Cái nghèo ( tiền , tri thức ... ) cũng bởi cách chúng ta đặt vấn đề thôi . Cái móng quyết định sự bền vững của căn nhà ( nói tới sự bền vững là không phù hợp với quy luật biện chứng à nha , nhưng khổ lắm : người ta vẫn muốn có sự bền vững ???!!! ) quyết định quan trọng tới hình dáng sau này của công trình . Nhiều người vẫn rất lãng phí trong đầu tư ( không thương tiếc sức lao động , thành quả của nhiều thế hệ ... ) cho con đi học với một mong muốn rất đời thường là : Cháu nó có một công việc ổn định đủ để mưu sinh hay đủ để hãnh diện với hàng xóm quanh mình ...
Cái chúng cần là gì ? Mấy ai hiểu ? Tuổi của chúng cũng như chúng mình thời thơ ấu vậy . Vui chơi vô tư và thấy cuộc sống thật tuyệt với nhiều mơ ước ... Chúng ta đã vô tình hay cố ý đưa chúng vào một nơi mà ở đó chỉ có học và học và ... học . Khô khan đến mức mọi ước mơ không có chỗ để chen chân vào . Phải tranh đua sao đó để làm con vẹt hót hay nhất hay là con khỉ bắt chước giỏi nhất ( sáng tạo hay phát hiện mà sai lời thầy cô chắc chắn không có chỗ ở đây ) ...
Trút toàn bộ những ước vọng không thành của chính mình lên vai chúng với một mệnh lệnh nghiệt ngã rằng : Bố mẹ , ông bà ... luôn nghĩ rằng con làm được điều này , điều nọ . Trong khi đó chúng ta không tự vấn mình rằng : Tại sao mình lại có thể trút gánh nặng như núi đó lên vai những đứa trẻ ( những đứa trẻ mà chỉ lo chuyện ăn , học thôi đã thấy thời gian không bao giờ đủ . Chúng – những đứa chăm chỉ có hiếu – thức khuya dậy sớm để nhai lại những kiến thức rất dễ hiểu nhưng người lớn đã làm cho chúng khó mà hiểu được ) . Đã đến lúc chúng ta phải tự vấn mình rằng : Mình đã làm tròn bổn phận của mình chưa ? Mình lo như vậy là giúp chúng hay hại chúng ? ….
Phải thừa nhận rằng chúng rất thông minh nhưng cũng rất ngờ nghệch . Phần láu cá , ranh mãnh , ứng đối hoạt bát … lại từ những đứa trẻ ít học hay bỏ học sớm ( toàn học từ những người lớn ở bên ngoài xã hội ) . Đau lắm chứ !
Vài dòng chẳng đâu vào với đâu ( lẩn thẩn mà ! ) , cũng không nhằm vào ai cả . Không uống trà Doctor Thanh mà uống trà mạn Thái Nguyên . Mong lượng thứ .
Chúng ta đã từ bỏ cách nhìn xa để trở lại với cách nhìn gần. Mà thói thường từ xa chuyển về gần thì thực tế sẽ là "rất gần".
Trả lờiXóaCái cách nhìn tới tiền vừa như là mục tiêu vừa là động lực/phương tiện để vận hành xã hội là như thế. Nguy hiểm nhất là người ta tìm mọi cách giải ngân để "chắt" ra được "%", bất kể nguồn tiền, bất kể lĩnh vực,... Vì ở đâu cũng là con người mà. Đến giờ vẫn chưa thoát khỏi "rất gần", chưa biết bao giờ...
K6LS lại chê lời bác Lý Ninh nói trước lúc đi xa:Học,học nữa,học mãi rồi?Bây giờ cứ trao cho bọn trẻ tuổi thơ của nó mà lâu nay các bậc phụ huynh và các thầy ,cô đã đánh mất thì có lẽ nó sẽ giỏi như K6LS bây giờ?Vứt ra đời là ok ngay!
