Đi xuyên qua căn cứ 26, loằng ngoằng qua vài con đường mới của Sài thành thì đến một khu dân cư mới nằm ven sông. Lâu ngày xa Sài Gòn, thành phố mở rộng nhanh quá tôi cũng không xác định được khu đất mới này là đâu và cũng không biết con sông này tên gì. Chỉ biết rằng bên kia sông là An Phú Đông, quận 12 và ngồi đây cứ vài phút lại có một chiếc máy bay hạ cánh bay qua đầu.
Mảnh đất ven sông này được chia thành những lô đất rộng đủ để làm những căn biệt thự xinh xắn. Đường xá, hạ tầng đã hoàn chỉnh nhưng mới chỉ có vài nhà được xây và có người ở còn phần lớn mới chỉ là nhà tạm. Những khu nhà tạm này được các nhà kinh doanh ẩm thực tận dụng ngay, hàng loạt các quán lẩu dê, dê nướng, lẩu mắm mọc lên san sát dọc bờ sông.
Đối diện với vô vàn quán xá ấy là những bức tượng, Chủ nhân của nó chắc là một nghệ nhân đã kịp mua được lô đất ven sông thơ mộng này, một môi trường lý tưởng cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Hình như tác giả làm những bức tượng muốn nói về một thời bất khuất của các chiến sĩ cánh mạng. Có điều chưa biết sau này nó được đặt ở đâu nên chẳng ông nào phân tích được sâu hơn về giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của những bức tượng đó.
Bàn nhậu, anh em vừa uống vừa thi nhau đặt tên, không phải ! mà là một câu gì đó phản ánh được ý nghĩa của bức tượng, nó na ná như các nhà kinh doanh đưa ra khẩu hiệu cho sản phẩm của mình như : "Hãy nói theo cách của bạn", "Tạo dựng nhân tài - Nuôi dưỡng tương lai", " Mọi người phải ngước nhìn mình"….hình như tiếng Anh là Slogan gì gì đó!.
Tranh luận mãi, nào là trung kiên, bất khuất… cuối cùng chú em chủ xị bữa nhậu phán một câu xanh rờn : Chưa xỉn quyết chưa về !
Quá đúng !!! Cả bàn nhậu vui vẻ tán thưởng, phục chú em nhỏ tuổi tài cao. Cả bàn lại tiếp tục dzô với ý chí chưa xỉn quyết chưa về..
Anh em trong đó bữa nào rảnh đến thử coi và tìm cho mấy bức tượng cái slogan mới cho hay hay, mấy bác chủ nhà hàng mong lắm đấy.
Nghệ thuật làm tượng của mình, không biết trên thế giới có thời kì nào như vậy, trông nó cứ giả tạo thế nào. Dáng vẻ, khuôn mặt không phù hợp với hoàn cảnh chủ đề. Cắt ra bán thân đưa lên bục ngay được.
Trả lờiXóaÀ, cái "slogan" dịch tiếng Việt khó phết. "Khẩu hiệu" thì chưa đủ nghĩa, thêm tính từ vào cho rõ thì dài và sẽ phải phân biệt cho các loại slogan khác nhau. Nghe đâu đó người ta tù mù gọi là "hô ngữ"?
Máy bay bay qua đầu thì gần nhà anh TM rồi. Đến nhà anh TM còn có cơ hội câu cá trê nữa kìa.
Định nghĩa "thành phần hô ngữ": thành phần nêu lên một lời than, lời gọi, lời đáp, lời nguyền, vv. Thường do một từ tình thái, cảm xúc hoặc một cụm từ đảm nhiệm. Vd. "Ôi, mùa xuân ở đây đẹp quá!"; "Chúng ta đi thôi, anh em ơi"; "Việc này, chết thật, sao chưa làm à?".
Trả lờiXóaNguồn: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1CFCaWQ9NTkyNyZncm91cGlkPSZraW5kPSZrZXl3b3JkPWglYzMlYjQrbmclZTElYmIlYWY=&page=1
Tôi thì nói : " Lần nào cũng dzậy à , lần sau tui cấm à nha ( trích lời của một bà thị xã ). Nhưng lần sau vẫn tái diễn . Vẫn cùng nhau đưa nhau về nhà ( đến sáng bảnh vẫn còn đưa nhau nha ) . Ăn sáng mà đến 3 hôm mới về tới nhà thì không hiểu các bố ăn chi mà nhiều dzậy ....
Trả lờiXóaNếu em là một bà thị xã thì các pác cứ liệu hồn . Em cứ thẳng cánh cò bay cho các huynh đệ vào phỏm nhá . " Các thị xã " đã chờ cơ hội này lâu lắm rồi nha . Cứ là ... không nhận tội thì ... trảm . Ghê quá . Em cũng xin các bà thị xã nhẹ tay ... em còn muốn sống , sống lâu hơn bà thị xã . He He .
K6LS
Anh Thành,
Trả lờiXóaTheo em nghĩ từ "slogan" dịch sang tiếng Việt là "khẩu hiệu" có lẽ không sai lệch nhiều. Theo định nghĩa của tiếng Anh thì "slogan" là một câu hay là một mệnh đề được dùng lặp đi lặp lại để thể hiện một ý niệm hoặc mục đích trong lĩnh vực chính trị, tôn giáo và thương mại.
VTP K7
Ấy, từ ngữ các nước nó có khi hiểu ngược nhau.
Trả lờiXóaCó phải "socialization" tiếng Anh "xã hội hóa" có nghĩa là chuyển cho chính phủ lo việc đó.
Ấy thế mà "xã hội hóa" tiếng Việt lại là chuyển trách nhiệm từ nhà nước 100% sang nhân dân càng nhiều càng tốt.
Tiếng Việt "khẩu hiệu" gắn với "hành động cách mạng". Các câu khẩu hiệu của doanh nghiệp, hội đoàn mà có hơi hướng khuếch trương, quảng cáo hay tôn chỉ mục đích,... mà dùng "khẩu hiệu" thì nên thêm tính từ cho nó rõ.
Nói bậy mất quan điểm tý, dìu ông anh đứng giữa về với bu cháu, slogan của hai ông bạn nhậu là: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ".
Trả lờiXóaHoặc:
Trả lờiXóa-Nhậu ra nhậu, chơi ra chơi.
-Một đi không trở lại.
Chịu chơi chơi tới cùng.
-Đưa anh về dưới mưa.
...
Nếu các bác tám câu này dân nhậu SG cũng còn nhiều.