Bài đăng theo đề nghị của BVS K8.
"Trên địa bàn của xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có một nghĩa trang liệt sĩ tọa lạc trên một mô đất nhỏ nhìn về phía quốc lộ. Nhưng có một điều đặc biệt ít ai biết, đây là một nghĩa trang quốc tế được xây dựng để tưởng nhớ đến những phi công "Triều Tiên đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập của nước ta…" Tin ở đây
Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hy*, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.
Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.
Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng."
* Là phụ huynh một Trỗi K8 Nguồn: CSTC-"CAND.com.vn"
Ôi dồi . Sau này lại có cả pilot Nga và khựa hay gì gì nữa thì ... Cứ tưởng chỉ " diêng " mình hóa " da " bạn bè cũng Hà Đông phết nhẩy . Thôi em đi uốn diệu đây . Mình cũng phải tìm bạn diệu có phỏng ?
Trả lờiXóaHãi hãi nà .
Tui nghe nói là 14 phi công Triều tiên này không hề bắn hạ được chiếc máy bay Mỹ nào cả, mà do bên ta sớt cho một ít làm quà.
Trả lờiXóaTui nghe nói thôi.
Nguyễn Thành Điềm B6-K8: Rất cảm ơn sự đề nghị của Bùi Việt Sơn và Nguyễn Quang Vinh đã đăng bài "Câu chuyện về 14 ngôi mộ không hài cốt của 14 Phi công Triều Tiên tại Việt Nam". Các bạn cũng không ngờ trong mưa bom, bảo đạn của giặc Mỹ năm 1972; Máy bay Mỹ trút bom xuống khu vực Sân Bay Kép như trút nước (như lời kể của Bác Thiện) có một "lính Trỗi" làm nhiệm vụ ngay tại Nghĩa trang của 14 phi công Triều Tiên. Đoàn 140-Bộ Tư Lệnh thông tin liên lạc được thành lập và tồn tại trong 6 tháng (tháng 6/1972 đến tháng 12/1972) làm nhiệm vụ giải tỏa Hàng viện trợ của Bộ Tư Lệnh TTLL tại các Ga trọng điểm từ Yên Viên đến Kỳ Lừa-Lạng Sơn; Đoàn 140 gồm có 45 CB-CS và 09 xe vận tải. Ngay trong ngày đầu tiên, mới chân ước chân ráo lên ga Phố Giỏ-Lạng Giang, Điềm đã bị sức ép Bom (bom rơi cách hầm trú ẩn khoảng 100 m). Không biết? do bị sức ép Bom nên được ưu tiên, hay do thủ trưởng Đoàn biết mình đã được huấn luyện 03 tháng Đặc công nước (Đoàn 126-Hải quân từ T9-T12/1971) nên mình được giao nhiệm vụ ở lại trông giữ, bàn giao (cho các đơn vị vận chuyển) hơn hai trăm tấn hàng TTB thông tin từ dây điện thoại, pin, ắc quy, máy nổ, máy điện thoại..v..v. của các nước XHCN giúp QĐNDVN được tập kết bao quanh Nghĩa trang cho dễ kiểm soát, tuần tra bảo vệ. Sau khi bốc dỡ, vận chuyển hết hàng thì cũng đã ngót ngét 2 tháng; một mình với khẩu súng AK báng gấp, 120 viên đạn và đủ cơ số lương thực, thực phẩm sống giữa đồi hoang và trong nghĩa trang Cứ mỗi khi đi tuần tra bảo vệ về, Nếu là ban ngày thì mắc võng giữ 2 gốc cây trước nghĩa trang nghỉ, Nếu là ban đêm thì "XIN" mắc tăng võng vào hai trụ cột Bia của 2 liệt sỹ để nằm ngủ cho an toàn. Nghĩa trang 14 Phi công Triều Tiên trước đây, được xây dựng rất đẹp, nhất là Cổng nghĩa trang (so với lúc bấy giờ); Bia mộ được làm bằng trụ gỗ hình vuông cao 1,5m, rộng 0,25m; trong đó có một mộ "Gió" để tưởng niệm ghi công (không hài cốt) của một phi công Triều Tiên bị máy bay Mỹ bắn trúng máy bay và nổ tung trên trời nên tôi hay mắc tăng võng nằm ở giữa 2 ngôi mộ này. Do máy bay Mỹ ném bom liên tục ở khu vực Lạng Giang, hàng không về tuyến này được nên đã chuyển qua tuyến 1B từ Lạng Sơn về Ga Trung Giã. Một lần nữa chân thành cảm ơn hai bạn, đã gợi cho tôi "Một thời để nhớ"./.
Trả lờiXóa