Bài và Ảnh: Q.MF - Một người bạn "ngoài" Trỗi (blog Trường Bé)
Nhận được điện thoại anh Khắc Việt nói: bọn anh đang ở Đà Nẵng, anh em góp được một sô tiền muốn giúp một số gia đình bị thiệt hại nặng vì cơn bão số 10, em giúp bọn anh tìm địa chỉ, số tiền không nhiều, đi trực tiếp đến nhà, không qua chính quyền… híc, làm sao MF biết nhà nào bị sập, nếu không hỏi qua chính quyền, dù cấp to hay nhỏ? Vì thời gian các anh ít, không thể tìm địa chỉ xa vào tâm cơn bão, MF lập tức điện thoại cho Hương Trà: không có ai bị nặng lắm, Hải Lăng, Triệu Phong: chủ yếu là gãy đổ cây cối, còn nặng nhất là tốc mái và sập nhà bếp thôi, người không ai bị chi. Xa hơn tí nữa: À, phải rồi, gọi chú Lê Hoan, nguyên chủ tịch Mặt trận tỉnh Quảng Trị, người nổi tiếng trong việc tổ chức làm từ thiện và khuyến học tại Quảng Trị. Chú chỉ làm từ thiện, không phải lãnh đạo, đúng ý các đại ca nhé! Cũng xác định tinh thần với chú như thế. Theo hệ thống của chú, chọn địa chỉ cuối cùng là huyện Gio Linh. Đại ca KV hỏi: em đi cùng bọn anh chứ? Dạ, đương nhiên rồi! “Bọn anh” đây là các đại ca khóa 7 cựu học sinh trường văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi, là các blogger của các trang bạn Trỗi: Khắc Việt (KVK7), Đỗ Nghĩa (ĐN), Lê Trường Giang (Gtl) và một đại ca Quế: Tuấn “ôn”.
Chú Hoan liên lạc nhanh chóng, rồi báo: cháu ra đó điện cho số này… MF chưa điện thì họ đã điện cho MF, em là Bình, mặt trận huyện, em cũng đang phải chạy lợp lại cái nhà bị tốc, chị ra điện cho … Tui là Đạo, cán bộ mặt trận huyện, chị ra cứ điện cho tui … Hỏi đùa Bình, vậy có cần đưa em vô danh sách thăm không? Dạ không không! Sao, sợ mang tiếng cán bộ tham nhũng à? Cười hơ hơ…Anh ĐN gọi, hỏi các anh đến đâu rồi? Lăng cô! Các anh ăn sáng chưa? Chắc mẩm các “cụ” phải chén hải sản Lăng Cô, thật bất ngờ “bọn anh có bánh mì trên xe rồi!” thật đúng tinh thần đi cứu trợ! Ra đến nơi còn chìa ra 2 ổ mời MF! Phụ huynh MF nghe chuyện, muốn cùng đi, thôi ba ơi, bọn con lùng sục về tận các thôn xóm, thời gian lại gấp, thôi ba có ủng hộ chi thì ủng hộ đi, mấy anh em con làm giúp! He he . Anh Quế Tuấn “ôn” cứ: “lâu woá, hơn 40 năm mới gặp lại em …” (Hic, đã gặp bao giờ đâu, anh về nước từ năm 1969 lận! Zui zẻ vậy là vì anh í điểm tâm buổi sáng bằng diệu mừ). Trên đường đi ra mà cứ dặn: tối về đến Huế là phải đưa anh đi ăn cơm hến nha, thèm woá!!