Trả lờiXóa@dathb136 : Giỏi gì đâu . Chỉ hơn người ta ở chỗ thừa thời gian và không biết đi đâu ngoài cái ghế trước màn hình từ sáng sớm đến tối mịt . Lại lấy cái nghề này kiếm sống nên có điều kiện thử mọi cái mình muốn . Chỉ là vọc sỹ thôi . Hơn một số người ở chỗ có thể tư vấn cho họ nên dùng softwares hay hardwares nào thì phù hợp , cứu dữ liệu đã mất ( tự mày mò và đã làm cho nhiều người cũng tới mười mấy năm và có uy tín trong nghề ) , sửa chữa cài đặt và phán bệnh cái một ( 16 năm tuổi nghề với hàng ngàn máy tính đã qua tay ) . ACE có chuyện gì khúc mắc cứ nhắn tin hay hỏi trực tiếp , tôi không dám không giúp .
Trả lờiXóa@BS Hoc : Nếu bạn đọc được tiếng Anh thì tôi sẽ gửi cho bạn các tài liệu về Ubuntu , đảm bảo chuẩn .
He he, thế mà lão HT dám múa rìu qua mắt thợ.
Trả lờiXóa@ Anh Thành : Anh khiêm tốn quá làm em thấy ... mình dốt quá .
Trả lờiXóaK6LS
Em là AT của anh NT đọc bài viết của anh K6LS em rất tâm đắc.Đúng,chính người lớn đang làm khổ trẻ con mà lại tưởng là mình quan tâm.Nhân đây em nói kinh nghiệm dạy con của em để mọi người cùng tham khảo nhé(đừng nghĩ em chảnh,ở nơi khác kg dám nói chỉ dám nói với Trỗi thôi).Khi học cấp I viết chính tả nhiều bà mẹ đọc trước bắt con chép rất nhiều lần với mong muốn ngày mai con phải được điểm 10.Em kg làm vậy mà chỉ yêu cầu con tự đọc 2,3 lần,ngày mai cháu về khoe được 8,9 là khen nếu được 7 thì nói lần sau con cố gắng,cấp I kg cho học thêm.Lên cấpII các cháu lớn hơn nên có nhu cầu hiểu biết xã hội,tối các cháu xem thời sự và điểm tin thể thao xong mới chịu lên học bài em cũng mặc kệ,làm sao cứ xong bài là được.Môn nào thấy cần các cháu học thêm kg thì thôi.Lên cấp III thời gian học tăng thêm,học thêm môn nào là tùy các cháu lựa chọn ba,mẹ kg quan tâm.Chỉ khi họp phụ huynh thì kg bao giờ vắng mặt.Các cháu kg bao giờ học trước chương trình,hè là thời gian vui chơi hoàn toàn,sáng đi học bóng bàn,đi thư viện,ăn trưa xong thẳng giấc tới 3 giờ,chiều đi đá bóng.....Kết quả học tập thua chúng bạn rất xa kg đạt học sinh giỏi chỉ khá thôi nhưng em bằng lòng và vui với kết quả của con.Nhưng khi thi đại học cả 2 cháu đều đậu ngay hơn cả bạn có học bạ đẹp.
Trả lờiXóaGiáo dục là gì? Là dạy cho trẻ tham gia vào quá trình "sáng tạo lại các giá trị đã được loài người sáng tạo" để rồi tự chúng sẽ sáng tạo ra các giá trị của chính chúng. Rất nhiều trong số đó là các giá trị hiện hữu, đấy là sự hòa hợp của cá nhân với xã hội; rất ít trong số đó là các giá trị mới thực sự, đấy là các nhà phát minh trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và nhân văn.
Trả lờiXóaNhững giá trị bị đảo lộn thời nay bao gồm cả những giá trị giáo dục, thí dụ đánh giá học trò theo mức độ thuộc lòng. Đó chính là nguyên nhân biến giáo viên thành kẻ truyền giáo, biến học sinh thành tín đồ, biến kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng các giá trị nhân văn thành những tín điều.
