Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Lễ tang Đỗ Quang Thạch
Một số hình ảnh lễ tang Đỗ Quang Thạch tại Sài gòn ngày hôm qua 30/7/2013
K8 vào viếng bạn |
Bạn Trỗi viếng Thạch |
Thày Trọng, cô Thục và K8 |
Ảnh: FB Long Hoàng
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Cám ơn.
Hôm nay, nhân dịp đám tang bạn Thạch. BLL khóa 8 phía Nam đã trao tận tay số tiền của các bạn khóa 8 phía Bắc gởi cho cô Thục và các bạn Trần đình Quyết, Lưu mạnh Hà, tiền phúng bạn Thạch. Sùng Hải cũng nhờ Phương Tuấn gởi cho 2 bạn Quyết, Hà một số tiền nhỏ và vòng hoa viếng Thạch. Thay mặt BLL khóa 8 phía Nam cám ơn các bạn khóa 8 phía Bắc món quà đầy tình nghĩa bạn bè này. Cô Thục tuy đau chân cũng đi viếng Thạch. Cô rất cảm động và nhờ gởi lời cám ơn các bạn phía Bắc qua blog Uttroi.
Tăng Tiến trao quà BLLK8 HN cho LMH (ảnh TKQ) |
Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
Anh hùng tiêu diệt "pháo đài bay" B-52
(GDVN) - Ngày Vũ Xuân Thiều tạm biệt gia đình và ngôi nhà thân thương ở số 21 phố Đặng Dung-Hà Nội, để đi học phi công ở nước ngoài, dòng họ Vũ Xuân thêm một lần nữa tự hào về đứa con trai thứ được tuyển thẳng vào một binh chủng đặc biệt của Quân đội...
Đọc bài này mới biết thày giáo trường Trỗi Vũ Xuân Thăng là anh ruột anh hùng liệt sĩ, phi công Vũ Xuân Thiều.
Đại tá CCB Vũ Xuân Thăng, anh trai liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, giới thiệu những kỷ vật của liệt sĩ. Ảnh tư liệu gia đình |
Khắc khoải Vị Xuyên (Người lao động)
Tháng 7-1984, chỉ trong một ngày, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc. 29 năm đã trôi qua song hài cốt hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy, để lại nỗi day dứt khôn nguôi cho đồng đội và thân nhân.
Những chiến sĩ con dân đất Việt
Tuổi xuân đâu tiếc
Lưng trần, cắp súng xung phong
Đạn xé toác vai, đạn cày rách mặt
Súng cầm tay rực lửa
Xông pha giữ đất biên thùy...
Cựu binh Đặng Việt Châu - nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 - bùi ngùi đọc lại những vần thơ ông viết ngày 2-9-1984, khi đơn vị làm giỗ 50 ngày cho các đồng đội đã hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang...Đọc tiếp.
Khắc khoải Vị xuyên: Đón anh trở về
NGÀY XƯA CHÂN ĐẤT
NGÀY XƯA CHÂN ĐẤT
Nhạc: Trần Bắc Hải
Phỏng thơ: Tạ Minh Lý
Trình bày: Lê Vy và guitarist Anh Vũ
Album: Môi Tím Chân Chần
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013
Thông báo tang lễ bạn Đỗ Quang Thạch
Con, chồng, cha, anh chúng tôi mất lúc 5h25 sáng thứ Sáu, ngày 26/7/2013 tại viện quân y 175, thành phố HCM.
Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 ngày thứ Ba 30/7/2013 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò vấp, thành phố HCM. Lễ truy điệu bắt đầu 12h30 ngày thứ Tư 31/7/2013.
Nơi an táng: Nghĩa trang Thành phố HCM (Củ chi).
Tin buồn.
Bạn Đỗ quang Thạch đã ra đi mãi mãi hồi 5h25 sáng nay (ngày 26/7/2013).Thông tin tang lễ sẽ báo sau.
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013
Hình ảnh.
Thư giãn: Chuyện vỉa hè
Xin hầu các bác một câu chuyện có thực, mình được nghe khi xếp hàng mua xăng ở phố Yên Phụ. Toàn bộ lời lẽ đều y chang thực tế, không bị "văn chương" hoá một từ nào, một câu chuyện có thực trăm phần trăm:
-Này thằng kia, sao mày dựng xe trước cửa hàng nhà tao, cuốn đi chỗ khác!
