Cựu chiến binh QĐND Việt Nam
Tác giả gửi đến Dân Luận
Ngày 16/5/2013, tòa án Long An kết án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha với tội danh chống nhà nước XHCN Việt Nam đã làm dấy lên một phong trào ủng hộ các em trong dư luận. Những người ủng hộ tuyên bố các em vô tội, đề nghị nhà nước hãy trả tự do cho các em. Các em là người nêu cao khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” và “Đi chết đi đảng cộng sản bán nước”. Trước tòa, các em dõng dạc tuyên bố các em là những người yêu nước, đang muốn thức tỉnh đồng bào bảo vệ Tổ quốc, yêu nước thì không có tội.
Theo cáo trạng, các em phát tán cờ vàng 3 sọc đỏ của chính quyền Việt Nam cộng hòa trước đây. Tuy nhiên, có ý kiến nói các em không có ý đề cao và khôi phục chính quyền Việt Nam cộng hòa, đơn giản các em phất cao lá cờ Việt Nam, được sử dụng từ năm 1890, đại diện cho Tổ quốc Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.
Theo cáo trạng, các em phát tán cờ vàng 3 sọc đỏ của chính quyền Việt Nam cộng hòa trước đây. Tuy nhiên, có ý kiến nói các em không có ý đề cao và khôi phục chính quyền Việt Nam cộng hòa, đơn giản các em phất cao lá cờ Việt Nam, được sử dụng từ năm 1890, đại diện cho Tổ quốc Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam.
Hãy nói về hành động của các em. Những năm qua đã có nhiều người, nhân danh nhiều phong trào với tên gọi khác nhau đã yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Nhiều người đã bị bắt, đưa ra tòa xử theo Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với những mức án khác nhau. Tòa án yêu cầu các bị cáo nhận tội, và đã có những người tuyên bố mình phạm sai lầm, xin được khoan hồng. Hành động của họ phần nào làm giảm mức ngưỡng vọng của quần chúng đối với những người hoạt động cho dân chủ ở Việt Nam. Lần này, các em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã ngẩng cao đầu, tuyên bố các em là những người yêu nước, không có tội. Tuyên bố này đánh dấu bước chuyển biến về bản lĩnh chính trị của lớp trẻ Việt Nam trước thời cuộc. Nên nhớ rằng trước khi ra tòa, cả hai em đã phải chịu 6 tháng giam cầm, trong một nhà tù có lẽ là ghê rợn bậc nhất thế giới. Không có gì khuất phục được các em. Các em không cam tâm tình nguyện dâng đất nước này cho Tàu khựa. Vì vậy, các em chỉ đích danh kẻ cướp nước và kẻ bán nước: Đó là Tàu khựa và đảng cộng sản Việt Nam, những tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống của thời đại mới. Khi đã chỉ đích danh bán nước là đảng cộng sản và nhà nước của đảng thì không thể giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng hay cờ búa liềm của đảng được nữa. Chắc chắn là phải sau nhiều ngày suy nghĩ, các em chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ để tượng trưng cho Tổ quốc Việt Nam.
Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến lá cờ. Từ xưa đến nay, ngọn cờ luôn luôn đại diện cho một tổ chức nào đó, có thể chỉ đơn giản là một câu lạc bộ, có thể là một đảng phái, hay một quốc gia. Ngọn cờ luôn dùng để tập hợp lực lượng, để nêu cao một ý kiến của tổ chức trước quần chúng rộng lớn, nếu là quốc kỳ thì còn thể hiện chủ quyền của một nước. Phất cao ngọn cờ hoặc hủy lá cờ đôi khi được coi là hành vi thể hiện một thái độ chính trị nào đấy. Nhiều năm qua, chính quyền Hà Nội đã tiến hành nhiều việc rất mất lòng dân, như cướp đất của dân trao cho nhóm lợi ích đại diện qua các công ty, bắn giết nhân dân vô tội vạ vì những lỗi nhỏ nhặt như không đội mũ bảo hiểm, không dừng khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông…Đối ngoại, các nhóm lợi ích bán rừng, dâng biển cho Tàu khựa, thông qua các hợp đồng khuất tất và thái độ im lặng của mình trước hành động cướp biển ngày càng công khai, ngày càng trắng trợn của chúng. Nhân dân khắp nơi đã và đang đứng dậy đấu tranh đòi nhà cầm quyền thực hiện đúng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, đối ngoại phải có những hành động tích cực bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Ngay sau năm 1975, ở miền Nam đã có những trào lưu đấu tranh vũ trang chống chính quyền. Các trào lưu này lần lượt thất bại, trước hết vì không được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân cả nước. Các nhóm vũ trang phất ngọn cờ của Việt Nam cộng hòa không đủ sức tập hợp quần chúng nhân dân, đã phải đấu tranh đơn độc, thất bại là điều dễ hiểu. Từ khi chính quyền thi hành chính sách đổi mới, nền kinh tế có bước phát triển, nhưng đồng thời thông tin từ khắp thế giới cũng có điều kiện đến với nhân dân Việt Nam, thức tỉnh nhiều tầng lớp nhân dân. Việc các nước XHCN Đông Âu lần lượt sụp đổ đã chỉ rõ tính chất sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lenin, rằng chế độ XHCN không có tương lai. Đối nội, chính quyền Hà Nội không tập hợp lòng dân, không đưa ra được chính sách hiệu quả khôi phục, xây dựng kinh tế, lại thi hành chính sách "cướp bóc" về đất đai để làm giầu cho một số "nhóm lợi ích", ngày càng bị nhân dân căm ghét. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI nhiều nhóm yêu nước bắt đầu hoạt động, tuy nhiên, chưa có ai, chưa có nhóm nào đưa ra ngọn cờ chính trị có sức tập hợp quần chúng. Phải kể đến vai trò của ông Hoàng Minh Chính cố gắng "phục hoạt" đảng Dân chủ, dù có giá trị đánh động dư luận nhưng vẫn chưa tổ chức được thành phong trào lớn mạnh. Vài năm gần đây, phong trào "dân oan" lan rộng. Ở một số nơi các nhóm dân oan đấu tranh bằng pháp luật với chịnh quyền, có lúc đã đến sát "ngưỡng" của một cuộc đấu tranh bằng vũ khí. Nhìn lại phong trào dân oan, có thể thấy phong trào mới tập trung vào vấn đề kinh tế, pháp luật nhưng chưa đạt đến yêu cầu đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước. Các nhóm hoạt động dân chủ thì còn mỏng yếu, chưa tạo được mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân chưa tạo ra sức mạnh cần có. Đã thế, trên một số trang mạng, chủ yếu là hải ngoại, có những yêu cầu quá khích, như đòi hỏi nhân dân trong nước phải đấu tranh bằng "bạo lực", hoặc công kích những lão thành cách mạng hiện đang đấu tranh với "nhóm lợi ích", đòi dân chủ hóa đất nước, vô tình chia rẽ đội ngũ, làm yếu lực lượng của mình. Theo nguồn tin từ nhân dân, đêm trước ngày cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên, đã có cuộc hội ý xem có nên dùng vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế hay không? Đã có ý kiến sử dụng vũ khí, nếu vậy thì phải chuẩn bị một nhóm sát cánh cùng với nhân dân, một nhóm khác sẽ tấn công vào "cơ quan đầu não" chỉ huy cuộc cưỡng chế, làm rối loạn quá trình chỉ huy. Với trình độ của anh em cựu chiến binh, trong đó có cựu đặc công, biệt động thì việc lên phương án và thực hiện phương án là chuyện trong tầm tay. Tuy nhiên, xét đầy đủ các khía cạnh thì thấy thời điểm đấu tranh bằng vũ khí chưa đến. Nếu đòn đánh xẩy ra thì dù anh em có "thoát ly" an toàn nhưng không thể che giấu được lực lượng. "Nhóm lợi ích" cao cấp sẽ hỏi ý kiến các cựu chiến binh và sẽ khoanh vùng những người đã tổ chức "trận đánh", điều tra ra không khó. Điều quan trọng hơn là nhân dân các nơi khác chưa sẵn sàng, chắc chắn những người tiên phong sẽ bị tổn thất nặng, muốn khôi phục lại phong trào sẽ mất nhiều thời gian. Nói cho đến cùng thì lực lượng cưỡng chế cũng chỉ là Ưng, Khuyển, Thúy Kiều không nên dùng hình thức đấu tranh quá nặng, gây bất lợi về chính trị.