Thưa các bạn .cái sự học ở nước ta hiện đã thành nỗi bức xúc của toàn xã hội, Trên biết ,dưới biết .nhỡ nhỡ cũng biết cả đấy, ấy vậy mà bàn nát nước cũng chẳng ra đâu vào với đâu, vì sao vậy ? tôi cho là vì chưa tìm được cái gốc của vấn đề. một khi chưa tìm được cái gì làm nẩy sinh việc loạn học ở ta thì còn tốn nhiều giấy mực và nước bọt,gõ gẫy ngón tay cũng chỉ đến thế mà thôi,nêu hiện tượng thì ai cũng nói được, nhưng tìm được giải pháp để góp ý cho LĐ mới là việc nên làm,chỉ có áy náy ở chỗ giải pháp hay có ai thèm nghe hay không mà thôi.Nói lạc đề một tý, hôm qua VEDAN ,c/t phá hoại môi trường hàng đầu VN được tặng giải thưởng của Bộ KHCN đấy.Ha vớt sang VN góp ý cũng chỉ là cái đinh!!
Trả lờiXóaK6LS Bịnh quá nặng rồi về Hà Nội khám thôi không thì nguy to, bạn có nhắc một tý mà đã rãy nảy lên rồi chứng tỏ thần kinh có vấn đề. Cậu có biết không? Quảng Bình Hà Tĩnh vừa sát nhập đấy thành tỉnh Bình Tĩnh. Lần này thấy viết có ný nuận ra phết song tớ thấy chưa ổn lắm vì học, học nữa, học mãi và học cả đời ( trong làm có học, trong học có làm) cơ bản làm sao chúng thích học đừng như chúng mình học cho bố.
Trả lờiXóa@Long Jun : Tôi mà đi khám bệnh thì cứ vô SG gặp lang y Long Jun ( chuyên trị các bệnh ghẻ lở , hắc lào , tiêu chảy ... ) chắc sẽ khỏi . À mà này , cậu có nhận chữa bệnh ... nhậu không ?
Trả lờiXóaK6LS
Kls: Long giun thì bệnh nhậu k chữa đc.Đừng mong j vào hắn vì chính y còn chưa chữa đc cho y cơ mà!
Trả lờiXóaMột trò đi học về có vẻ rất bức xúc , ba em hỏi :
Trả lờiXóa_ Có chuyện gì mà con không vui vậy ?
_ Hôm nay cả lớp con bị thầy hiệu trưởng phạt , cả thầy chủ nhiệm của con cũng bị khiển trách nữa
_ Chuyện gì nghiêm trọng vậy con ?
_ Trong giờ sinh hoạt , thầy HT vào lớp con hỏi : ai đã lấy nỏ thần của AN DƯƠNG VƯƠNG ? cả lớp im lặng , thầy hỏi hai , ba lần , vẫn không có bạn nào trả lời . Thầy giận quá quay sang thầy chủ nhiệm la : anh dạy dỗ học sinh như vậy đó hả ? thầy chủ nhiệm nhẹ nhàng nói với cả lớp : em nào trót dại thì tự giác đi , thầy sẽ không phạt đâu ...
Ông bố vô cùng kinh ngạc :
_ Ủa , đến bây giờ mà vẫn chưa tìm ra thủ phạm à ? Cái nỏ thần đó mất từ hồi bố còn đi học mà !!!!!!
Học sinh ????
[ Tặng đại ca KHẮC VIỆT và đại ca CHÍ KIÊN ( cũng là 2 ông bố )vì đã có những " bức xúc "cho ngành giáo dục . He he he ].
Chắc K6LS lấy thôi, ở HN ai dùng nỏ làm chi.
Trả lờiXóaKV.K7
@Quế Lâm : Chuyên này tôi đã nghe bạn Hà cối K7 kể rồi . Mỗi người kể một cách và ai kể cũng hay cả . Thanks.
