"Ai
đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công
dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và
không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến" - nhà văn Nguyễn Quang
Vinh, chủ blog Cu Vinh kể chuyện bỏ việc chạy từ Quảng Bình ra nằm vùng ở
Tiên Lãng, để đều đặn mỗi ngày đưa 1 - 2 bài viết cập nhật tình hình
suốt từ khi vụ Tiên Lãng nổ ra, trở thành điểm nóng dư luận.
LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.
LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.
XEM TIẾP
Blogger hoạt động như nhà báo
Chào 'trưởng thôn', chúc mừng blog Cu Vinh sắp đạt 2 triệu độc giả trong năm 2012. Ông có thể phác vài dòng về mình và blog Cu Vinh, cũng như quá trình tác nghiệp 'vừa là phóng viên vừa là Tổng biên tập' trong vụ Tiên Lãng?
Tôi cố gắng xây dựng blog của mình như một tờ báo thực sự, với những thông tin chính xác, nóng bỏng và đầy trách nhiệm. Tôi không khỏi tự hào khi blog của mình trở thành nguồn tin thúc đẩy nhiều anh em đồng nghiệp tìm được manh mối tác nghiệp.
Ngay như sáng 19/2, tôi đưa chùm ảnh bàn thờ và cột cờ lều nhà ông Vươn bị phá dỡ, các báo biết tin đã lập tức khai thác, cập nhật. Nhiều phóng viên chạy hối hả từ Hà Nội về Hải Phòng, vừa đi vừa gọi điện trách móc tôi: "anh làm khổ bọn em, Ban biên tập làm ầm lên: tại sao tin hay thế lại để lọt lên blog trước" (cười)
Từng là phóng viên điều tra của báo Lao Động nhiều năm, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một điều cực quan trọng là phóng viên điều tra không bao giờ 'nằm vùng' ở điểm nóng 24/24, sẽ vô cùng nguy hiểm, mà phải tạo cho mình được một mạng lưới cộng tác viên cơ sở. Chính họ sẽ là những nguồn tin nhanh nhất, chính xác nhất.
Nhưng muốn cài cắm được cơ sở, mà cơ sở là dân, thì nhà báo phải hành động để dân tin tưởng, gần gũi. Bây giờ ở Tiên Lãng và Hải Phòng tôi có ít nhất 80 cơ sở như thế. Nhất cử nhất động của các ông Hiền, Liêm, Thoại... tôi đều được biết ngay tức thì.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
Một hướng khác nữa là rất nhiều anh em phóng viên các báo cũng có những tấm lòng, tâm huyết nhưng ở thời điểm đầu thông tin chưa đẩy ra được nhiều nên họ đưa đến chỗ tôi trước, rồi những thông tin đó tác động ngược trở lại báo chí.
Tôi không thể nêu tên ra đây, nhưng thực sự cảm động và khâm phục những nhà báo đó.
Ít ai biết được để có được phóng sự ảnh và thông tin chị Hiền, chị Thương ra đầm cắm lều ở vào mùng 1 Tết, hai phóng viên bạn tôi đã phải phóng xe máy từ Hà Nội xuống Hải Phòng giữa Tết, lạnh cắt da để đưa thông tin lên blog Cu Vinh, tất nhiên chẳng có đồng nhuận bút nào.
Thời điểm đó báo chí xuống tác nghiệp lại vô cùng nguy hiểm, bao nhiêu thành phần lạ mặt vẫn lảng vảng quanh khu đầm, lơ mơ là bị chúng tấn công ngay.
Rồi còn bao nhiêu người dân ở khắp các đường ngang ngõ tắt của Tiên Lãng, đều sẵn sàng mạo hiểm cung cấp thông tin và bằng chứng sai phạm cho tôi.
Đặc biệt tôi không thể nào quên một trong những sự kiện gây chấn động và phẫn nộ lớn cho nhân dân cả nước chính là việc ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã tập trung 300 đảng viên trong huyện để tuyên bố những thông tin ngược ngạo, sai phạm.
