Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

THƯ GIÃN.

Đặt câu,ngồi chớ Cá đớp.






Thành quả là chú cá Chim trắng gần 2kg .








Cho cá zô rọ





                                   Qúa hên khi bạn giật được chú cá Bông lau gần 4kg.









Nhóm bếp  bằng Khò lửa







                                               Khi bếp đã hồng.







Cá bọc lá Chuối nướng.







                          Cá nướng dùng với rau ghém,bắp chuối non quấn bánh tráng chấm mắm cá Trèn.Ui da!





Ra sức hưởng thành quả.Qúa zui!

Ai là người Hà Nội đầu tiên?

Nguồn: Tin khó tin
Gần đây, một cuộc khẩu chiến mang tên Hà Nội tràn ngập trên báo chí. Nhiều người tự xưng là người Hà Nội đổ tại người ngoại tỉnh làm nhiễu văn hoá thủ đô. Từ bên kia chiến tuyến, nhiều người ngoại tỉnh tại Hà Nội cho rằng người Hà Nội quá thực dụng, khiến nếp sống thành phố bị nhiễu sóng. Trong khi đó, nhiều người dân các tỉnh khác kẻ cả lên tiếng cùng báo Tàu Nhanh Việt Nam "Hà Nội không bằng quê tôi".
Trước tình hình đó, Tin Khó Tin đã tiến hành điều tra xem ai là người Hà Nội đầu tiên, và thu được những kết quả đáng kinh ngạc.
Một ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu "Người Hà Nội gốc" là ông An Dương Vương, tên thật là Thục Phán. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho rằng ông họ Thục, có nguồn gốc từ Trung Quốc, con gái ông cũng chê trai Việt mà lấy chồng người Trung Quốc, nên mặc dù ông đã có công xây thành Cổ Loa, khó có thể coi ông là người Hà Nội gốc.
Theo nhiều nguồn tin khác, Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, một huyện ở phía Bắc Hà Nội, có thể coi là những người Hà Nội đầu tiên. Nhưng lịch sử cho thấy đến năm 1978 Mê Linh mới được sát nhập vào Hà Nội, chứng tỏ Hai Bà Trưng cũng chỉ là người Hà Nội 2 mà thôi.
Lý Nam Đế là một trong những người Hà Nội 2 nổi tiếng
Một số những vị vua, quan, tướng khác như Lí Nam Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, v.v... mặc dù có công chống Trung Quốc nhưng đều là người quê ở Sơn Tây, mà ai cũng biết là Sơn Tây vốn thuộc Hà Tây, gần đây mới sát nhập vào Hà Nội. Nên tóm lại tất cả những danh nhân kể trên đều là người Hà Nội 2 tất, chưa được gọi là người Hà Nội gốc.
 Ông Lý Công Uẩn, người quyết định dời đô từ Hoa Lư Ninh Bình về Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, có thể coi là một người tiên phong trong phong trào kiến tạo lịch sử văn hoá Hà Nội từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên ông lại là người gốc Bắc Ninh. Do đó, ông Lý Công Uẩn không phải là "Người Hà Nội gốc", mà có thể bị coi là người châm ngòi cho phong trào "Tiến về Hà Nội" của người dân các tỉnh thành khác.
Ông Lý Công Uẩn, người Bắc Ninh, nêu gương cho nhiều người ngoại tỉnh khác di cư về Hà Nội, bị dựng tượng làm gương đặt ngay bên cạnh Bờ Hồ
Tin Khó Tin lại càng không khỏi ngạc nhiên khi nhiều nhạc sĩ, hoạ sĩ, vv dẫn đầu chủ nghĩa "Hà Nội Đẹp như Nhạc, Thơ, Tranh" đều không phải là người Hà Nội. Cụ thể là:
 - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, người sáng tác bài hát "Người Hà Nội" lại sinh ra ở Luông Pra Băng, ở Lào
 - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tác giả "Nhớ Mùa Thu Hà Nội" sinh ra ở Đắk Lắk và lớn lên ở Huế
- Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái nổi tiếng với những bức tranh "phố Phái" nói lên thần thái phố cổ Hà Nội là người Hoài Đức, Hà Tây
 - Nhà thơ Bùi Thanh Tuấn với tác phẩm được phổ nhạc thành bài hát "Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa" là người Lâm Đồng
 - Tác giả bài hát "Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội" ông Trần Quang Lộc là người Quảng Trị. Việc ông không phân biệt được đâu là mùa thu Hà Nội do đó cũng là điều dễ hiểu
- Vũ Bằng, tác giả của "Miếng Ngon Hà Nội" tuy sinh ra ở Hà Nội nhưng gia đình ông lại gốc Hải Dương
 - Tô Hoài, nổi tiếng với những tác phẩm về Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20 như "Chuyện Cũ Hà Nội" sinh ra ở Thanh Oai và lớn lên ở Hoài Đức, Hà Tây - v.v và v.v...
Vũ Bằng, quê ở Hải Dương, không viết về bánh gai, bánh đậu xanh mà lại chuyên ca ngợi đặc sản Hà Nội
Do Tin Khó Tin đã thất bại trong việc tìm ra ai là người Hà Nội gốc, chúng tôi kêu gọi độc giả tham gia giúp đỡ. Đề nghị độc giả nào có thể chứng tỏ rằng tổ tiên từ trước thời Lý Công Uẩn là người Hà Nội liên lạc với chúng tôi để nhận danh hiệu người Hà Nội gốc.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới

Nguồn: VnExpress
Việt Nam có đầy đủ những chứng cứ lịch sử xác định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Cần nhanh chóng phổ biến những tài liệu đó ra cộng đồng quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của những người yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu và ngay tại chính Trung Quốc.
Ngay sau khi VnExpress đăng bài Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam, đông đảo ý kiến của độc giả cho rằng cần nhanh chóng công bố tài liệu quan trọng này rộng rãi ra thế giới để chứng minh chủ quyền biển đảo của nước ta.
Độc giả Nguyễn Thiện Trường bày tỏ: “ Tôi vô cùng cảm ơn tiến sĩ Mai Hồng, tấm bản đồ cổ của nhà Thanh (Trung Quốc) do ông sưu tầm, gìn giữ và trao lại cho Bảo tàng Quốc gia Việt Nam là một tài sản vô giá, đây là báu vật quốc gia, cần phải bảo vệ, bảo quản giữ gìn nghiêm ngặt”.

“Kính đề nghị Nhà nước, Chính phủ cho phép và tạo mọi điều kiện để các cơ quan truyền thông công bố tấm bản đồ này cùng với nội dung của nó ra nhiều thứ tiếng. Cần khẩn trương đăng tải để không chỉ nhân dân Trung Quốc mà toàn thể thế giới biết được càng sớm càng tốt. Đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của toàn thế giới đối với chúng ta. Cần in tấm bản đồ này kèm lời thuyết minh và gửi đến các tổ chức quốc tế càng sớm càng tốt”.
Còn bạn đọc Việt Hưng thốt lên: “Đây đúng là báu vật, tấm bản đồ là minh chứng hùng hồn, chứng minh rằng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Nên công bố trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng”.
“Ngoài ra, cũng nên tranh thủ sự đóng góp của tất cả các nhà sưu tầm, nhà khoa học trên thế giới về những cứ liệu minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt nam” – độc giả này kêu gọi.
Độc giả Nguyễn Quang Huy thì cho rằng: “Hiện nay nhiều người dân Trung Quốc vẫn luôn nghĩ Trường Sa, Hoàng Sa là của họ, vì vậy chúng ta cần nhanh chóng tuyên truyền sâu rộng khắp Trung Quốc để nhân dân của họ biết rõ. Vì tôi tin, người Trung Quốc họ cũng có trái tim và lý trí”.
Nhiều bạn đọc khác kiến nghị nên chụp tấm bản đồ này với độ phân giải cao và phổ biến trên Internet, bên cạnh đó chúng ta cũng phải dịch ra nhiều thứ tiếng để tất cả mọi người trên thế giới đều đọc được.
Độc giả Phạm Phú Quốc lại lo lắng cho sự an nguy của tấm bản đồ: “ Đây là một tài liệu quý giá, cần phải canh giữ nghiêm ngặt để tránh việc kẻ gian đánh cắp hoặc phá hỏng. Tấm bản đồ là chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta cần phải công bố rộng rãi để nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới biết và ủng hộ”.
Bạn đọc Trần Thiên Ân - một sinh viên trẻ góp ý: “ Xin trân trọng cám ơn tiến sĩ đã có công sưu tầm và gìn giữ một tài liệu quý cho đất nước, cá nhân tôi mong muốn các tổ chức thanh niên, sinh viên liên kết với các viện bảo tàng giúp phổ biến hiện tình và các chứng cứ pháp lý để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Thạch Lam
“Kho” bản đồ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

