Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Những chuyện về phi công tiêm kích Việt nam (Văn nghệ QĐ)

Năm ngoái, nhân vụ đi Quy nhơn tôi và một số bác K4 sau khi đón bác DMĐ ở sân bay Phù cát (Bình định) có dịp được vào giao lưu với cán bộ chiến sĩ của trung đoàn không quân tiêm kích 940 đóng tại Sân bay Phù Cát, Bình Định, thuộc Sư đoàn 372 (Đoàn Tây Sơn).  Trung đoàn này được trang bị trang bị máy bay Su-27.
Su 27 tuần tiễu Trường sa (VNQĐ)
Nhìn những sĩ quan phi công trẻ, khỏe được đào tạo huấn luyện bài bản không khỏi nhớ đến thời học sinh cấp 3, ước mơ muốn được "dự tuyển đào tạo phi công" của biết bao thanh niên thời bấy giờ. Từ hồi còn ở Trung hà đã từng mất ăn mất ngủ vì sâu răng, biết thân biết phận nên tôi cũng chẳng dám cho mình cái "ước mơ" đó. Nhân chuyện về 14 phi công Triều tiên giới thiệu hôm qua trên Út Trỗi, tìm hiểu mới biết để có được những phi công tiêm kích trẻ khỏe như ở trung đoàn 940 chẳng hề đơn giản. Đọc phóng sự trên Văn nghệ quân đội mới biết: Những chuyện về phi công tiêm kích Việt Nam (Kì 1), (Kì 2), (Kì 3); (Kì 4) (Kì 5) (Kỳ cuối)
Phi công tiêm kích trong bộ đồ bay (VNQĐ)
 Không biết trong hơn 1200 học sinh trường Trỗi có được mấy người là phi công quân sự, nhất là phi công tiêm kích. Được biết K8 đã từng có 2 phi công là Phạm Kiến Quốc và Lưu Hồng Hà. Kiến Quốc đã từng có thời gian là phi công tiêm kích trước khi lái trực thăng, còn Lưu Hồng Hà đã có thời gian nào lái phản tiêm kích chưa? thì tôi không biết.
Để trở thành một phi công phản lực không dễ dàng chút nào.
Đọc: Phi công tiêm kích của Nhà XBQĐ
        Phi công tiêm kích (Quân sử VN)
        Không quân NDVN (Wiki)

11 nhận xét:

  1. làm lính pilot khó lắm, nhưng Trỗi cũng có vài lính đấy.
    Không hiểu các anh có biết một lính lái mig chui qua dưới đường dây điện chèm, MB chạm dây cháy, hắn nhảy dù, giờ đang ở Pháp ?
    Lại còn một lính lái trực thăng từ sân bay Bach Mai cũ, len lỏi sang được TQ hồi 1979 không ?

    Trả lờiXóa
  2. Anh đấy tên là Tộ con bác Nguyễn duy Trinh bác Thắng k5 à . Anh Tộ cũng liều và may là ông già làm to chứ không thì cũng mệt đấy .
    K6LS .

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. "...Vụ việc ấy do anh Nguyễn Duy Tường bay ở khu vực Việt Trì xuống thấp quá, "lưỡi dao chỉnh dòng" dưới thân máy bay đã cứa vào dây trung tính của đường điện cao thế. Anh đã phải nhảy dù, sau đó bị cắt bay..."
      "...Đồng đội Vitính ơi, anh Nguyễn Duy Tường cùng thời gian nhập ngũ với tôi, cùng nhau bay những năm trên loại máy bay L-29, sau đó anh ấy bay trên loại MiG-17, về nước một thời gian thì được chuyển loại lên MiG-21. Sau cú va quệt vào đường dây cao thế, phải nhảy dù thì anh thôi bay, xuống làm công tác chỉ huy cho máy bay ta cất hạ cánh. Thường thì các phi công thôi bay (cắt bay) vì lí do nào đó là chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc chỉ huy cất hạ cánh "chuyên nghiệp" ở sân bay căn cứ chính và các sân bay cơ động. Có một số anh sau một thời gian công tác dưới mặt đất thì lại được bay lại, không phải là trên loại MiG-21 nữa mà ở các loại có tính năng thấp hơn..."
      Trích hồi ký của "phi công tiêm kích" trên Quân sử.

      Xóa
  4. Đọc Phi Công Tiêm Kích phần 1 bên VnMilitaryHistory.net. Đã sang phần 2 và vẫn giao lưu sôi nổi.

    Trả lờiXóa
  5. @VNQ: 1200 lính Trỗi, có rất nhiều đ/c là phi công đang lái ..."máy bay bà già".
    TM

    Trả lờiXóa
  6. Các anh đều nói đúng nhưng còn chưa ổn, bởi nói chính xác thì phải là: Trung úy Nguyễn Duy Tường, do thách đố nhau chứ không phải chinh chiến gì.
    nếu không phải con ông to, thì gay go rồi, giờ anh em họ làm đại diện bay cho Pari pháp.
    Còn vụ phi công đột nhập sân bay BM, trộm MB trực thăng bay sang TQ, anh em chưa nêu nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  7. @K6LS: Không phải anh Duy Tộ (kĩ sư không quân Jukopxki) mà là anh Duy Tường.
    - K6 có mấy pilot ở F370.
    - K7 có Hoàng Thành F372, sau là TGĐ Cụm cảng miền Trung, nay là Chủ dịch TCty Không lưu.
    - K8 Hồng Hà...

    Trả lờiXóa
  8. @Bác Kiến Quốc : Đúng rồi , em nhầm . Xin lỗi mọi người phát .

    Trả lờiXóa
  9. Còn một đồng chí nữa ở F370 đó là Vương Bình K8. Vương Bình hy sinh trong khi bay huấn luyện (trong thời gian 2001-2005) thì phải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc là "bộ nhớ" của tôi có chỗ bị "thủng".
      Xin "Nặc danh11:33 Ngày 30 tháng 7 năm 2013" nếu có thể cho biết Vương Bình K8 trước ở B mấy? để cập nhật vào danh sách K8 cho đầy đủ vì K8 ngày xưa có đến 240 người nên chắc BLL K8 còn sót.

      Xóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!