Tôi nhớ 12h đêm hôm trước, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng sáng mai huyện Tiên Lãng có cuộc họp đảng viên để nói về chuyện Tiên Lãng. Với sự nhạy cảm của người làm báo lâu, tôi biết chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết quan trọng, nhưng phải làm thế nào đây khi đang ở tận Quảng Bình, và cuộc họp đó của các đảng viên Tiên Lãng, người ngoài chắc chắn không lọt được vào.
Một kế hoạch nhanh chóng được thực hiện ngay: sau cả mấy chục cuộc điện thoại, đến 1h sáng 3/2, tôi đã thuyết được 7 cán bộ đảng viên đồng ý giúp tôi ghi âm buổi nói chuyện.
Bước tiếp theo: máy ghi âm ở đâu, và làm thế nào các chị mang theo? Cũng ngay trong đêm tôi đề nghị được các anh em trong làng báo Hải Phòng mang máy ghi âm cho các chị em. Nhưng các chị cả đời không dùng máy, chả biết tắt bật thế nào. Thế là phóng viên phải bật máy cho các chị từ 6h sáng.
Khi về gỡ băng, tôi nghe đủ các chuyện của các 'bà': từ quát con nhanh đi học, đến 'buôn dưa lê' chuyện trên trời dưới biển.
Đúng 9h mới bắt đầu nghe giọng ông Chuân, và y như rằng, ông Chuân có bài phát biểu 'động trời' như báo chí đã đăng tải. Nào thì 'quan chức hưu nhầm lẫn', nào 'chỉ ai sợ mới không dám thu hồi', nào 'làm sao Huyện sai được'...
Họ đã tận dụng cả hệ thống chính trị để tuyên truyền điều dối trá là vô cùng nguy hiểm. Báo chí không phanh phui ra thì làm sao chúng ta biết sự thật.
Tôi vui nhất là lần đầu tiên một blog cá nhân của tôi đã góp phần tích cực vào việc đẩy lùi tiêu cực, như chức năng hoạt động của một tờ báo. Cũng lần đầu tiên, Đài truyền hình Công an Nhân dân phỏng vấn một blogger như tôi, có thể coi đó là một thành công lớn, ít nhất với cá nhân tôi.
Ai bảo tôi điên thì tùy
Tôi rất tò mò muốn biết, nguồn cơn từ đâu ông quyết định bỏ công bỏ việc, chạy từ Quảng Bình ra xông vào 'điểm nóng' Tiên Lãng để làm một việc vất vả và nguy hiểm như thế?
Thật lòng giờ nghĩ lại chuyện 'nguồn cơn' thì tôi cũng chỉ nói được hai từ duy nhất: máu nghề. Ngay những ngày đầu, tôi mới đứng từ xa quan sát, viết những bài bình luận về những thông tin theo dõi trên báo chí.
Sau đó độc giả blog của tôi, phần nhiều là anh em viết lách bức xúc ghê quá, thêm cả bao người dân oan cũng vào bày tỏ nỗi niềm, đã thúc ép tôi phải xông vào thẳng vấn đề, bới tung những khuất tất sau vụ việc, mà có khi những khuất tất đó không được xuất hiện trên những trang báo chính thống vì nhiều lý do.
Tôi quyết định phóng xe từ Quảng Bình ra Tiên Lãng làm 'trinh sát Khoai Lang' rồi lên blog báo cáo 'trưởng thôn Khoai Lang' mọi chuyện là vì thế.
Rồi cứ thế, cứ hết 'hiệp 1' rồi đến 'hiệp 2', tôi cứ lang thang Tiên Lãng - Hải Phòng - Hà Nội suốt cả tháng chưa về Quảng Bình. 20 triệu mang đi tiêu cũng vơi quá nửa. Nếu ai đã biết tôi rồi thì thấy kể cả lúc cần tôi bán ô tô đi để lo 'vác tù và hàng tổng' cũng chẳng có gì lạ.
Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến.
Cũng như những phóng viên tôi nhờ giữa mùng 1 Tết chạy xuống chụp ảnh, chẳng lẽ họ cũng điên? Tiền bạc chả có, đến cái tên cũng không nốt.
Bám sát 'trận địa' Tiên Lãng, ông chứng kiến những sự thay đổi như
thế nào sau tất cả nỗ lực của những người như ông và hệ thống báo chí,
đặc biệt sau khi có kết luận của Thủ tướng?