"Cháo bột" ở phía Bắc cầu Đông Hà |
Xe chạy ra đến Đông Hà, 11h, loanh quanh tìm quán “cháo bột” favorite của anh Đạt K8 để lót dạ trước khi … lâm sự, loanh quanh khắp phố phải hơn nửa tiếng tìm không ra (MF xí hổ vì mang tiếng quê miềng mà hổng rành, người rành đất Trị Thiên ni mà MF bái phục là cựu bộ đội cụ Hồ KVk7, mỗi lần anh về đất Trị Thiên MF chỉ có biết … đi theo anh). Cuối cùng đành chấp nhận một quán phía Bắc cầu Đông Hà. Món ăn Quảng Trị không bao giờ thiếu món ớt, nhưng những người rành ăn ni đòi: Ớt bột! Có ngay một đĩa ớt bột xịn đỏ sẫm! Đại ca Gtl ra mở xe, đem vô thêm một chai … ớt hiểm dầm muối! Xứng là dân Quảng Trị (chả là đại ca ni gốc Cùa Cam Lộ mừ). Đại ca Tuấn “ôn” không quen món “cháo bột”, càm ràm: xương wá..á… (cách nấu bánh canh cá lóc của Quảng Trị là còn chừa xương dăm, miếng cá để nguyên da, nhìn biết ngay cá lóc, hổng giống ở Huế, làm cá rất kỹ). Đại ca ĐN thì ngược lại kết thúc tô cháo một cách mỹ mãn với khuôn mặt tuôn mồ hôi ròng ròng! 5 anh em xơi xong 6 tô, thẳng tiến về Gio Linh.
Anh KVk7 tỉ tê bật mí: nghe về Gio Linh thì bồi hồi lắm, vì một thời đóng quân, có kỷ niệm gắn với chiếc cầu Bến Ngự. Một đêm trăng, có 2 chàng bộ đội trẻ, hẹn với 2 cô gái cùng trung đoàn pháo binh bên cầu, 2 chàng đến trước, đang chờ thì thấy có người gánh một phụ nữ đang đau đẻ đi qua, chí trai quên mất tình riêng, xông ra gánh giúp người cấp cứu chạy cho nhanh về bệnh viện, chờ đến lúc nghe tin chị đã sinh hạ được một bé trai thì mới thở phào, nhớ lại cuộc hẹn, trở về cầu thì … không còn ai chờ nữa! Rồi ngày sau lại là đi và đi, cuộc trường chinh không cho họ cơ hội gặp lại, không biết cuộc hẹn đó có phải là để chia tay không, nhưng nó là làm nên cuộc chia ly kéo dài đến hơn 40 năm …
Ra đến Gio Linh, nhớ lời anh Đạo dặn chờ chỗ Công An huyện, thấy ngoài đường hẹp, xe chạy thẳng vào trong, các anh CA ra hỏi đi đâu, mấy anh em hơi lúng túng, nói … chờ anh Đạo! May anh Đạo tới ngay, giải khó. Anh Đạo hỏi có vào quán uống nước không? Không, đi ngay kẻo trễ. Anh Đạo cầm theo 2 bản danh sách, có thể ủng hộ 5 hộ, có thể 10 … đầu tiên về xã Gio Mỹ...
Đến xã Gio Mỹ, được đưa tới với ngôi “nhà tình nghĩa” bé nhỏ, tốc mái, một mẹ già vừa rên vừa cao thấp bước ra, ống chân sưng lở… Anh cán bộ mặt trận xã nói: Mệ sống một mình, không nơi nương tựa… Anh Tuấn mừng rỡ: đúng đối tượng rồi! Một nhà thứ hai, cũng một mẹ già tương tự, nhìn ngôi nhà nhỏ bé chênh vênh trên gò đất mà lòng đầy lo lắng: Liệu thêm một cơn bão nữa, ngôi nhà này còn trụ được không? Rồi mẹ ở trong nhà sao yên? Anh cán bộ nói: rứa chơ hễ bão, lụt tới là phải tới cõng “cưỡng chế”, chớ mấy mệ không muốn rời chỗ …
“Có một người đi lợp lại mái nhà sau bão giúp cho bà con, bị trượt chân ngã, chấn thương sọ não chết, các anh chị có đi thăm không? Vì nhà này ngoài danh sách đã lập…” Sao lại không? Những nhà khác một phong bì, bây giờ hai phong bì nhập lại để thắp hương cho người tử vì nghĩa! … cứ thế xe bon theo mấy anh cán bộ mặt trận các xã, len lỏi giữa các đường làng chật hẹp, quanh co, cây cối còn đổ ngổn ngang, cột điện nằm chỏng chơ, khóe mắt dân làng dường như còn ngơ ngác chưa thôi khi cơn bão đã đi qua. MF gọi đùa đây là “chuyến tài trợ ngẫu hứng”, vì việc này vốn không có trong kế hoạch chuyến đi, các anh khởi hành khi chưa có cơn bão, lên Tây Nguyên mới nghe bão về. Ra Đà Nẵng mới thấu tình hình thiệt hại của miền Trung.