-Tao dựng xe dưới lòng đường, đường không phải của mày, đừng láo!
-Á, thằng này táo tợn nhỉ, bố mày cho một đá văng ra ngoài Biển Đông cho giặc Tầu xơi tái bây giờ!
-Sợ chó gì giặc Tầu. Tao nhặt vài con cá kình làm củ đậu ném chìm hết tầu chiến của chúng, sóng dâng lên lụt cả cửa hàng nhà mày, thì mày chạy đường trời, con ạ!
-Thằng này to gan, thôi dựng tạm xe đấy, mua bán gì thì đi nhanh lên, bố mày trông cho. Nhưng nhanh nhé, khéo vợ tao về nó la lên thì gay đó con ạ.
-Vậy hề, Anh hùng thay kẻ sợ vợ mà không sợ giặc.
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
Những chuyện về phi công tiêm kích Việt nam (Văn nghệ QĐ)
Năm ngoái, nhân vụ đi Quy nhơn tôi và một số bác K4 sau khi đón bác DMĐ ở sân bay Phù cát (Bình định) có dịp được vào giao lưu với cán bộ chiến sĩ của trung đoàn không quân tiêm kích 940 đóng tại Sân bay Phù Cát, Bình Định, thuộc Sư đoàn 372 (Đoàn Tây Sơn). Trung đoàn này được trang bị trang bị máy bay Su-27.
Su 27 tuần tiễu Trường sa (VNQĐ) |
Phi công tiêm kích trong bộ đồ bay (VNQĐ) |
Để trở thành một phi công phản lực không dễ dàng chút nào.
Đọc: Phi công tiêm kích của Nhà XBQĐ
Phi công tiêm kích (Quân sử VN)
Không quân NDVN (Wiki)
Smartphone dùng Hệ điều hành Ubuntu
Thế nào sang năm tổng quản HT cũng "chạy đua vũ trang", sắm "em" này, trông "em" cũng bắt mắt đấy chứ.
Không chỉ sử dụng nền tảng Ubuntu Mobile, chiếc smartphone trong dự án đắt tiền mang tên Edge còn có thể kết nối với màn hình, bàn phím và chuột để biến thành một máy tính để bàn, bên cạnh việc chạy song song Android. Tin ở đây
Ubuntu Edge có thể sử dụng cả HĐH Android lẫn nền tảng mới Ubuntu Mobile. |
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
Câu chuyện về 14 ngôi mộ không hài cốt của phi công Triều Tiên tại Việt Nam
Bài đăng theo đề nghị của BVS K8.
"Trên địa bàn của xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, có một nghĩa trang liệt sĩ tọa lạc trên một mô đất nhỏ nhìn về phía quốc lộ. Nhưng có một điều đặc biệt ít ai biết, đây là một nghĩa trang quốc tế được xây dựng để tưởng nhớ đến những phi công "Triều Tiên đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập của nước ta…" Tin ở đây
Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hy*, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân trong thời gian đó cho biết, được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.
Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.
Theo tướng Hy, sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc. Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng."
* Là phụ huynh một Trỗi K8 Nguồn: CSTC-"CAND.com.vn"
Tình hình sức khỏe của Đỗ quang Thạch.
So với đầu tuần gặp bạn nay sức khỏe đang có chiều hướng xấu? Theo Tám Hải k9 báo thì Thạch đã phải thở oxy. Bác sỹ nói có thể đếm từng ngày. Thứ hai đầu tuần cùng Kiếm, Hải "cẩu", Công, Kỳ Nam đến thăm bạn. Một lúc thì Phạm Mạnh Hùng đang đưa Lưu Mạnh Hà đi khám sức khỏe cũng ghé vào. Bạn rất vui. Đang nằm cho bác sỹ xoa bóp cũng cố ngồi dậy chụp ảnh với mọi người cho có "tư thế". Trông Thạch già và yếu
hẳn với khi đi ra Bắc vừa rồi. Nhưng bạn vẫn lạc quan lắm! Hy vọng bác sỹ chẩn đoán sai như trường hợp của Sùng Hải và Việt Triều? Mong bạn vượt qua được!
Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013
Một sáng tác của thày Hồng Tuyến
Vẫn còn nhớ hồi ở trường, mỗi trung đội (lớp) là mỗi Đội TNTP, mỗi đội đều được mang tên một anh hùng thời chống Pháp hoặc chống Mỹ. Nhờ trường ta có thày Hồng Tuyến nên mỗi một đội đều được thày sáng tác một ca khúc làm đội ca. Một lần gặp NDT, một đồng môn B3 của tôi trên FB, có nhắc lại chuyện này. Tiếc là tôi không còn nhớ giai điệu của bài hát. Chỉ nhớ rằng đội của chúng tôi mang tên anh hùng quân đội Cù Chính Lan và được thày Tuyến sáng tác cho bài hát dưới đây. Chắc có lẽ "bức xúc" vì tôi không còn nhớ, NDT đã trình bày ca khúc đó gửi tôi. Nghe lại bài hát đó tôi đã nhớ lại và có thể hát được.
Gửi các bác thêm một sáng tác của thày Tuyến (tiếc là anh em B3 - K8 nhiều người rất hiếm khi vào blog này) do NDT trình bày dưới đây
Chân thành cảm ơn NDT.BAN LIÊN LẠC HỘI BẠN TRƯỜNG TRỖI MIỀN TRUNG HỌP
BT MT họp bàn kế hoạch tổ chức cho cuộc Họp mặt Truyền thống của K3 tại ĐN dịp 1/8/2013...(Ảnh Ấn K2 - Trưởng BLL Hội B.Trỗi Miền Trung; á Hải phó BLL & a Cường K3; a Dũng K4 phó BLL; Học K7 thư ký).
Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013
Đạo đức của anh hùng thời kỳ đổi mới.
Hồi nhỏ, cứ nghe hoặc thấy ai được phong anh hùng LLVT, anh hùng lao động là nể phục và kính trọng lắm. Vẫn nghĩ anh hùng là người có tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực toàn diện...
Cách đây mấy năm, cơ quan tôi (thời đàn anh K1 lãnh đạo) có một vị là lãnh đạo một đơn vị trực thuộc nghành, được phong "anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" làm mình hơi "bị" ngạc nhiên phải thốt lên: "Lão đấy mà là anh hùng à?". Chẳng biết thành tích cỡ nào, sản phẩm ngành làm ra đều do vốn ngân sách đảm bảo chứ đâu phải đơn vị "hạch toán kinh doanh", đơn giá định mức luôn cao hơn so với qui định của nhà nước và thị trường, trong ngành vị này lại nổi tiếng về giỏi ngoại ngữ....tiếng "Đan mạch". Trong công tác thì bảo thủ độc đoán, đối với cấp dưới thường xuyên xúc phạm, chửi bới, quát nạt. Trong sinh hoạt cá nhân đời thường thì miễn bàn. Theo nhận xét của tôi, nếu đánh giá theo thang hạnh kiểm thời đi học chiếu cố lắm cho vị này "hạnh kiểm D", nên rất ngạc nhiên khi vị này được phong "anh hùng lao động thời kỳ đổi mới". Nay lại được chứng kiến thêm một "anh hùng LĐ thời kỳ đổi mới" miệt thị người lao động bằng câu: "Chúng mày không ăn thì về, dân nhà quê chúng mày mà cũng đòi ăn ngon à. Đúng là Mường” (Tin ở đây). Hành động miệt thị người lao động của "ả" này cũng khó mà chấp nhận.
