MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988
4/ 1984, ĐẶC CÔNG VN PHÁ HỦY DÀN RADA MỸ BÁN CHO TQ GIÁ 10 TRIỆU USD
Gohai tổng hợp theo báo chí Trung Quốc...
-Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta ( TQ ) thì làm gì ?
Sau tháng 4.1984, hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn phòng ngự, theo ghi nhận của quân đội TQ. Thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình có lợi đã tiến hành pháo kích mãnh mẽ vào các vị trí quân sự của TQ, phía TQ đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả.
Báo cáo tổng hợp của quân đội TQ dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng số trang bị mà thông tin tình báo của TQ ghi nhận. Các kết quả xác minh sau đó cho thấy, pháo binh VN dựa trên địa hình có lợi, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị TQ từ cơ sở báo lên. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh, TQ đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước, hoặc xâm nhập lãnh thổ VN, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong muốn do hoạt động đối phó của phía VN.
Phía TQ đã đàm phán với phía Mỹ đặt mua 2 hệ thống rada trinh sát trinh sát pháo binh Cymbeline
Rada Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng: loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của rada này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.
Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa rada, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.
Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134; ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy: lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công; một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…
TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn,
mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”
Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ
Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:
“Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? “
Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: (1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN…
(Sưu tầm)
4/ 1984, ĐẶC CÔNG VN PHÁ HỦY DÀN RADA MỸ BÁN CHO TQ GIÁ 10 TRIỆU USD
Gohai tổng hợp theo báo chí Trung Quốc...
-Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta ( TQ ) thì làm gì ?
Sau tháng 4.1984, hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn phòng ngự, theo ghi nhận của quân đội TQ. Thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình có lợi đã tiến hành pháo kích mãnh mẽ vào các vị trí quân sự của TQ, phía TQ đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả.
Báo cáo tổng hợp của quân đội TQ dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng số trang bị mà thông tin tình báo của TQ ghi nhận. Các kết quả xác minh sau đó cho thấy, pháo binh VN dựa trên địa hình có lợi, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị TQ từ cơ sở báo lên. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh, TQ đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước, hoặc xâm nhập lãnh thổ VN, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong muốn do hoạt động đối phó của phía VN.
Phía TQ đã đàm phán với phía Mỹ đặt mua 2 hệ thống rada trinh sát trinh sát pháo binh Cymbeline
Rada Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng: loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của rada này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.
Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa rada, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.
Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134; ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy: lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công; một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…
TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn,
mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”
Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ
Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:
“Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? “
Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: (1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN…
(Sưu tầm)
Con bà nó!Qúa xá đẽ!Lần sau thì ĐCVN đột nhập vào tận Trung Nam Hải cho biết.
Trả lờiXóaThứ radar này năm 75 có mấy cái ở Lục Quân Công Xưởng để bảo trì sửa chữa gì đó.
Trả lờiXóaMời các Bác vô đây coi thử:
Trả lờiXóahttp://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-19-viet-nam-khong-nho-be-va-lac-long-ben-canh-trung-quoc
P.S
Cám ơn Đạt hoà Bình 136.
Trả lờiXóaQuá đã.
đánh bỏ mẹ thằng trung quốc đi. đánh cả thằng bạn nào muốn hữu hảo với TQ nữa.
Vừa qua đọc bài viết của ông GS Mỹ do bạn Tâm thủ đức GT, mình thấy Ổng nói quá đúng, riêng mình Chân đất mắt gần toét cũng cảm nhận được 2 vấn đề cơ bản:
Trả lờiXóa1.hai siêu cường không bao giờ lại bắt tay nhau (dù là trong nước hay TG); chỉ là ngoại giao sau lưng.
2. Năm 1971 ở BC Tăng thiết giáp đã biết quá rõ thế nào là công nghệ điện, điện tử của TQ. của LX rất bền, tốt. thiết bị TQ chỉ có hình dáng, cho vào chiến đấu thì là đồ rẻ rách (trừ quần áo mũ mão, kim chỉ, bật lửa đá, ba lô, lương khô thì tốt thật, ko dám chê). Sử dụng ở VN chưa được 1năm, đồng hồ chỉ thị trên xe tăng, xích đã báo lung tung và hỏng. Tên lửa bên D1 bắn lên trời, ko nổ, rơi ngay chân trạm chỉ huy D2 bên đồi cát huyện Hoành Bồ, QN, may cũng ko nổ. bạn nào còn chưa tin tôi sẵn sàng giải đáp tiếp.