Hình ảnh hiếm hoi trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người Việt tại Hamburg, CHLB Đức
Trong mọi cuộc đấu tranh, câu hỏi đặt ra là dưới ngọn cờ chính trị nào và tổ chức lực lượng như thế nào? Ngọn cờ chính trị không đủ sức tập hợp quần chúng, tổ chức không chặt chẽ thì khả năng thất bại là rất cao. Cuộc đấu tranh của các nhóm dân oan trong những năm qua luôn phất ngọn cờ đỏ sao vàng. Ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông cũng sử dụng cờ đỏ sao vàng, là một cách tuyên bố với dư luận: Chúng tôi là những công dân Cộng hòa XHCN Việt Nam, đang đứng dưới ngọn cờ của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam góp tiếng nói bảo vệ Tổ quốc. Các cuộc biểu tình đã bị đàn áp tàn khốc nên một số người cho rằng cần đến ngọn cờ chính trị khác tập hợp nhân dân. Lớp trẻ như Nguyễn Phương Uyên đã chọn ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. Nói đến ngọn cờ ba sọc đỏ, người ta thường nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, vì chính quyền VNCH đã chọn đây là quốc kỳ. Lá cờ ba sọc được chọn chính thức vào năm 1948 dưới chính quyền Bảo Đại, và được Đệ nhất cộng hòa ở miền Nam kế thừa. Lá cờ này gắn chặt với chính quyền thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, mà các chính sách của chính quyền mang đậm dấu ấn của cố vấn Ngô Đình Nhu, em ruột tổng thống. Dưới ngọn cờ vàng, anh em ông Diệm-Nhu đã thực hiện 3 quyết sách lớn: Đưa ra thuyết Cần lao nhân vị, tổ chức Đảng Cần lao, thi hành quốc sách "ấp chiến lược". Cả ba kế hoạch này đều thất bại, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền thông qua một cuộc đảo chính. Trong phạm vi trình độ hạn hẹp của mình, chúng tôi xin phép điểm qua 3 quyết sách trên. Năm 1954, để xây dựng chính quyền mới, Ngô Tổng thống thấy cần phải có một "chủ thuyết" mới cho miền Nam, đối lập với chủ nghĩa Mác-Lenin ở miền Bắc. Việc xây dựng một "chủ thuyết" mới được ông Ngô Đình Nhu thực hiện. Ông nêu ra thuyết Cần lao nhân vị, với ý kiến thuyết này nằm trung gian giữa lý luận về cá nhân của chủ nghĩa tư bản và lý luận về tập thể của cộng sản. Nhưng thuyết Cần Lao Nhân Vị đã chết yểu, vì những yếu kém nội tại của nó. Thuyết Cần Lao Nhân Vị chỉ là tập hợp những ước nguyện về một xã hội tốt đẹp, về những điều tốt đẹp cho con người, không có giá trị khoa học. Người ta không thể dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị để xác định hành động thực tế. Đối chiếu với chủ nghĩa Mác sẽ thấy rõ điều này. Trong thời kỳ tiền cách mạng tháng Tám, nhiều đảng viên cộng sản căn cứ vào lý luận Mác-Lenin về thời cơ khởi nghĩa vũ trang đã chủ động lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở địa phương mình. Về mặt tổ chức, Đảng Cần Lao Nhân Vị được tiến hành từ trên xuống (đảng cộng sản được tổ chức từ dưới lên), không tạo ra sức mạnh trong quần chúng. Thuyết Cần Lao Nhân Vị và đảng Cần Lao như thân cây, trên không chằng, dưới không rễ, cắt rời khỏi lịch sử dân tộc nên không có sức sống. Ngày nay nhìn lại, chúng ta dễ xác định cách sửa đổi nên như thế nào, chẳng hạn ông Ngô Đình Nhu nên nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ, phát triển ứng dụng vào thời đại của ông. Về mặt chính trị, nên khai thác mâu thuẫn trong lòng hệ thống XHCN tạo vị thế trên trường quốc tế, chẳng hạn như ủng hộ lý luận "chung sống hòa bình, thi đua kinh tế" của ông N.X. Khrusov, Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Về