Cách đây mấy năm, cơ quan tôi (thời đàn anh K1 lãnh đạo) có một vị là lãnh đạo một đơn vị trực thuộc nghành, được phong "anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" làm mình hơi "bị" ngạc nhiên phải thốt lên: "Lão đấy mà là anh hùng à?". Chẳng biết thành tích cỡ nào, sản phẩm ngành làm ra đều do vốn ngân sách đảm bảo chứ đâu phải đơn vị "hạch toán kinh doanh", đơn giá định mức luôn cao hơn so với qui định của nhà nước và thị trường, trong ngành vị này lại nổi tiếng về giỏi ngoại ngữ....tiếng "Đan mạch". Trong công tác thì bảo thủ độc đoán, đối với cấp dưới thường xuyên xúc phạm, chửi bới, quát nạt. Trong sinh hoạt cá nhân đời thường thì miễn bàn. Theo nhận xét của tôi, nếu đánh giá theo thang hạnh kiểm thời đi học chiếu cố lắm cho vị này "hạnh kiểm D", nên rất ngạc nhiên khi vị này được phong "anh hùng lao động thời kỳ đổi mới". Nay lại được chứng kiến thêm một "anh hùng LĐ thời kỳ đổi mới" miệt thị người lao động bằng câu: "Chúng mày không ăn thì về, dân nhà quê chúng mày mà cũng đòi ăn ngon à. Đúng là Mường” (Tin ở đây). Hành động miệt thị người lao động của "ả" này cũng khó mà chấp nhận.
Thời nay hình ảnh "anh hùng thời kỳ đổi mới" ngày càng "xấu đi trong mắt ai".
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Anh hùng lao động"
Sát 'nách' Thủ đô: Cả phố trưng biển tiếng Trung Quốc (Vef.vn)
Cách trung tâm Thủ đô chừng 20km, làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) hiện nay khá lạ lẫm với những biển, bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Dọc con phố chính thuộc phường Đồng Kỵ, khu phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng (TX Từ Sơn) nhan nhản những biển hiệu in tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Việt.
Theo luật quảng cáo của Việt Nam 2012, các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có sử dụng cả tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm thì khổ chữ tiếng nước ngoài có kích cỡ không được lớn quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Khá nhiều biển quảng cáo tại những con phố này vi phạm luật quảng cáo khiến cho những khu phố này giống như một khu phố ở đất nước Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.
Theo người dân Đồng Kỵ và Phù Khê thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở đây chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Không chỉ thương lái đồ gỗ mà nhiều người Trung Quốc còn thuê cửa hàng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống chỉ chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sang mua bán đồ gỗ. Vì vậy biển hiệu thường in tiếng Trung Quốc cho khách hàng dễ tìm.
Kỷ niệm ngày 27/7, ngậm ngùi nhớ ngày 17/2
Hữu Quả, nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN.
Năm nay, kỷ niệm lần thứ 66, ngày TBLS (27/71947 – 27/72013). Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc; Mặc dầu là năm lẻ, nhưng các địa phương và nhân dân ta khắp nơi trong cả nước, vẫn có các hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa, tri ân và tôn vinh những người con đã hy sinh tính mạng và một phần xương máu của mình; Chiến đấu bảo vệ quê hương, cho đất nước được độc lập, tự do; Cho nhân dân được hưởng bình yên, hạnh phúc.
Kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, chúng ta không khỏi có chút chạnh lòng, ngậm ngùi nhớ về ngày 17/2, ngày mà Trung Quốc xua 60 vạn quân, ồ ạt tràn sang bắn giết, đốt phá, gây vô vàn tội ác có tính hủy diệt, đối với nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Để ngăn chặn bàn tay hung bạo, xâm lược của kẻ bành trướng, hàng vạn chiến sĩ và đồng bào ta, đã không tiếc máu xương, chiến đấu ngoan cường, chịu hy sinh tổn thất to lớn, để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Đây quả thực là một cuộc chiến tranh chống xâm lược đích thực, có bóng dáng lịch sử ngàn năm của Tổ tiên chúng ta. Cuộc chiến tranh 17/2 kết thúc chưa xa; và mầm họa của cuộc chiến tranh này, vẫn như còn đang lởn vởn đâu đây, mà sao có vẻ im ắng lạ, như bị ru ngủ, như bị lãng quên đến vậy?!
Trẻ con vẽ cho trẻ con
Thông báo.