....CHOÁNG


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Ghé thăm bạn.

Tháng Bảy ghé nơi bạn Y Hòa nằm xuống ở Đồi Cháy - Quảng Trị.

Các bạn đồng ngũ đã xây dựng
ở nơi đây một bia tưởng niệm nhỏ
cho các bạn mình
đã nằm xuống trong cuộc chiến.



Và trong ngôi nhà nhỏ người chủ vườn thường xuyên cùng bạn.


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

BẠN HIỀN .

Đoàn xuyên Việt của nhóm nhỏ Sài gòn trên đường thiên lý.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Hè ở Anh quốc

Mùa hè gì mà quái đản. 8 giờ chiều (chứ ko thể gọi là tối) mà vẫn còn nắng.
Trời lạnh tới 14 độ C
 
Mình thì rét căm căm 
Mà có đứa cứ phơi phới ngoài đường

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Gặp lại Móng Cái-Trà Cổ

Tặng các bạn  chùm ảnh mình chụp sau 44 năm xa cách


Móng cái - Trà cổ





Thị xã Móng Cái nằm ở bên dòng sông Ka Long xinh đẹp, có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân nối với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Móng Cái cách thành phố Hạ Long 178 km, cách Hà Nội 350 km. Chợ cửa khẩu Móng Cái là nơi diễn ra các hoạt động thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây và hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh chức năng giao lưu kinh tế, cửa khẩu còn là cầu nối các trung tâm du lịch lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trà Cổ cách Móng Cái 7 km đường bộ, một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Khí hậu ở Trà Cổ mát mẻ, trong lành, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch. ở đây có những đình, chùa, nhà thờ cổ kính, bãi tắm rộng và bằng phẳng, cát mịn và chắc, chạy dài tới 17 km, được xếp vào những bãi tắm đẹp nhất ở Việt Nam. Hàng năm bãi tắm Trà Cổ thu hút hàng nghìn du khách tắm biển. Cách bãi tắm không xa có những cồn cát cao 3 - 4 m, những làng chài êm đềm, rừng phi lao xanh mướt và một hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú...
Lễ hội đình Trà Cổ hàng năm diễn ra tưng bừng từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 (âm lịch) thu hút khách trảy hội từ nhiều địa phương trong và ngoài nước.
 Bãi Sa Vỹ-Mũi Ngọc-Trà Cổ-Móng Cái

Mũi Ngọc- Móng Cái-Trà Cổ


Nhà thờ Trà Cổ-Móng Cái

địa đầu Trà Cổ-Móng Cái

Khách sạn trung tâm Móng Cái

Móng Cái - Trà Cổ một trung tâm thương mại - du lịch vùng biên sầm uất nhưng không mất đi vẻ đẹp cổ kính nên thơ.

Cây mai thế rồng bay nhà đại gia Móng Cái


Cột mốc biên giới Việt Trung cầu Bắc Luân cửa khẩu quốc tế Móng Cái
TH st.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Đi Cồn cỏ

Hôm rồi, cùng bạn Trỗi ra thăm đảo Cồn cỏ, ghi lại được một số hình ảnh Bạn Trỗi trong hành trình ra đảo.