mặt kiến trúc xã hội, quốc sách ấp chiến lược là một chính sách hay, nhưng khi thực hiện lại dở. Với thông tin rộng mở như hiện nay, chúng ta có thể tìm biết nguyên nhân thất bại của quốc sách này qua các bài viết của nhiều người, nhự ông Lê Xuân Nhuận, một người tham gia thực hiện quốc sách từ đầu. Theo thông tin trên mạng, ông Ngô Đình Nhu có viết tác phẩm Chính Đề Việt Nam (ký tên Tùng Phong). Nội dung cốt lõi của Chính Đề Việt Nam là việc cần "Tây phương hóa", nói theo ngôn ngữ ngày nay là "hiện đại hóa", hoặc "cách mạng kỹ thuật". Vào năm 1960 đưa ra những đề xuất ấy thể hiện ông Nhu có tầm nhìn xa, nhưng thiếu vắng cách thực hiện cụ thể. Hơn nữa điều kiện chiến tranh, chia rẽ nội bộ cũng không cho ông biến ý tưởng thành hiện thực. Chúng tôi không nói đến thời Đệ nhị cộng hòa, vì thực tế cho thấy các tướng lĩnh miền Nam đã phá hỏng toàn bộ kết quả đạt được trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ngày nay, trước sự xuống cấp cùa xã hội về mọi mặt, nhiều người đã nhớ đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa và coi đấy là mô hình tốt. Tìm hiểu thời kỳ đã qua, chúng tôi thấy thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có rất nhiều chỗ yếu kém tai hại, không đáp ứng được nhu cầu đời sống hiện nay. Nói như vậy không có nghĩa là phủ định ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. Trong tình trạng "quá độ" hiện nay, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ có giá trị nhất định. Đấy là ngọn cờ có thể tập hợp được một bộ phận nhân dân, chủ yếu ở miền Nam. Đối với nhân dân miền Bắc, ngọn cờ đỏ sao vàng vẫn là ưu tiên số một. Giương cao cờ đỏ sao vàng, nhân dân nêu cao giá trị ban đầu của cách mạng tháng Tám, với các khẩu hiệu dân chủ, người cày có ruộng, nhà máy về tay công nhân, ruộng đất về tay nông dân, đó là những lời kêu gọi có sức tập hợp lớn, đồng thời bóc trần mưu đồ của các "nhóm lợi ích" trước dư luận. Vì lẽ đó, chúng tôi ủng hộ lớp trẻ Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha dũng cảm phất cao cờ vàng ba sọc đỏ, đồng thời ủng hộ các nhóm dân oan phất cao cờ đỏ sao vàng. Có thể đã đến lúc, các bạn ở hải ngoại hãy phát động phong trào ủng hộ các bạn Uyên, Kha bằng những cuộc biểu tình rầm rộ, trong đó đồng thời phất cao cả hai lá cờ: Cờ vàng ba sọc đỏ và cờ đỏ sao vàng, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân đòi hỏi dân chủ hóa đất nước. Những cuộc biểu tình như vậy chắc chắn sẽ mở đầu cho những cuộc tập hợp quần chúng trong nước mà ở đó xuất hiện cả hai lá cờ, hướng đến mục tiêu chung.
Liệu có thể như vậy được chăng?
Cho bác ccb này khẩu AK bắn pằng pằng mấy loạt thì nghe nổ còn có lí hơn :-)
Trả lờiXóaBài viết tạm được nhưng sử dụng hai lá cờ là không thể . Bởi chính ngay tại đó đã bắt đầu nảy sinh sự khác biệt . Sau này họ sẽ thỏa thuận như thế nào ? ( lá cờ đó ) . Lại tiếp tục một cuộc nội chiến nữa chăng ? Theo tôi nếu muốn thì phải thống nhất về mầu cờ sắc áo chứ ngay khi đặt vấn đề đã thế thì ... về nhà làm mấy ly để tự phê thôi . K6LS
Trả lờiXóaCờ vàng 3 sọc là không thể chấp nhận vì như thế sẽ phủ nhận xuơng máu của bao liệt sĩ,công lao của cha ông chúng ta và chính chúng đã góp phần hạ nó xuống!Còn sai lầm mang danh ĐCSVN thì chúng ta nên nhìn về phía BLĐ hiện nay, không thể vơ đũa cả nắm.Theo tôi không nên cho những bài như thế này vào trang Út TRỖI vì không phải tiêu chí của chúng ta.