Những thay đổi bề ngoài thì đương nhiên họ không để lộ ra. Nhưng có thể thấy - ngay thời điểm này - có hai xu hướng đang rất rõ nét ở Tiên Lãng và Hải Phòng: 1, Đùn đẩy trách nhiệm; 2, Chối bỏ tội được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Ví dụ quyết định của Thành phố cho phép cưỡng chế, rõ ràng có thông qua Thường vụ Thành ủy, thông qua Thường trực UB, trong đó có ông Dương Anh Điền, Chủ tịch TP đồng ý. Nhưng người thi hành Quyết định đó là ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.
Bây giờ họ lại nói: chúng tôi đồng ý về mặt chủ trương, còn anh phụ trách ngành anh phải xem xét. Nhiều cơ sở cho tôi biết những cuộc họp ở Hải Phòng rất mệt mỏi.
Ở Tiên Lãng, vụ án phá nhà đang có xu hướng đổ tội cho mấy người trực tiếp phá. Anh Kết, người đã thuê máy xúc cho chính quyền Tiên Lãng có điện cho tôi nói anh ta đang lo lắng 'người ta' đang có xu hướng đổ tội cho anh ta. Theo kiểu 'tôi mới nói định thuê máy xúc thôi, tôi đã bảo anh làm đâu mà anh tự làm'
Tôi đã động viên Kết: nếu Kết thực sự trung thực, thì cậu phải kể chính xác toàn bộ câu chuyện với cơ quan chức năng và với công luận. Nếu không em sẽ đi tù.
Một chuyện bi hài khác là khi thấy chị Thương - Hiền phải dựng lều ở ngoài đầm. Một công ty đề nghị cho các chị mượn nhà tạm (nhà khung chỉ dựng lên). Nhưng sau đó huyện Tiên Lãng đề nghị 'chung tay' với công ty. Công ty đó đồng ý và đề nghị hai chị viết đơn đề nghị huyện, hai chị không đồng ý.
Tôi cho như thế là đúng. Trong khi huyện cho phá nát nhà người ta, bỏ mặc đàn bà trẻ con đón Tết trong lều tạm cả tháng. Giờ Tiên Lãng bị công luận giám sát ghê quá mới đòi 'chung tay' với công ty, nếu không thì chẳng bao giờ.
Lại nói lại chuyện công luận. Tiên Lãng đúng là một vụ điển hình của đóng góp của báo chí chính thống cũng như các mạng tự do. Tôi nghĩ sau vụ này, Hội Nhà báo cần tổ chức một Hội thảo về Tiên Lãng để rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Nhà báo giỏi sẽ định hướng được dư luận, tác nghiệp giỏi sẽ tìm được bằng chứng xác đáng, và phóng viên phải giỏi để xử lý tình hình. Thực ra trong vụ Tiên Lãng tôi thấy nhiều phóng viên rất ngơ ngác, non nghề mà với một vụ nhạy cảm như Tiên Lãng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đã qua thời điểm đặt vấn đề, nghi vấn này nọ, vì mọi chuyện đã rõ ràng. Giờ này việc các phóng viên Tiên Lãng phải nỗ lực là bám sát các cuộc kiểm điểm, và phải quy trách nhiệm về cho người đứng đầu để họ không thể 'né' được.
Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ Tiên lãng.
Blogger hoạt động như nhà báo
Chào 'trưởng thôn', chúc mừng blog Cu Vinh sắp đạt 2 triệu độc giả trong năm 2012. Ông có thể phác vài dòng về mình và blog Cu Vinh, cũng như quá trình tác nghiệp 'vừa là phóng viên vừa là Tổng biên tập' trong vụ Tiên Lãng?
Tôi cố gắng xây dựng blog của mình như một tờ báo thực sự, với những thông tin chính xác, nóng bỏng và đầy trách nhiệm. Tôi không khỏi tự hào khi blog của mình trở thành nguồn tin thúc đẩy nhiều anh em đồng nghiệp tìm được manh mối tác nghiệp.
