Đọc được bài này trên Website Nhân trắc học, đăng lại anh em tham khảo.
"Tiếng Việt vốn phong phú không chỉ ở ngữ pháp mà còn ở cách dùng từ của từng vùng miền dọc theo chiều dài đất nước. Với hai miền Bắc Nam, có rất nhiều từ cùng chỉ một sự vật nhưng cách gọi khác nhau, ví dụ: Hoa và Bông, Lợn và Heo, Lạc và Đậu phộng, Vừng và mè, rau mùi và rau ngò, bát và chén, ca và hát... Nhưng sự khác biệt vùng miền thể hiện rõ rệt nhất ở cách gọi anh (hoặc chị) Cả và anh (hoặc chị) Hai cùng với nghĩa chỉ người con trai (hoặc con gái) đầu tiên trong gia đình...."XEM TIẾP
Sưu tầm
"Tiếng Việt vốn phong phú không chỉ ở ngữ pháp mà còn ở cách dùng từ của từng vùng miền dọc theo chiều dài đất nước. Với hai miền Bắc Nam, có rất nhiều từ cùng chỉ một sự vật nhưng cách gọi khác nhau, ví dụ: Hoa và Bông, Lợn và Heo, Lạc và Đậu phộng, Vừng và mè, rau mùi và rau ngò, bát và chén, ca và hát... Nhưng sự khác biệt vùng miền thể hiện rõ rệt nhất ở cách gọi anh (hoặc chị) Cả và anh (hoặc chị) Hai cùng với nghĩa chỉ người con trai (hoặc con gái) đầu tiên trong gia đình...."XEM TIẾP
Sưu tầm
Đọc Bài-viết do Vinh sưu tầm, tôi thấy có lý khi nói anh Cả phải ở lại quê giữ hương hỏa, còn anh Hai trở xuống mới có thể vượt biên. Tuy nhiên, đó dường như là cách phân tích của người chưa hiểu nhiều về mảnh đất Nam bộ.
Trả lờiXóaTheo ngu ý của tôi thì:
Hồi xưa ở Nam bộ, bá tánh gọi "ông tiên chỉ" (từ miền Bắc) trong làng là "ông Cả", ví dụ gọi là ông Hương Cả.
Đồng thời do (hồi đó) đất rộng người thưa, cùng với việc chính sách Quốc gia không thể và "không dám" áp đặt chặt chẽ xuống địa phương (vùng đất mới khai phá mà);
nên vai trò của quan địa phương, của ông Cả là rất lớn. Do vậy, ông Cả được bá tánh trọng vọng, nể sợ, còn ông này nghiễm nhiên trở thành lãnh chúa trong địa bàn.
Thế là từ "Cả" dần được xem như từ ngữ để gọi một họ-tên/chức vụ.
Thế là người ta không dám đặt tên con là "Cả", "thằng Cả" (trong Nam ưa gọi con theo thứ tự trong nhà chứ không ưa gọi tên "húy"), bởi mỗi khi giận con, ông ba/bà má réo lên "thằng Cả đâu rồi, cái đồ mất dạy, đồ..." thì thật vô lễ với "làng". Bá tánh bèn gọi đứa con đầu lòng là "thằng/con Hai".
HCQuang
Thêm:
Trả lờiXóaThời Trịnh-Nguyễn chiến tranh liên miên, dân tình đói khổ, quan liêu bất mãn, mạnh ai nấy chạy, không cần biết vùng đất mới có phải là đất lành hay không, chỉ miễn trốn bỏ cái nơi đã quá cơ hàn. Do vậy, anh Cả, về nguyên tắc thì được chiếm đoạt căn nhà, mảnh vườn cha ông để lại, nhưng ngay chính ông này cũng không chịu nổi sự áp bức cùng cực của địa phương (nhất là những ông cả của gia đình Bần, Cố nông, có gì đâu để mà thừa kế). Cho dù cả họ "phân công" ở lại thì ổng cũng "bùng" như thường.
HCQuang
Bài do Vinh sưu tầm cũng đúng, mà còm men của anh Chí N cũng đúng luôn.
Trả lờiXóaLời bàn của 3phải.
4 SG
Thuyết khác:
Trả lờiXóaDân Nam là dân tứ xứ giang hồ, họ là những kẻ bị bần cùng ,áp bức trong XH, thậm chí còn can tội "chòng ghẹo triều đình" nên phải tính chuyện đi...B.
Việc đầu tiên là phải "vỡ đất" làm ăn trong điều kiện rất khắc nghiệt để sinh tồn. Người con đầu " Cả" sinh ra trong hoàn cảnh đó rất dễ mất mạng.Vì vậy để tránh xui xẻo người ta kêu là "Hai".
TM
Tôi cũng nghe người ta nói về anh Cả anh Hai giống như vậy, chủ yếu là v/đ trông coi hương hoả, mồ mả ông bà, chăm sóc cha mẹ nên có sự phân chia rõ ràng anh Cả anh Hai. Những người bình dân nói chuyện chứ không phải những nhà nghiên cứu.
Trả lờiXóaĐN lồng cái ảnh mới vào, thời gian nào mà tóc để dài vậy. Trông trai trẻ quá!
Trả lờiXóa