Trả lờiXóaKhông ai có thể "...phủ nhận xuơng máu của bao liệt sĩ,công lao của cha ông chúng ta...". Nếu chính cha ông và các liệt sĩ còn sống, chắc chắn cũng sẽ không chấp nhận cái cách "khoác áo" CS của cái đám lãnh đạo CS hiện nay, "hèn với giặc ác với dân".
XóaCựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc còn sinh thời đã có những phát biểu về hoà giải dân tộc được nhiều người quan tâm. Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm ngày 30-4, ông Kiệt nói: “Ngày 30-4 có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”. Câu nói đó của ông Kiệt, một người từng tham gia chiến đấu, từng bị phe địch bắt và có người thân hi sinh trong chiến tranh trước khi lên làm thủ tướng, là một đề xướng để đặt lại cho đúng ý nghĩa về dấu mốc thời gian này trong lịch sử dân tộc,
Những năm đầu, ngày 30-4 được mừng gọi là ngày “giải phóng miền Nam” hay “chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược”. Dần sau này, các cơ quan thông tin nhà nước nhấn mạnh đến đó là ngày “thống nhất đất nước”.
Tháng Tư năm 2007, ông Võ Văn Kiệt đã dành cho phóng viên của chương trình Việt ngữ đài BBC một cuộc phỏng vấn dài. Lần này ông nói rõ hơn những suy nghĩ về vấn đề hoà giải dân tộc.
“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”. Ông Võ Văn Kiệt đã trả lời như thế với phóng viên BBCvietnamese.com, (19.04.2007).
xem tại đây : http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7QQWT9wyGIM
Cờ 3 sọc hay cờ đỏ sao vàng không quan trọng, Quan trọng nhất là vì quyện lợi dân tộc.
Một CCB K, xong K ra Bắc đánh Tàu
Vấn đề là luật VN có quy định "cờ 3 sọc" là vi fạm k chứ cứ lấy Cảm Tính của từng ông mà bảo ngừi ta ĐƯỢC hay K ĐƯỢC.
Trả lờiXóaĐa số các nước mún cầm cờ gì tùy thích. Ngừi Mỹ vẫn vẫy cờ Anh mà chẳng hề "phủ nhận xuơng máu của bao liệt sĩ,công lao của cha ông", họ vẫn đến nghĩa trang viếng cả 2 bên trong cuộc chiến Anh - Mỹ.
Nếu luật VN chưa cho fép thì về nguyên tắc, Phương Uyên chỉ có thể đấu tranh đòi "sửa đổi luật" chứ chưa thể chống lại Tòa Án được.
Ta có thể TÁN THÀNH - PHẢN ĐỐI, chỉ có Luật Pháp mới có quyền fán xét ĐÚNG - SAI, ĐƯỢC - K ĐƯỢC.
Ta được dạy dỗ rằng ta là "tiền đồn của fe XHCN", là "lương tri nhân loại", là "chiến đấu k chỉ vì VN", là "chính nghĩa", LX, TQ giúp ta "trên tinh thần quốc tế vô sản"...để rùi chết 2 triệu và kinh tế tụt hậu wá xa - cờ gì thì cờ, QUYỀN LỢI DÂN TỘC LÀ TRÊN HẾT !.
Không thể tin vào cáo trạng của VKS buộc tội Phương Uyên lật đổ chế độ XHCN, rải truyền đơn và treo cờ 3 sọc được vì nhân chứng không có, vật chứng cũng không và nhất là nhất là cách xét xử nói là công khai nhưng không cho người thân, bạn bè dự. Dán truyền đơn lên tượng Bác ở Đồng Tháp thì nói là đặt chất nổ để phá hủy ... Buộc tội người yêu nước để che đậy việc khác mà VKS đã công nhận sai (chống TQ xâm lược).
Trả lờiXóaPhụ huynh 1 số bạn Trỗi cũng bị dính vào vụ phản Đảng 1967 mà toàn chứng cớ giả tạo mà đến nay cũng chưa biết tội gì và chưa được phục hồi ... tk7
- Nước Nga đang dùng cờ Sa hoàng đó !
Trả lờiXóa- Những nhóm phát xít mới k bị xử vì cờ, quân fục, truyền đơn, khẩu hiệu Quốc Xã, ảnh Hitler (cái đó k vi fạm luật) - họ bị xử vì "bài ngoại", "phân biệt chủng tộc"...