Cuộc thi thiếu nhi vẽ tranh ủng hộ quỹ Cơm Có Thịt đã được các họa sĩ
nhí từ Việt Nam và Úc nhiệt tình tham gia. Tuổi trung bình của các họa
sĩ là 10, họa sĩ nhỏ nhất là bé Mỡ từ Hà Nội, mới có 4 tuổi rưỡi. Cho
đến hôm nay Ban Tổ Chức đã nhận được 24 bức tranh và 20 bức tranh đầu
tiên đã được đưa vào Gallery, đang mở cửa mời khán giá vào xem tại địa
chỉ mạng
https://www.facebook.com/events/193908874104288/
https://www.facebook.com/events/193908874104288/
Các tranh từ số 1 đến 10 gửi đến trong thời hạn của Đợt 1 đã được bán
hết trong 5 đợt đấu giá, thu về 11.700.000 đồng và 605 AUD cho quỹ Cơm
Có Thịt để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao.
Các tranh từ số 11 đến 20 sẽ bắt đầu được bán từ ngày Thứ Sáu, 19/7/2013
theo phương thức ai đến trước (comment) được chọn mua trước bức tranh
mình thích. Giá tối thiểu của mỗi bức là 200.000 đồng, hoặc 10AUD. Tuy
nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua với giá cao hơn tùy lòng hảo tâm của
bạn.
Bạn thân mến hãy vào xem những bức tranh đẹp, đa sắc màu được vẽ bởi
những bàn tay non nớt nhưng đã sớm biết chia sẻ với những hoàn cảnh kém
hơn mình. Và nếu bạn mua một bức tranh, thì với mỗi 20000 VNĐ (~1 AuD)
tức là bạn vừa góp phần lo thêm 10 phần cơm đủ chất dinh dưỡng cho học
sinh nghèo miền núi, vừa động viên, giáo dục lòng hướng thiện của chính
con em mình.
Trần Bắc Hải
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013
Bộ giáo dục "vui tính" quá.
Mới hôm 10/7/2013 Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Theo đó, 7 đối tượng được bổ sung diện ưu tiên gồm: "Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng”. Chưa kịp áp dụng được trường hợp nào hôm nay chiều 16/7, Bộ GD-ĐT đã có thông tư số 28 thông báo bãi bỏ đối tượng ưu tiên thi tuyển sinh gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa. Lại một trò hề....cười vãi... Chuyện thật như đùa.
Quá nản với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
XEM THÊM
XEM THÊM
Tướng công an, chừ nhiều như đất
Hôm 13/7, Đỗ Hữu Ca và một số quan chức CA đã chính thức được trao quyết định thăng hàm cấp tướng trong đợt đầu tiên của năm 2013. Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca vốn là nhân vật nhiều tai tiếng khi ông này chỉ huy lực lưỡng cưỡng chế đất, phá nhà của gia đình anh Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm 2012.
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang trực tiếp đến tham dự buổi lễ có tên gọi: "Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp tướng cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013". Như vậy, đợt phong hàm cấp tướng hôm 13/7 chỉ là 'đợt I', từ giờ đến cuối năm sẽ còn thêm nhiều đợt phong hàm tướng khác. Trong số các nhân vật được phong tướng lần này, dư luận đặc biệt chú ý đến nhân vật đầy tai tiếng Đỗ Hữu Ca. Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca giám đốc CA Hải phòng, là nhân vật 'thoát lưới' sau vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.
Bộ trưởng công an Trần Đại Quang trực tiếp đến tham dự buổi lễ có tên gọi: "Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp tướng cho các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013". Như vậy, đợt phong hàm cấp tướng hôm 13/7 chỉ là 'đợt I', từ giờ đến cuối năm sẽ còn thêm nhiều đợt phong hàm tướng khác. Trong số các nhân vật được phong tướng lần này, dư luận đặc biệt chú ý đến nhân vật đầy tai tiếng Đỗ Hữu Ca. Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca giám đốc CA Hải phòng, là nhân vật 'thoát lưới' sau vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
Thư giãn: Tham khảo một nhận xét
Kĩ sư điện nói về Y học (riêng chuyện về ung thư thôi, chuyện khác xin để khi khác).
Sang thế kỷ 21, đã có nhiều tài liệu nói về căn bệnh ung thư với nội dung hoàn toàn khác, thậm chí ngược lại với các tài liệu kinh điển của các giáo sư, tiến sỹ nổi tiếng trên thế giới. Những tài liệu của TK21 này xác định:
Lứa từ 50 tuổi đổ lên (dưới 50 thì rất hiếm), bất cứ ai cũng sẽ có thể bị ung thư từ 6-8 lần (trong phần đời còn lại).