Theo chân cán bộ Mặt trận |
Mệ đây rồi! (anh Trỗi KVK7) |
Anh Quế Tuấn "ôn" |
Bão còn vô nữa không? (Anh Trỗi ĐN) |
Tiêu điều |
Chỉ mong bà con bình an trở lại! (Anh Trỗi Gtl) |
Nụ cười (Photo: ĐN) Nơi cơn bão đi qua. Ảnh: Anh Đỗ |
" Mệ đây rồi" Mệ ra chỗ có ánh sáng chụp ảnh với con hỉ?
Trả lờiXóa@ KV:KINH NGHIỆM CỨU TRỢ
Trả lờiXóaMình đã thực hiện rất nhiều chuyến cứu trợ trong mấy năm lại nay.
Tuy không nhiều nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những chuyện đáng buồn. Tiền cho dân chưa hẳn đã đến tay dân. Tiền đưa đến tay dân nhưng vẫn bị "xà xẻo" vì nhiều lẽ.
Có những đoàn thận trọng, không tin ai nên mang quà, tiền trao trực tiếp cho dân. Trao tận tay dân rồi, họ yên tâm ra về. Đoàn ra về, có "đoàn khác" đến, mang theo một danh sách, kê khai rất đầy đủ số tiền, quà mà dân đã nhận trước đó với lý do: "Lúc sáng, anh em họ vội, họ nhờ chúng tôi chuyển bà con ký xác nhận vào danh sách này để chúng tôi gửi ra cho họ".
Rõ đã nhận quà, nhận tiền thì tiếc gì chữ ký, họ ký mà không biết mình đã mất một quyền lợi khác.
Ngay lập tức, những chữ ký ấy bị biến thành "chứng từ gốc" để bọn tham lam kia rút một nguồn cứu trợ khác bỏ vào túi mình.
Vì vậy, khi đi cứu trợ, các bạn nên dặn dân: Sau khi đoàn về, tuyệt đối không được ký nhận vào bất kỳ văn bản nào.
Hãy gửi số điện thoại của chúng ta lại cho dân. Đó là cách an toàn hơn.(Nguồn: FB Lã Bất Vi.)
Ở Quảng Trị không đến nỗi thế, đại ca ạ! Chỉ có là cán bộ xã thiếu trình độ, máy móc. Nhưng cũng có thể như các đại ca khác bình loạn là: ưu tiên cho nơi hay tụ tập một chút! :)
XóaBác TL : bác coi ảnh ông cb mặt trận, trên ngực có cuộn giấy ghi danh sách các gia đình và ký tá xác nhận tại chỗ rồi. Tự đi bao giờ cũng tốt hơn, chuyến này khá chuẩn nhưng toàn ý thì thật khó.
Trả lờiXóaKHÔNG BIẾT LIỆU CÓ CHUYỆN ĐÃ NHẬN CỨU TRỢ "NGOÀI LUỒNG" RỒI THÌ CHÍNH QUYỀN TRỪ BỚT TIÊU CHUẨN "TRONG LUỒNG ( CP) CHO CÔNG BẲNG KHÔNG HỈ?
Trả lờiXóaKhi muội điện cho chú Hoan, chú cũng có nói vấn đề này, Chú nói cũng cần dàn xếp cho công bằng, kẻo có hộ được hỗ trợ nhiều lần, có hộ không, hoặc tùy mức độ hư hại và hoàn cảnh nữa ... ở một nơi có ông nguyên chủ tịch mặt trận tốt như chú Hoan, nay lại làm chủ tịch hội từ thiện, thì ít ai dám làm bậy, hãy tin cậy con người đi đại ca!
Xóa