@Tk5:
Trả lờiXóađánh bỏ mẹ thằng trung quốc đi. đánh cả thằng bạn nào muốn hữu hảo với TQ nữa. Sai quá đi!
Nó xấu cái nào mình chống cái đấy thôi. Giữ độc lập tự chủ đã là khó rồi. Chứ như bác thì mình sang xâm lược nó à? Có cớ cho nó "sáp nhập" mình vào nó thì lại hỏng?
HT: có vậy tôi mới ko làm được tbt, vì cái trình ko cao mà.
Trả lờiXóanhưng mà qua mấy cái vụ biển đảo và đất liền kề bị xâm lấn , ko thể chơi với nó được.
Hay! Hiện còn rất ít thông tin về cuộc chiến với TQ giai đoạn năm 84-86.
Trả lờiXóaHMK6
Nhiều bạn thắc mắc không thấy ảnh mới chụp đâu - Mời xem bài "Những khuôn mặt K8 tại buổi họp mặt 16/1/2011 - SG"
Trả lờiXóaHe he he! giọng ông Tk5 này giống ông BanTroik5 không phân biệt nhỉ, hô khẩu hiệu to thế! đánh lúc nó bắt nạt mình thôi chứ, đang yên lành này lại đi ghè nó, nó chơi lại cho thì bỏ mịa, với lại thằng nào muốn hh với nó thì mần răng đánh cho hết, chỉ riêng mấy thằng BT thân Tầu đã thoi được nó cái nào đâu :-)
Trả lờiXóaZưng mà theo cái lẽ của Đ ta thì hô to là nó sợ, cần gì đánh. Bạn ko thấy tổ chức có Chính trị viên ghê chưa ? hơn cả C trưởng nhé.
Trả lờiXóaTk5 :Thế thì hô, hí hí!
Trả lờiXóaBài của Đạt lấy từ blog Phạm viết Đào, nói là lấy nguồn từ QSVN nhưng không phải, chỉ có một đề cập duy nhất nhưng chưa có chứng cứ, bài này là dịch từ một blog cá nhân của một người TQ, có địa chỉ
http://news.boxun.com/forum/200906/lishi/12327.shtml
Ai biết tiếng Tầu vào mà xem.
Có thể vì một lý do " nhậy cảm " nào đó nên từ trước đến giờ báo chí lề phải của VN mình rất ít đăng tin chi tiết về những kết quả của cuộc chiến tranh ngắn ngày này nên mọi người đành phải thu thập các nguồn thông tin do bản thân phía T.Q tiết lộ. Thế mới biết Cha Ông ta ngày xưa mạnh miệng dám nói to những chiến thắng của dân tộc VN trong gần nghìn nănm chống Tầu với các chi tiết cụ thể để các thế hệ con cháu sau này biết được. Giá mà Các Cụ ngậm hạt thị như thời bây giờ thì chắc quyển giáo khoa lịch sử cho các trường phổ thông sẽ mỏng tanh.
Trả lờiXóaTheo ý kiến của anh HMK6, tôi hưởng ứng một mẩu chuyện vui.
Trả lờiXóaTết năm 1982,tôi phải trực ban đơn vị(Cầu Diễn,Từ Liêm,HN) thời gian này Phú Hoà đã đi rồi. Sau khi ăn cơm tất niên cùng vợ con, vội phóng xe vào cơ quan nhận giao ban, thế là được toàn quyền làm tướng trong một ngày. 8h tối, sau khi nhắc nhở tiểu đội vệ binh, sếp xin phép biến. sang đơn vị thằng bạn ở sát đồn CA cầu Diến. nơi đây là cơ sở của TC2, đang giam giữ một trung sĩ trinh sát pháo binh của TQ, bị bắt tại LS năm 1979, do thằng bạn tôi canh giữ. Điều đáng nói là ko ai biết nó là thằng giặc vì vẫn thấy nó lang thang trong cơ sở,còn ra đến đồn CA chơi. Bạn tôi kể mới hay: cậu là sinh viên năm 2,hăng hái tòng quân giết VN. tại sao lại chỉ mỗi cậu ở đây ? bởi cậu có mẹ là bác sĩ ở Nam ninh, còn bố cậu thì thôi rồi - Đại tướng chỉ huy chiến trường đánh VN. Thỉnh thoảng cán bộ TC2 vẫn phóng xe về đưa cậu đi đài phát thanh để nói tiếng TQ về cho người TQ nghe. Tết 82 năm đó có 4 tên cùng uống rượu, ăn kẹo của TC2 là thiếu uý Đình đồn trưởng CA bạn, trung sỹ giặc và hai thượng uý quân ta.Chạy về đơn vị đến giữa cầu Diễn thì pháo nổ, súng nổ ran (giao thừa)Vậy là có một cái tết rất vui, kể cùng các bạn.PH lắng nghe bạn cùng Viện kể nhé !