- VNCH là 1 chế độ kéo dài 21 năm, có chính quyền, quốc ca, quốc kỳ...họ đã thất bại trong cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát đất nước, họ cũng mất mát, đau thương như bao gia đình Việt...họ là 1 fần Lịch Sử VN - tại sao ta dị ứng với lá cờ đó ?
Vote cho TK8 . Chuẩn men . K6LS .
Trả lờiXóaNhững tiêu chí kiểu này ko nên đưa vào UT nữa bà con ơi.
Trả lờiXóaTiêu chí
XóaThật đáng tiếc khi đọc một số dòng của một số bác, nghe nói cũng được giáo dục trong những gia đình có thể nói có công với nước, nói những lời không tỏ ra xứng với tầm của cha anh mình.
Trả lờiXóaChẳng nước nào chấp nhận khi có những kẻ chỉ quấy rối, âm mưu lật đổ chính quyền cả. Các bác cứ bình tĩnh nhé. Có lẽ ta bắt đầu từ nền dân chủ Mỹ đi. Tại sao vậy? bởi nền dân trị hay dân chủ Mỹ các bác dẫn dụ và có lẽ vì thế mà các bác đem so sánh với cái mà cha mẹ các bác bỏ xương máu hay thậm chí một vài bác cũng từng trực tiếp(nghe nói thế).
Các bác khi đọc về Nền Dân Trị Mỹ của Alexis De Tocqueville thì cũng nên đọc cuốn Nhận Diện Quyền Lực của GS. Noam Chomsky, một trong ba bộ óc vĩ đại nhất còn đang sống, và là người được trích dẫn nhiều nhất...còn một số bác lười đọc, chỉ thích nghe hơi nồi chõ thì khỏi bàn, bởi những lời nói mang tính hằn thù, bất mãn như vậy không thể hiện trí tuệ, đọc đầy trên mạng.
Cái mà bác Nặc danh Tinh Vi nói về Nguyễn Phương Uyên nghe hàm hồ ở chỗ bác không biết rằng ở ngay tại nước Mỹ, bác phe phẩy cờ nước nào đó, dán truyền đơn kêu gọi biểu tình lật đổ chính phủ người ta xem bác có nguyên lành về với bu cháu không? bác có sẵn sàng trả căn nhà bác được chế độ này nó cấp cho không? hay là cái nhà đó chưa đủ to để các bác im cái miệng lại? Bác sang quận Cam hay Houston ...bác phất cờ để thử nhé, cờ đỏ ấy để xem nhân quyền với dân chủ kia nó tiếp các bác nhé. Nếu hèn hơn thì nói tôi chỉ là con tinh trùng Cộng sản sinh ra trong cái trứng Cộng sản xem nó welcome tự do của các bác cũng được.
Noam Chomsky nói:" In the US, there is basically one party- the Business Party. It has two factions, called Democrate and Republicans, which are somewhat different but carry out variations of same policies. by and large, I am opposed to the policies. As it is most of the population".Nước Mỹ thực chất chỉ có một đảng- đảng kinh doanh.Hai thành phần của Dân chủ và Cộng hòa kia chỉ thực hiện cùng một chính sách...
Các bác cũng chẵng chịu nghĩ tại sao với nước này dù không có Cái Tự do-Dân chủ kiểu Mỹ, Tổng thống hàng chục năm nước Mỹ cũng tảng lờ trong khi các nước khác Mỹ và các nước phương Tây lại hăng hái thế? Liên minh các nước Chống cộng gồm những nước nào?Bắt các bác này đọc để hiểu có lẽ là việc quá sức nhưng thấy nói bậy quá nên hack vào bàn tí cho vui thôi nhé.
Cũng đang tưởng tượng các bác này bây giờ khóac bộ quần áo mấy ông Mỹ rộng thùng thình chắc là vui lắm.Lại chuyện xóa trắng lịch sử, dựng lại cái thây ma chết thối hoắc kia cùng lá cờ ba sọc lên làm làm phướn trước cửa nhà. ngon thì đem về nhà mà thờ đi nhé mấy ông nặc danh kia, hất đổ ông bà xuống cho nó có tí công với cái đám phục quốc đi nhá.
