Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

"Méditation de Thaïs" - nỗi lòng nàng kỹ nữ!

Bản nhạc : Méditation de Thaïs (Khúc trầm tư của Thaïs)

Opera : Thaïs
Tác giả : Jules Massenet

Cello:Yo-Yo Ma
Piano: Kathryn Stott

http://www.youtube.com/watch?v=bJeROcBYl6g
Violon: Anne-Sophie Mutter

Thính giả của "Khúc trầm tư của Thaïs" có thể không hiểu ý nghĩa thật sự của khúc nhạc trong kết cấu của vở opera. Nhưng giai điệu đẹp, phối khí cầu kỳ, đầy chất trầm tư mặc tưởng của nó sẽ khiến lòng họ lắng lại, để hướng tới những suy nghĩ cao cả, thánh thiện
*****
Những người yêu thích tiếng đàn violon hẳn không mấy xa lạ với giai điệu của Méditation de Thaïs (Khúc trầm tư của Thaïs). Đây là một khúc nhạc chuyển cảnh ở giữa màn II vở opera “Thaïs” của nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet (1842-1912). Nó nằm trong số những tiểu phẩm hòa nhạc được biểu diễn thường xuyên của nhiều nghệ sỹ violon và cũng được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác nhau.
Một cảnh trong vở "Thaïs" tại Nhà hát Schubert (năm 2006)
Opera 3 màn “Thaïs” được công diễn lần đầu tại Nhà hát Opéra Paris ngày 16/3/1894. Libretto của“Thaïs” do Louis Gallet viết dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Pháp Anatole France.
Đến nay, sau “Manon” (theo tiểu thuyết “Câu chuyện về chàng kỵ sĩ des Grieux và nàng Manon Lescaut” của Abbé Prévost) và “Werther” (theo truyện “Nỗi đau của chàng Werther” của Johann Wolfgang von Goethe), “Thaïs” là vở được diễn thường xuyên nhất của Massenet.
Thaïs là một vai nữ vô cùng khó hát và chỉ dành riêng cho những ca sỹ thật sự xuất chúng. Massenet đã xây dựng vai diễn này dành tặng soprano người Mỹ Sybil Sanderson (1865 - 1903) - người góp phần lớn đem lại thành công cho các vở opera trước đó của ông.
Thaïs vốn là một kỹ nữ hạng sang có thật sống trong thời Alexandre Đại đế. Nàng đã đi theo nhà vua trong những chiến dịch của ông. Thaïs được các nhà sử học chú ý đến trước hết vì góp phần vào sự kiện Alexandre Đại đế ra lệnh đốt cung điện Persepolis vào năm 330 trước công nguyên.
Trong một tiệc rượu, chính nàng đã thuyết phục nhà vua cho đốt cung điện Ba Tư này. Đây có thể là một ý thích nhất thời hoặc để trả thù việc ngôi đền thờ Athena ở Athens bị người Ba Tư phá hủy vào năm 480 trước công nguyên.
Bức “Thaïs kêu gọi Alexandre Đại đế đốt cung điện Persepolis” của G.Simoni
Nguồn: mlahanas.de

Về sau Thaïs trở thành vợ của vua Ai Cập Ptolemy I Soter. Sau khi hai người ly dị, nàng ở lại vương quốc với vai trò một người bạn tin cậy của nhà vua và hoàng hậu Memphis. Thaïs đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều văn nghệ sĩ thời sau.
Trong tiểu thuyết lịch sử “Thaïs” (xuất bản năm 1890), Anatole France đã dệt nên câu chuyện bi thương giữa nhà tu khổ hạnh Paphnutius và nàng kỹ nữ Thaïs. Paphnutius cố gắng hướng Thaïs đi theo niềm tin tôn giáo nhưng đến khi thành công thì chính ông lại đem lòng yêu Thaïs vì sắc đẹp trần thế lộng lẫy của nàng.
"Khúc trầm tư của Thaïs" có giai điệu tuyệt đẹp, thấm đẫm chất tôn giáo. Khúc nhạc miêu tả những chuyển biến nội tâm của Thaïs. Ở cảnh ngay trước đó, khi Athanael yêu cầu Thaïs đi theo mình để từ bỏ quá khứ tội lỗi, nàng đã chống đối và cười nhạo Athanael. Ông chỉ nói sẽ đợi nàng đến lúc bình minh rồi bỏ ra ngoài trong tiếng cười cuồng loạn đang biến thành tiếng nức nở của Thaïs.
Nhưng ở cảnh ngay sau đó, nàng đã bước ra quỳ gối trước Athanael xin được dẫn dắt. Thaïs đồng ý nghe lời cha Athanael đến tu viện của nữ giáo sĩ Albine sau khi đốt bỏ tất cả những gì thuộc về cuộc sống quá khứ của nàng.
Soprano Renée Fleming trong vai Thaïs
Nguồn: flickr.com
Nàng chỉ xin cha Athanael cho phép giữ kỉ vật duy nhất là một bức tượng của thần tình yêu. Nàng hát: “Tình yêu là một đức hạnh hiếm có. Con đã mắc tội không phải vì nó mà vì đã chống lại nó.” (L"amour est une vertu rare. J"ai péché, non par lui, mais plutôt contre lui.)
Giống như với overture (khúc mở màn), những tiết mục khí nhạc đặc sắc khác trong một vở opera như các khúc chuyển màn, chuyển cảnh… thường được tách ra khỏi vở opera và được chơi như các tác phẩm hòa nhạc độc lập.
Khán thính giả của nghệ thuật opera đôi khi bị hạn chế trong thưởng thức vì họ không hiểu thứ ngôn ngữ mà vở opera sử dụng và cần đến phụ đề bằng tiếng mẹ đẻ. Còn thính giả của những tác phẩm hòa nhạc độc lập nói trên lại được thả sức mơ màng, tưởng tượng do không vướng phải rào cản ngôn ngữ.
"Khúc trầm tư của Thaïs", với một đời sống độc lập, đã có một lượng thính giả đông đảo gấp nhiều lần lượng thính giả của vở opera cùng tên. Thính giả của "Khúc trầm tư của Thaïs" có thể không hiểu ý nghĩa thật sự của khúc nhạc trong kết cấu của vở opera. Nhưng giai điệu đẹp, phối khí cầu kỳ, đầy chất trầm tư mặc tưởng của nó sẽ khiến lòng họ lắng lại, hướng họ tới những suy nghĩ cao cả, thánh thiện.
Đó cũng chính là điều đã diễn ra trong tâm hồn Thaïs – nhân vật mà Anatole France rồi Jules Massenet đã sáng tạo.

3 nhận xét:

  1. Baolink, nghe nói cậu có nhiều tư liệu về trường Trỗi sao không post lên cho anh em?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vinh ơi,mình chuyển nhà đến 5 lần nên các tư liệu về trường Trỗi thất lạc hết,rất tiếc...

      Xóa
  2. Cháu mà post “các tư liệu hậu Trỗi” các bác cười bể bụng: có 1 bác sút ngày soạn thảo nghị quyết, văn bản các loại gởi cháu, hỏi bác là gì thì bác tự nhận là “thư ký Trỗi SG” – mà chỉ gởi cho cháu, các Khóa khác hổng bít bác làm gì. Mỗi lần thày Trọng triệu tập họp ở nhà thày thì hổng có bác í, họp các khóa cũng hổng có lun…vậy mà cứ xuất bản Thông Tư đều đặn mới hãi…

    Cháu kết luận là bác này KHÔNG BÌNH THƯỜNG.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!