Cồn cỏ nhìn từ xa
 
Kỷ niệm với chỉ huy đồn 214

 Đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Cồn cỏ trong kháng chiến chống Mỹ
 Danh bia liệt sĩ đảo Cồn cỏ

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Xuyên Việt.

Nhóm nhỏ Sài Gòn do bạn Hai Sói Đạt bột  trưởng đoàn, sớm thứ Hai ngày 9 rủ nhau đi xuyên Việt. Có một vài hình ảnh của chuyến đi muốn chia sẻ cùng các bạn.













Cùng nhau lên đường.
Hải sản "Biển xanh" Cam Ranh với bạn Ba "Trâu".




Nhậu quán B trưởng B3 K7 Tuy Hòa.

 Bánh Bèo, bánh Xèo, bánh Hỏi, bánh cuốn Tuy Hòa.








Cơm Gà bà Luận Tam Kỳ.



Tu tỉ tu ti cá Bớp Tiên Sa.
Gà đồi đập Truồi với hội Quế.








Thư giãn đường đi.



Chiếu tướng kìa bố.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Viettel dỡ "rào"

Chiều hôm qua anh PT (K8) từ trong thành phố HCM gọi đt ra: "Này tại sao không vào được UT", đành phải giải thích dài dòng để anh hiểu, nghe xong anh liền văng một tràng tiếng Đan mạch: "Để tao gọi cho thằng TB ở Viettel chưởi cho nó một trận". Không biết có phải vì lý do đó mà hôm nay vào UT không phải "trèo" nữa hay không? hay là vì Nghị quyết của LHQ: "chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại" hay nữa là nhờ bà Ngoại trưởng Mỹ Clinton sang thăm VN mà nhà mạng Viettel ra lệnh dỡ "rào". Không biết nhà mạng VNPT đã dỡ rào chưa. Hiện tôi đây đang dung dịch vụ 3G của nhà mạng Viettel thì đã thấy "đường thông hè thoáng". Hy vọng bà Clinton thăm VN dài dài ngày và Nghị quyết của LHQ được thực hiện ở VN, cho bà con được nhờ.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Clip “45 năm”


Lâu nay đăng phim lên youtube cứ bị giới hạn không dài quá 15 phút. Tới hôm nay nhờ AE ủng hộ có số lượt xem nhiều nên đã được “nó” cho phép đăng dài hơn. Cám ơn AE nhiều!
Nhân dịp này, xin đăng lên clip “45 năm”. Đa số các AE đã xem và đã có sở hữu đĩa clip này. Tuy nhiên tôi vẫn đăng lên để thiểu số các AE vì những lý do khác nhau chưa có và chưa xem, nhất là số AE ở xa Tổ quốc.
Mời AE xem trước khi clip “50 năm” ra đời.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

"Update" Quyền cơ bản của con người

Liên Hợp Quốc chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại (GENK). “Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào hôm Thứ năm vừa qua (5/7), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.”

HÀ NỘI & SÀI GÒN HÔM NAY

DẬY MÀ ĐI
6h30′ - Tin trực tiếp từ Hà Nội về cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn, gây hấn.
Quanh vườn hoa Lê Nin 1 xe tải chở khoảng 20 cảnh sát (không phải cơ động) được rải quanh khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, đường Điện Biên Phủ, Trần Phú, Hoàng Diệu.
Chưa thấy bóng dáng lực lượng Công An ở quanh hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Thái Tổ, tượng đài Quyết tử.
7h5′ – Tin từ CTV: Có khoảng 30 nhân vật “cộm cán” ém quân ở ngoại thành từ tối qua, giờ đã lên xe vào tới trung tâm Thủ đô, lượn một vòng Bờ Hồ. Tại Sài Gòn, có nguồn tin cho hay lệnh trên ban xuống là chỉ “giữ trật tự” thôi, vì hiện có cỡ 500 ngàn thí sinh khắp các tỉnh đang lưu lại ở đây, nên tránh làm “xấu mặt” thành phố “mang tên bác”.