Mình có nhiều thời gian theo dõi thời sự trên VTV1. Đôi khi thấy có những lời nói không xuôi tai, thường do ngữ pháp không ổn; ví dụ câu không có chủ ngữ, câu lẽ ra dùng ở dạng bị động thì lại dùng ở dạng chủ động vv... Hầu như ngày nào cũng có những câu ngang tai. Đôi khi cái dở không phải ở ngữ pháp mà ở cách nói, ở ý tứ cũng không ít. Ví dụ vừa nãy, trong bản tin 7 giờ tối, khi gặp mặt các anh hùng chiến sỹ bảo vệ thành cổ QT, nhà lãnh đạo NMT phát biểu đại ý: Tôi đề cao, tôi hoan nghênh tinh thần hy sinh của các đồng chí. Mình thấy nó cứ thế nào ấy. Nếu đó là lời nói của vị lãnh đạo ở đúng cương vị như thế nhưng cách đây gần bốn chục năm thì cũng đã không ổn, và mình chắc chắn khi đó các cụ không nói thế. Bây giờ là 2009. Không xuôi.
Trước đây Bác Hồ hay nhắc nhở các nhà báo trong việc sử dụng câu chữ. Bây giờ hình như không có ai nhắc các nhà báo điều này vì...
Trước đây Bác Hồ hay nhắc nhở các nhà báo trong việc sử dụng câu chữ. Bây giờ hình như không có ai nhắc các nhà báo điều này vì...
Đúng là cán bộ ngày nay ít học quá, toàn lo đâu đâu nên khi ra trước dân là lú. Bác ngày xưa chỉnh đốn từng tí một.
Trả lờiXóa"Tôi" đây không phải là "tôi", mà là "chức của tôi". Chắc thế? Dù vậy nói thế cũng là chưa "chuẩn".
Trả lờiXóaEm vừa nghe lại trên VTV2, chính xác là: "Với tư cách là ..., tôi hoan nghênh, tôi đề cao, tôi cám ơn ..."
Trả lờiXóa@KQ: Nhưng học nhiều quá thì làm sao thành cán bộ được?
Trả lờiXóaQuý nhẽo đúng, tuy nhiên, cho phép tôi sửa lại như sau "nhưng giỏi quá thì làm sao thành cán bộ được". Tôi nghĩ ý Quý nhẽo là như vậy.
Trả lờiXóaHCQuang
Hì! Vậy mà anh em ta chỉ ham học, ham đọc. Chắc chả thành qanbu được!
Trả lờiXóa