Ngay như sáng 19/2, tôi đưa chùm ảnh bàn thờ và cột cờ lều nhà ông Vươn bị phá dỡ, các báo biết tin đã lập tức khai thác, cập nhật. Nhiều phóng viên chạy hối hả từ Hà Nội về Hải Phòng, vừa đi vừa gọi điện trách móc tôi: "anh làm khổ bọn em, Ban biên tập làm ầm lên: tại sao tin hay thế lại để lọt lên blog trước" (cười)
Từng là phóng viên điều tra của báo Lao Động nhiều năm, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó có một điều cực quan trọng là phóng viên điều tra không bao giờ 'nằm vùng' ở điểm nóng 24/24, sẽ vô cùng nguy hiểm, mà phải tạo cho mình được một mạng lưới cộng tác viên cơ sở. Chính họ sẽ là những nguồn tin nhanh nhất, chính xác nhất.
Nhưng muốn cài cắm được cơ sở, mà cơ sở là dân, thì nhà báo phải hành động để dân tin tưởng, gần gũi. Bây giờ ở Tiên Lãng và Hải Phòng tôi có ít nhất 80 cơ sở như thế. Nhất cử nhất động của các ông Hiền, Liêm, Thoại... tôi đều được biết ngay tức thì.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
Chính vì thế từ khi tôi ở Quảng Bình, chưa hề đặt chân đến Hải Phòng, Tiên Lãng, tôi đã có những thông tin mới nhất, nóng nhất, độc nhất từ trong 'lõi' điểm nóng đều là nhờ anh em cơ sở.
Một hướng khác nữa là rất nhiều anh em phóng viên các báo cũng có những tấm lòng, tâm huyết nhưng ở thời điểm đầu thông tin chưa đẩy ra được nhiều nên họ đưa đến chỗ tôi trước, rồi những thông tin đó tác động ngược trở lại báo chí.
Tôi không thể nêu tên ra đây, nhưng thực sự cảm động và khâm phục những nhà báo đó.
Ít ai biết được để có được phóng sự ảnh và thông tin chị Hiền, chị Thương ra đầm cắm lều ở vào mùng 1 Tết, hai phóng viên bạn tôi đã phải phóng xe máy từ Hà Nội xuống Hải Phòng giữa Tết, lạnh cắt da để đưa thông tin lên blog Cu Vinh, tất nhiên chẳng có đồng nhuận bút nào.
Thời điểm đó báo chí xuống tác nghiệp lại vô cùng nguy hiểm, bao nhiêu thành phần lạ mặt vẫn lảng vảng quanh khu đầm, lơ mơ là bị chúng tấn công ngay.
Rồi còn bao nhiêu người dân ở khắp các đường ngang ngõ tắt của Tiên Lãng, đều sẵn sàng mạo hiểm cung cấp thông tin và bằng chứng sai phạm cho tôi.
Đặc biệt tôi không thể nào quên một trong những sự kiện gây chấn động và phẫn nộ lớn cho nhân dân cả nước chính là việc ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã tập trung 300 đảng viên trong huyện để tuyên bố những thông tin ngược ngạo, sai phạm.
Tôi nhớ 12h đêm hôm trước, tôi nhận được cú điện thoại nói rằng sáng mai huyện Tiên Lãng có cuộc họp đảng viên để nói về chuyện Tiên Lãng. Với sự nhạy cảm của người làm báo lâu, tôi biết chắc chắn sẽ có nhiều tình tiết quan trọng, nhưng phải làm thế nào đây khi đang ở tận Quảng Bình, và cuộc họp đó của các đảng viên Tiên Lãng, người ngoài chắc chắn không lọt được vào.
Một kế hoạch nhanh chóng được thực hiện ngay: sau cả mấy chục cuộc điện thoại, đến 1h sáng 3/2, tôi đã thuyết được 7 cán bộ đảng viên đồng ý giúp tôi ghi âm buổi nói chuyện.
Bước tiếp theo: máy ghi âm ở đâu, và làm thế nào các chị mang theo? Cũng ngay trong đêm tôi đề nghị được các anh em trong làng báo Hải Phòng mang máy ghi âm cho các chị em. Nhưng các chị cả đời không dùng máy, chả biết tắt bật thế nào. Thế là phóng viên phải bật máy cho các chị từ 6h sáng.