@ThắngK.5 :Hề hề, tôi vẫn dỏng tai nghe đây. Ông quên không kể thêm tình tiết là chỗ rượu và kẹo đó của TC2 mang đến biếu chú trung sĩ Tầu ( con trai đại tướng Tầu ) để chú ấy đỡ buồn trong đêm giao thừa xa nhà. Nhờ vậy bọn ông mới được hưởng ké.
Trả lờiXóaP.S : Tôi vẫn đợi thư của ông đấy nhé. Lân, tốt nghiệp ĐH ở Triều Tiên, người Hưng Yên thì phải, đá bóng hay của Viện chắc về hưu lâu rồi phải không. Hắn hơn tôi khoảng 2 tuổi.
Thắng k5 vơi Tk5 là một hay là hai?
Trả lờiXóaKV đọc lời của Thắng k5 xong bèn gọi điện bảo "ở Cao Bằng thì bắt tù binh TQ nhiều. Riêng LS chỉ có đơn vị em là bắt được tù binh. Xỉn quá, nhờ bác bảo với Thắng k5 thế nhé!"
Radar định vị trận địa súng cối của Mỹ ở Nam Việt Nam trước 1975 là loại AN-MPQ-4 mà tôi đã nhìn ở Lục Quân Công Xưởng.
Trả lờiXóaÔng Thành rắc rối! T nào chả là Tk5
Trả lờiXóaCó điều thằng bạn Thắng có biết tiếng Khựa không mà kể hay thế! thằng T.Sỹ Tầu "trông" mặt quen lắm, giông giống mấy ông vừa sang dự Đh. Nó mang kẹo, rượu sang đáp lễ hay sao ấy :-)
Mấy bác lại muốn vào toilet rồi! :)))
Trả lờiXóaQT à: Wo pu tong ! hiểu chưa ? Mai Cafe nhé.
Trả lờiXóaTôi là Thắngk5, ghi tắt là Tk5 ý mà, bạn KV ko cần hỏi thêm nữa. chả là hồi đó ko được QĐ yêu mến, nên ra ngoài học, được nhõn 1 năm làm SV thì lại đi lính, khổ thân cái thằng tôi thế chứ. Chuyện thằng trung sỹ tàu cũng hay, nó còn ăn cắp xeđạp tiếp phẩm chạy một mạch lên đến núi Ba Vi, QĐ báo động bủa vây khắp nơi, tóm được cậu tại đó, cậu cao 1,75m, đen xì,biết võ mới chết chứ. Thằng bạn tôi học NN tiếng Nhật, vào Cục 2 cho nên phải lên xuống CBằng, Lạng Sơn suốt để tra khảo tù binh, bạn KV lúc nào rảnh, tôi đưa đến Thảo (viên thượng uý coi giữ thằng tàu năm xưa), nay nhà ở đầu phố hàng Hành, về hưu lâu rồi, ko còn sợ chú Chí Vịnh nữa. Tay Qt công nhận siêu, trung sỹ tàu sau này được trao trả, có sang lại VN, về lại chốn xưa hỏi thăm Thảo nhưng ko ai nói gì vì ko ai biết gì về đơn vị đó.Ngày đó ko gặp PH nên ko rủ PH đi cùng được, thông cảm nhe, lần sau khắc phục.
H.T ơi, cái ra đa định vị của Mỹ chắc là thuộc diện bảo mật hay sao đó nên đường link mà ông chỉ bị xóa rồi.
Trả lờiXóaBào mật gì cái thứ cũ rích ấy. Những loại mới bây giờ mà nó còn trương đầy ra. Tìm mãi mới ra cái cũ này đấy. Tôi nhớ mãi cái chấn tử phát xạ hình nón giống mũ "cách mạng văn hóa" bên Tầu thủa trước :-)
Trả lờiXóaNguyên lý của radar này là phát xạ hai mặt phẳng sóng. Viên đạn súng cối bắn lên chui qua hai điểm bị định vị trên hai mặt phẳng. Tính ra điểm đặt súng.
Nó chỉ dùng để phát hiện súng cối (mortar) thôi, chứ pháo khác góc tà thấp, tốc độ cao, khoảng cách xa, thì không có tác dụng.