Đất nước sẽ thay đổi nhưng thay đổi theo hình mẫu nào cho phù hợp với lịch sử văn hóa của một nước độc lập. Cắt tấm áo từ tấm vải của mẹ, công của cha. Đừng ảo tưởng kiểu thần kinh như vậy nữa. Tôi nói Nick nào thì tự biết.
Loco
Xin lỗi!
XóaBạn có thể nêu suy nghĩ, quan điểm của bạn hoặc những dẫn chứng cho những điều đó. Mọi người tôn trọng ý kiến của bạn.
Nhưng chỗ này là nơi trao đổi của các bạn đã từng học với nhau. Với cái nick "LOCO" mọi người chẳng biết bạn là ai, mọi người khó có thể chấp nhận cái cách "nhiếc móc" của bạn: "nghe nói cũng được giáo dục trong những gia đình có thể nói có công với nước, nói những lời không tỏ ra xứng với tầm của cha anh mình" rồi lại tỏ ra kiêu căng thiếu tôn trọng, "dạy dỗ" như: "Bắt các bác này đọc để hiểu có lẽ là việc quá sức nhưng thấy nói bậy quá nên hack vào bàn tí cho vui thôi nhé"... Là admin, Út Trỗi cũng không "welcome" với những "Nick" như bạn. Thế nhé!
Chắc đây là đám "dư lợn viên" quân của tui. Mong các bác tha thứ.
XóaÔng "Lộ cộ" này, trời đang không mưa lại mặc áo mưa.
Xóalike mạnh cho ý kiến của LOCO
Trả lờiXóa@UT & ND Loco
Trả lờiXóaTranh luận kiểu thế này thì lời kêu gọi "Hòa giải dân tộc" mãi mãi vẫn chỉ là giấc mơ đẹp. Các bạn muốn thuyết phục nhau, hay muốn đâm chém nhau?
Lý luận của các bộ óc vĩ đại mà bạn Loco trích dẫn cao vời quá với tôi.
Tôi chỉ thấy là trong cuộc sống thật, có dòng người trốn chạy khỏi CNCS, chứ không có dòng ngược lại.
Tôi cũng thấy là trong cuộc sống thật của xã hội tư bản, tự do dân chủ kiểu bằng một phần triệu so với xã hội CS, các đảng CS vẫn tự do hoạt động. Mỗi kỳ bầu cử hội đồng, biểu tượng cờ búa liềm vẫn được treo trên đường phố Port Adelaide cách nơi tôi ở chừng mươi cây.
Tôi cũng có một vài người bạn vong niên là cựu đảng viên ĐCS Úc, một anh bạn trạc tuổi mình là một nhà báo của tờ báo Đảng CS Úc. Cũng mến họ, và thương nữa, vì hầu như chẳng còn ai tin và theo cái lý thuyết này nữa.
Ngôn từ lý thuyết cao siêu, kể cả của các bộ óc hàng đầu của thế giới, không bênh vực được tội lỗi của chúng ta trước cái đói, cái rét của những em bé nghèo trên núi Dền Thàng, trước một người mẹ An Xuyên bệnh tật phải quyên sinh với lời tuyệt mệnh "mong các ông giúp cho chồng con tôi có được chứng nhận nghèo để sống những ngày còn lại..."
Tôi nhấn mạnh là tội lỗi của CHÚNG TA. Mong bạn Loco hiểu để đừng vội quy chụp bất kỳ người nào không cùng chính kiến với bạn cũng là kẻ muốn "lập công với đám phục quốc". Khi người ta rất dễ dàng bỏ tù nhau vì một cái nhãn, thì chúng ta cũng nên suy nghĩ thận trọng khi dán nhãn.
Mịa . Nghe cái thằng cha Loco nói ngứa hết cả " đầu ra " . Cậu đã đọc được bao nhiêu sách về các vấn đề dân trị , kỹ trị ... mà bi bô lớn tiếng thế . Khi các anh em đây còn đang nói chuyện một cách nghiêm túc thì vấn đề của cậu lại là ĐỌC - HIỂU . Cậu lăn xả vào nói những điều không ăn nhập với câu chuyện đã đành mà lại còn diễn giải một cách ngu xuẩn nữa . Lần sau cậu nên ngồi im một chỗ để nghe các anh , các chú nói chuyện . Đừng bi bô linh tinh để rồi bị mắng nhé .
Trả lờiXóa