Khi về gỡ băng, tôi nghe đủ các chuyện của các 'bà': từ quát con nhanh đi học, đến 'buôn dưa lê' chuyện trên trời dưới biển.
Đúng 9h mới bắt đầu nghe giọng ông Chuân, và y như rằng, ông Chuân có bài phát biểu 'động trời' như báo chí đã đăng tải. Nào thì 'quan chức hưu nhầm lẫn', nào 'chỉ ai sợ mới không dám thu hồi', nào 'làm sao Huyện sai được'...
Họ đã tận dụng cả hệ thống chính trị để tuyên truyền điều dối trá là vô cùng nguy hiểm. Báo chí không phanh phui ra thì làm sao chúng ta biết sự thật.
Tôi vui nhất là lần đầu tiên một blog cá nhân của tôi đã góp phần tích cực vào việc đẩy lùi tiêu cực, như chức năng hoạt động của một tờ báo. Cũng lần đầu tiên, Đài truyền hình Công an Nhân dân phỏng vấn một blogger như tôi, có thể coi đó là một thành công lớn, ít nhất với cá nhân tôi.
Ai bảo tôi điên thì tùy
Tôi rất tò mò muốn biết, nguồn cơn từ đâu ông quyết định bỏ công bỏ việc, chạy từ Quảng Bình ra xông vào 'điểm nóng' Tiên Lãng để làm một việc vất vả và nguy hiểm như thế?
Thật lòng giờ nghĩ lại chuyện 'nguồn cơn' thì tôi cũng chỉ nói được hai từ duy nhất: máu nghề. Ngay những ngày đầu, tôi mới đứng từ xa quan sát, viết những bài bình luận về những thông tin theo dõi trên báo chí.
Sau đó độc giả blog của tôi, phần nhiều là anh em viết lách bức xúc ghê quá, thêm cả bao người dân oan cũng vào bày tỏ nỗi niềm, đã thúc ép tôi phải xông vào thẳng vấn đề, bới tung những khuất tất sau vụ việc, mà có khi những khuất tất đó không được xuất hiện trên những trang báo chính thống vì nhiều lý do.
Tôi quyết định phóng xe từ Quảng Bình ra Tiên Lãng làm 'trinh sát Khoai Lang' rồi lên blog báo cáo 'trưởng thôn Khoai Lang' mọi chuyện là vì thế.
Rồi cứ thế, cứ hết 'hiệp 1' rồi đến 'hiệp 2', tôi cứ lang thang Tiên Lãng - Hải Phòng - Hà Nội suốt cả tháng chưa về Quảng Bình. 20 triệu mang đi tiêu cũng vơi quá nửa. Nếu ai đã biết tôi rồi thì thấy kể cả lúc cần tôi bán ô tô đi để lo 'vác tù và hàng tổng' cũng chẳng có gì lạ.
Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến.
Cũng như những phóng viên tôi nhờ giữa mùng 1 Tết chạy xuống chụp ảnh, chẳng lẽ họ cũng điên? Tiền bạc chả có, đến cái tên cũng không nốt.
'Trưởng thôn' xuống thăm đầm Đoàn Văn Vươn, đi cùng là chị Phạm Thị Hiền, vợ bị can Đoàn Văn Quý, Ảnh blog Cu Vinh |
Những thay đổi bề ngoài thì đương nhiên họ không để lộ ra. Nhưng có thể thấy - ngay thời điểm này - có hai xu hướng đang rất rõ nét ở Tiên Lãng và Hải Phòng: 1, Đùn đẩy trách nhiệm; 2, Chối bỏ tội được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Ví dụ quyết định của Thành phố cho phép cưỡng chế, rõ ràng có thông qua Thường vụ Thành ủy, thông qua Thường trực UB, trong đó có ông Dương Anh Điền, Chủ tịch TP đồng ý. Nhưng người thi hành Quyết định đó là ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.
Bây giờ họ lại nói: chúng tôi đồng ý về mặt chủ trương, còn anh phụ trách ngành anh phải xem xét. Nhiều cơ sở cho tôi biết những cuộc họp ở Hải Phòng rất mệt mỏi.