Trả lờiXóaK6LS
Thế mà đại ca K6LS vẫn kiên quyết không nhận mình đã lấy nỏ dù đã bị bạn hiền K.V " chỉ điểm "
Trả lờiXóaKhông phải tôi lấy nỏ thần mà tại bác An dương Vương để quên đấy chứ . Mang đi bán mãi không ai mua đèm mang cho con nó chơi , ai dè nó hỏng . Cũng không thấy ai đến đòi nên đưa cho mấy cô Cty môi trường . Các cô ấy còn giận , nói là : đã bắn chết mấy con vịt rồi . Hỏi ra mới biết vừa rồi nhà các cô ấy , vịt bị trúng mấy phát tên ... may là chúng còn lê về đến nhà chứ nếu không là ... mất . Toát mồ hôi .
Trả lờiXóaK6LS
Đấy là chuyện Nỏ Thần lâu rùi.Đây mới là chiện mới mà lại thật 100%.Chuyện xảy ra như thế này:Trong giờ toán lớp 9 cô giáo cho một phép tính 11:11 bằng bao nhiêu?,hs nghĩ mãi sau đó nói cô cho con mượn máy tính đã.Cô liền gợi ý có 100 cái kẹo chia cho 100 bạn,mỗi bạn được mấy cái?HS gãi đầu,chia 2 chữ số mà con còn ko chia được thì 3 chữ số làm sao con chia được!!?Hu hu...
Trả lờiXóaCái nỏ bị mất thì tôi ko biết, nhưng thằng cháu tôi biết tại sao ô.Lê Lợi bị Rùa vàng lấy kiếm ở cái hồ mà sau này gọi là Hồ Gươm. - Tại sao? - Vì ổng ngồi trên thuyền lấy kiếm chọc nó nên bị nó giật mất!!!
Trả lờiXóaHMK6
Mong muốn rất đời thường! Đúng vậy, có nhiều, rất nhiều ông bố bà mẹ cả đời cày cuốc chỉ để lo chữ cho con.
Trả lờiXóaBởi vì bố,mẹ muốn con mình hay chữ học để lấy mảnh bằng ĐH cho dễ xin việc,thăng quan ,tiến chức nên có cái gì trong nhà đem ra bán sạch,kể cả đất đai,ruộng,vườn.Có thể do đó mà dẫn tới thực trạng ngày hôm nay?Tham nhũng tràn lan,để gỡ lại những cái gì đã mất.Mà đáng lẽ ăn vừa đủ thì lại ăn quá,bởi vì các cụ nói rồi:"lòng tham không đáy".Hồi xưa đâu có cái vụ bán của cải cho con đi học đâu?Có lẽ cái sự mong cho con học thành tài đã có tác dụng ngược?Hay xem lại yêu cầu muốn giữ chức vụ cao phải có bằng ĐH,dẫn đến cuộc đua vào ĐH và mở quá nhiều trường ĐH ngày hôm nay?Còn giảng viên thì chạy sô như ca sĩ.
Trả lờiXóaBán nhà cửa lấy cái chữ thật, cái kiến thức thật thì là đáng quý còn chỉ để lấy danh thì chịu.com.
Trả lờiXóaVừa rồi thấy việc xét phó GS và GS có nhắc đến tiêu chuẩn ngoại ngữ. Thế mới biết cái tiêu chuẩn ngoại ngữ của nghiên cứu sinh là đểu không dùng được.
KV.K7
Tham nhũng tràn lan, để gỡ lại... là những chuyện mua quan bán chức hiện tại nếu có, còn cha mẹ có gì đem bán kể cả ruộng vườn lấy chữ cho con sao họ biết đến chuyện đó, họ khăn gói chở con lên t/p ôn thi, chở con đi thi, mong ngóng từng giờ, rồi chỉ biết nói với con "ráng học nghe con" và con có nên người thì mẹ cha đã già yếu, có khi toi rồi, HBĐ ơi.
Trả lờiXóa