Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chuyện buồn của sinh viên nghèo (1).

Có lần em H, một nữ sinh năm thứ nhất hiền lành nhưng gày yếu, kể tôi nghe chuyện mẹ em mất đã mấy năm rồi nhưng không biết nguyên nhân. Nhà nghèo nên những khi nông nhàn, mẹ em thường đi chở hàng thuê bằng xe máy vì bố ốm yếu. Hôm ấy đã quá bữa tối mà không thấy mẹ về. Cả nhà vẫn đợi cơm. Khoảng 9 giờ tối mới có người nhắn tin làm cả nhà rụng rời chân tay là mẹ mất rồi. Khi đến nhà chủ hàng thì bố em được nghe nói lại: mẹ em chở hàng (khá nhiều và nặng) từ chủ hàng đến người nhận thì đã 7 giờ tối. Thông thường sau đó mẹ em về nhà ăn cơm, nhưng lần này người nhận lại thuê mẹ em chở tiếp (ngòai hợp đồng nên sẽ có thêm thù lao) đến một nơi cách đó hơn một giờ đồng hồ. Khi đến nơi, bê vác hàng vào kho xong thì mẹ em ngã quỵ xuống và chết ngay. Nghe chuyện của mẹ em đã buồn thắt lòng, nhưng câu chuyện tiếp theo đó còn buồn hơn vì nó liên quan đến không chỉ 1 người: Khi tôi chia buồn với em và nói rằng, có lẽ mẹ em yếu quá, lại làm gắng sức khi đói nên bị trụy tim mạch, cô nhìn nước da và màu môi em và lo em cũng bị bệnh tim hoặc thiếu máu, liệu em có bị huyết áp thấp không? Em trả lời là không biết vì chưa bao giờ được khám tim, đo mạch hay huyết áp. Tôi thảng thốt hỏi thế khi nhập trường các em không được kiểm tra sức khỏe à? Câu trả lời là người ta chỉ cân cho bọn em rồi hỏi cao bao nhiêu, thế thôi. Thế mà cũng lập thành những bộ hồ sơ nhập trường đầy đủ cho hàng nghìn sinh viên đấy. Tôi nghĩ chúng ta dạy sai rồi. Nhà em tuy nghèo nhưng nếu mẹ em (cũng đã học hết cấp 2) hiểu về sức khỏe của mình, biết dừng ở điểm giao hàng thứ nhất thì có lẽ đã không chết tức tưởi, để lại hai đứa con gái còn chưa trưởng thành. Còn em, sau 12 năm phổ thông với kiến thức đủ để đỗ vào đại học khoa học tự nhiên mà không biết chút gì về những chỉ số sức khỏe tối thiểu của mình như huyết áp, nhịp tim, nhóm máu, v v. thì liệu có tự bảo vệ được mình khỏi cái nghiệt ngã của đời sinh viên nghèo xa nhà không? Chúng ta có khái niệm "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh". Đã đến lúc những người tiêu tiền tỷ đầu tư cho sách giáo khoa phải nghĩ đến một nền "Giáo dục vị nhân sinh".

1 nhận xét:

  1. ....Nên nghĩ đến chuyện bọn lãnh đạo Hà nội cho bắn pháo hoa tại 30 điểm nhân kỷ niệm 60 năm ngày 10/10/1954 chỉ muốn văng tục 1 câu.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!