Ở Tiên Lãng, vụ án phá nhà đang có xu hướng đổ tội cho mấy người trực tiếp phá. Anh Kết, người đã thuê máy xúc cho chính quyền Tiên Lãng có điện cho tôi nói anh ta đang lo lắng 'người ta' đang có xu hướng đổ tội cho anh ta. Theo kiểu 'tôi mới nói định thuê máy xúc thôi, tôi đã bảo anh làm đâu mà anh tự làm'
Tôi đã động viên Kết: nếu Kết thực sự trung thực, thì cậu phải kể chính xác toàn bộ câu chuyện với cơ quan chức năng và với công luận. Nếu không em sẽ đi tù.
Một chuyện bi hài khác là khi thấy chị Thương - Hiền phải dựng lều ở ngoài đầm. Một công ty đề nghị cho các chị mượn nhà tạm (nhà khung chỉ dựng lên). Nhưng sau đó huyện Tiên Lãng đề nghị 'chung tay' với công ty. Công ty đó đồng ý và đề nghị hai chị viết đơn đề nghị huyện, hai chị không đồng ý.
Tôi cho như thế là đúng. Trong khi huyện cho phá nát nhà người ta, bỏ mặc đàn bà trẻ con đón Tết trong lều tạm cả tháng. Giờ Tiên Lãng bị công luận giám sát ghê quá mới đòi 'chung tay' với công ty, nếu không thì chẳng bao giờ.
Lại nói lại chuyện công luận. Tiên Lãng đúng là một vụ điển hình của đóng góp của báo chí chính thống cũng như các mạng tự do. Tôi nghĩ sau vụ này, Hội Nhà báo cần tổ chức một Hội thảo về Tiên Lãng để rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Nhà báo giỏi sẽ định hướng được dư luận, tác nghiệp giỏi sẽ tìm được bằng chứng xác đáng, và phóng viên phải giỏi để xử lý tình hình. Thực ra trong vụ Tiên Lãng tôi thấy nhiều phóng viên rất ngơ ngác, non nghề mà với một vụ nhạy cảm như Tiên Lãng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Đã qua thời điểm đặt vấn đề, nghi vấn này nọ, vì mọi chuyện đã rõ ràng. Giờ này việc các phóng viên Tiên Lãng phải nỗ lực là bám sát các cuộc kiểm điểm, và phải quy trách nhiệm về cho người đứng đầu để họ không thể 'né' được.
Đại tướng Lê Đức Anh: Sai thì phải nhận
"Sai thì phải nhận chứ không thể đổ lỗi cho ai được. Cụ
thể, huyện Tiên Lãng sai thì phải có trách nhiệm của Đảng bộ, chính
quyền TP Hải Phòng. Đây là trách nhiệm rất lớn chứ không phải nhỏ.
Chuyện thu hồi, cưỡng chế đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không
phải ngày một ngày hai. Với trách nhiệm của mình, lãnh đạo TP Hải Phòng
phải biết rõ vụ việc sai trái này". (trích trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động ngày 21/2) |
Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ Tiên lãng.
Tôi yêu cả 2 VNQ!
Trả lờiXóaĐường dẫn đến một trang... trắng? Chắc lại tự hủy rồi?
Trả lờiXóaTôi vẫn vào được mà. Có Bài phỏng vấn Ông Nghọ, Ông Duyệt ... Thông tin mới, hay
Trả lờiXóaPS
Về nhận xét của TQHT:
Trả lờiXóa"Đường dẫn đến một trang... trắng? Chắc lại tự hủy rồi?"
Trích trên trang Ba Sàm:
"Bài “‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng” trên TVN sáng qua, tới tối nó cũng biến khỏi trang chủ TVN. Ba Sàm đã hỏi người có trách nhiệm trong làng báo thì không nghe có chỉ thị hạn chế nào từ Ban Tuyên giáo. Vậy thì ông Bùi Sĩ Hoa đang… “tự kiểm duyệt” vì quá thận trọng? Hay là phải đặt dấu hỏi, cái gì đằng sau chuyến thăm của các vị khách từ đất Cảng tới VNN hôm mùng 4/2 vừa rồi?"