Sala có nhiều tên gọi Sāla, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp và về sau được trồng nhiều nơi ờ Nam Á và Đông Nam Á và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng (hard wood).
Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
Ở miền Nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Già Lam, Chùa Hoằng Pháp... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm.
Hoa Sala thường được nhắc tới trong kinh Phật. Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm-tì-nì), và nhập diệt giữa hai cây Sala tại kusinara (Câu-thi-na). Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa), cây Sala cũng được chọn để trồng tại các khuôn viên Chùa. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt nam, cây này có tên là cây Ngọc Kỳ lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng.
Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (Naga), mỗi bông hoa là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm. Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Sala nở rộ tương trưng cho Phật Pháp (Dharma) và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết bàn.
Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sala là hoa Vô Ưu. Theo như tìm hiểu thì chưa có khẳng định về ý nghĩa tên hoa Vô Ưu có đúng là hoa Sala không vì có khác nhau ở mỗi tài liệu về hoa Vô Ưu. Cả 2 loại: hoa Sala và hoa Asoka - bông Trang (miền Bắc gọi là hoa Mẫu đơn) cũng được gọi là hoa Vô Ưu.
Tán cây Sala rậm rạp, những cánh hoa rất dầy. Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát. Nhưng khi kết trái, trái Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.
Với xứ sở Phật giáo, cây Sala cũng quen thuộc như cây Hoa Gạo (Mộc Miên) ở Việt nam ta.
Đôi tay như sen hé
Lòng thành kính như hoa
Nguyện người thương nhau mãi
Dù cuộc đời phong ba.
(Theo thông tin từ internet)
Suối
Cây này màu hoa sậm, đẹp hơn những cây thường thấy là màu hồng nhạt. Cái tên Vô ưu làm như nhà chùa hay dùng, cây Hoàng nam những năm 90 khi mới có nhà chùa gọi là cây Bất ưu, ngày xưa chỉ có 2 cây ở UB Q1.
Trả lờiXóaCó lẽ hoa trong hai ảnh này là hai loại khác nhau, ảnh trên chắc đúng là cây Sala còn ảnh dưới có phải cũng là một không?
Trả lờiXóaHoa Bông trang ngoài Bắc gọi là cây dâm bụt, bụt tức là budda (Phật)trong tín ngưỡng dân gian gọi bụt như ông tiên, không hiểu vì sao đã là bụt mà lại còn dâm, còn mẫu đơn là một loài hoa khác có xuất xứ từ bên Tầu. còn vô ưu hay bất ưu chỉ phổ biến trong giới tu hành, dân gian không thấy gọi như vậy.
Thiện tai! Thiện tai!!
Trả lờiXóaCông đức cũa nử thí chủ thật vô lượng!
Vì trước đây, tôi nghĩ hoa Sala, cây Song thụ chỉ có ở Ấn Độ, thậm chí chỉ ở trong kinh Phật!
Hữu thường mà hóa vô thường
Bốn bề Song thụ một trường Khô Vinh
Đông, Tây, Nam, Bắc phân minh
Đã hình như giả lại hình như không.
(Thiên Long Bát Bộ)
4 SG
Thêm vài dòng chú thích cho các pác tham khảo:
Trả lờiXóaNguyên trước đức Thích Ca mầu ni tịch giữa những cặp sa la tại thành Câu Thi Na, bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc đều có hai cây này mà mặt nào cũng cây tươi cây héo nên gọi là "Tứ khô tứ vinh". Trong kinh Phật giải thích rằng: hai cây ở mặt đông tượng trưng cho thuyết "thường dã vô thường", hai cây ở phương tây tượng trưng cho thuyết "ngã dữ vô ngã", hai cây phương nam tượng trưng cho thuyết "lạc dữ vô lạc", hai cây ở phương bắc tượng trưng cho thuyết "tĩnh dữ vô tĩnh". Những cây tươi tốt rườm rà tượng trưng cho sự có thật là "hữu thường", "hữu ngã", "hữu lạc", "hữu tĩnh". Trái lại những cây khô héo tàn tạ tượng trưng cho sự không có gì hết: vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tĩnh. Đức Phật Như Lai (Thích Ca) tịch giữa tám cây tượng trưng cho tám thuyết trên, hay nói một cách khác là phi khô, phi vinh, phi giả, phi không.
4 SG
To Anh Q.Trung: thật là tinh ý, 2 tấm là 2 cây khác nhau. Ảnh đầu là Hoa Sala chụp ở Chùa Hoằng Pháp cách đây 3 năm, ảnh 2 mới chụp ở Chùa Già Lam vào sáng mùng 1 (trên cây chỉ còn trơ trọi 1 hoa thôi)...nhưng cả hai đều là cây Sala.
Trả lờiXóaTo 4SG: Tưởng Niệm công đức...hì hì
Suối
Hôm nay 1 hoa sa la đã rớt vào tay cháu lúc 1h40 phút ở chùa Hoằng Pháp. Điều này có ý nghĩa gì ko vậy các bác? Nghe nói có 1 điều rất linh truyền lại ko biết có đúng như thế ko?
Trả lờiXóa