hoả.
Cuối cùng rồi cũng đâu vào đấy cả, chiều ba mươi cùng gia đình quây quần quanh mâm cỗ tết.
Những nhà giàu mâm cỗ còn to hơn.
Riêng tui khoái nhất món thịt đông ngày tết.
Cơm thịt no nê còn được nhận tiền lì xì của người lớn.
Giao thừa được đốt pháo, được nghe pháo nổ.
Sáng mồng 1 được xem múa lân trong tiếng pháo nổ vang, rất là vui vẻ. Thế gọi là hạnh phúc.
Nguyễn Quang Lập
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê chơi với bạn bè, cùng người yêu tung tăng ba ngày tết, nhất là được về với ba mạ, háo hức vô cùng.
Tết bao cấp nhiều thời kì, mỗi kì mỗi khác, không sao sưu tập được đủ ảnh cuả mọi kì. Tui chỉ đưa những hình ảnh tết còn lưu mãi trong trí nhớ của tui nhằm khơi gợi kí ức những ngày tết của bà con, rứa thôi.
Sắm tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng. Từ ngày 20 tết các cửa hàng tết bắt đầu đông nghịt.
Người ta đi mua vải.
Đi mua gạo, nếp.
Đi mua thịt, cá.
Mua các mặt hàng thực phẩm khác, chỗ nào cũng đông đúc.
Đặc biệt chất đốt phải lo mua ngay, nếu không sẽ hết. Ngày tết nấu nướng nhiều, nhu cầu chất đốt rất cao trong khi củi dầu lúc nào cũng khan hiếm.
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng tết như thế này, nhưng nếu không nhanh chân sẽ hết.
Rồi đến gian hàng bán tranh tết, hoa tết. Chủ yếu là để mua câu đối tết, còn hoa là hoa giấy.
Tranh tết, lịch tết, câu đối tết vẫn bày bán đầy các vỉa hè dành cho khách mua về làm quà cho gia đình.
Chỉ có các đại gia ( đội mũ cối) mới đi sắm đài, ti vi và các giàn âm thanh.
Con nít thì đứng tần ngần nơi hàng pháo, móc túi mua từng viên pháo tép lẻ.
Tết nào tui cũng mua vài cục xà phòng Liên Xô 72% về làm quà cho mạ tui, đây là thứ mạ tui rất thích.
Ngày tết, tàu xe rất khốc liệt. Phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Tui vừa không có tiền vừa nhác sắp hàng thường nhảy đại lên nóc tàu. Từ Hà Nội về Quảng Bình đi tàu nhanh phải mất trọn một ngày đêm mới về tới nơi, nếu là tàu chợ thì hai ngày một đêm, vô cùng gian khổ.
Ô tô ngày tết còn gian khổ hơn tàu hoả.
Cuối cùng rồi cũng đâu vào đấy cả, chiều ba mươi cùng gia đình quây quần quanh mâm cỗ tết.
Những nhà giàu mâm cỗ còn to hơn.
Riêng tui khoái nhất món thịt đông ngày tết.
Cơm thịt no nê còn được nhận tiền lì xì của người lớn.
Giao thừa được đốt pháo, được nghe pháo nổ.
Sáng mồng 1 được xem múa lân trong tiếng pháo nổ vang, rất là vui vẻ. Thế gọi là hạnh phúc.
Nguyễn Quang Lập
Công nhận Tết ngày xưa thích thế. Cũng là do mình còn trẻ con nên háo hức hơn bây giờ nhiều. Nhưng cũng vì khổ nên nên ai chẳng mong đến lúc được ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi.
Trả lờiXóaTôi chắc chắn không bao giờ quên pháo, đốt pháo và hương vị pháo. Mùi khói pháo đã trở thành 'mùi Tết' trong ký ức của tôi.
Ít ra, hồi đó, còn có pháo để đốt!! Bi jờ, từ 1994, anh Sáu ăn bã của Tàu, nên dân VN chỉ còn thấy pháo nổ qua TV, nghe pháo nổ qua loa phóng thanh!!
Trả lờiXóaDân Bình Đà, Đồng Kỵ phải lột xác, chuyển nghề! Tinh hoa nghề pháo có theo chân làng tranh Đông Hồ?!
4 SG
Tết thời bao cấp tụi trẻ con không có quần bò đâu nhé . Đó là một món đồ xa xỉ . Nếu tụi nó mặc quần bò thì là con cháu xếp có cỡ hay thương gia hạng nhất rồi . Tụi nó mua cả cửa hàng luôn .
Trả lờiXóaK6LS
Các bạn kêu không có pháo là chưa đúng đâu. bởi nước ta dạo này có văn minh hơn, cuộc sống khá giả hơn hồi xưa nên LĐ mới duyệt chơi trò Pháo đời mới, đó là Pháo Hoa.
Trả lờiXóa