Bị từ 6-8 lần nghĩa là có 5-7 lần bệnh nhân tự khỏi bệnh mà chẳng cần bất cứ một ngoại viện nào.
Bị từ 6-8 lần, nghĩa là bệnh nhân sẽ chẳng làm sao cả nếu không ngẫu nhiên có 1 lần (nào đó) bị ngành Y phát hiện.
Theo tài liệu này, ba biện pháp xạ trị, hóa trị, cắt gọt người bệnh chỉ đem lại một giá trị duy nhất là đẩy bệnh nhân mau tới cõi chết mà thôi (so với những kẻ không được điều trị).
Do vậy, "kẻ thù" nguy hiểm nhất của bệnh nhân ung thư chính là ngành Y học có gốc gác từ TK20. Bệnh nhân càng gần bác sĩ giỏi (về điều trị ung thư) bao nhiêu thì càng mau ... hi sinh bấy nhiêu.
Sang thế kỷ 21, đã có nhiều tài liệu nói về căn bệnh ung thư với nội dung hoàn toàn khác, thậm chí ngược lại với các tài liệu kinh điển của các giáo sư, tiến sỹ nổi tiếng trên thế giới. Những tài liệu của TK21 này xác định:
Lứa từ 50 tuổi đổ lên (dưới 50 thì rất hiếm), bất cứ ai cũng sẽ có thể bị ung thư từ 6-8 lần (trong phần đời còn lại).
Bị từ 6-8 lần nghĩa là có 5-7 lần bệnh nhân tự khỏi bệnh mà chẳng cần bất cứ một ngoại viện nào.
Bị từ 6-8 lần, nghĩa là bệnh nhân sẽ chẳng làm sao cả nếu không ngẫu nhiên có 1 lần (nào đó) bị ngành Y phát hiện.
Theo tài liệu này, ba biện pháp xạ trị, hóa trị, cắt gọt người bệnh chỉ đem lại một giá trị duy nhất là đẩy bệnh nhân mau tới cõi chết mà thôi (so với những kẻ không được điều trị).
Do vậy, "kẻ thù" nguy hiểm nhất của bệnh nhân ung thư chính là ngành Y học có gốc gác từ TK20. Bệnh nhân càng gần bác sĩ giỏi (về điều trị ung thư) bao nhiêu thì càng mau ... hi sinh bấy nhiêu.
Để tham khảo.
Kĩ sư điện chuyên khoa cấp 2, có nhiều chứng chỉ, bằng khen trên lãnh vực điện (có dấu nặng).
Kĩ sư điện chuyên khoa cấp 2, có nhiều chứng chỉ, bằng khen trên lãnh vực điện (có dấu nặng).
HC Quang
Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013
"WAR HORSE" bộ phim đề cử Oscar năm 2011, đáng xem.
Đạo diễn: Steven Spielberg
Diễn viên: Jeremy Irvine, Emily Watson, David Thewlis
War Horse là một bộ phim mang tính sử thi, phiêu lưu. Câu chuyện xoay quanh tình bạn giữa chàng trai Albert và chú ngựa của anh có tên Joey. Cả hai phải chia tay khi Joey bị bán cho các kỵ binh Anh để gửi đến chiến trường nước Đức trong Thế chiến I. Không thể bỏ mặc bạn mình nên Albert cũng quyết định tham gia nhập ngũ với quyết tâm tìm lại Joey.
Bắt đầu từ đây, hành trình đầy thú vị của chú ngựa Joey trở nên hấp dẫn. Chú phải băng qua chiến tranh, thay đổi và truyền tình yêu cuộc sống cho mọi người mà chú gặp trên hành trình cuộc chiến, từ người sĩ quan kỵ binh Anh đến những người lính Đức, một nông dân Pháp và một cô gái trước khi câu chuyện đạt đến đỉnh cao cảm xúc. Phim chân thật, sâu sắc, giàu tính nhân văn và phần âm nhạc trong phim không có lý do gì để có thể chê.
Để xem phim, đăng ký tài khoản và đăng nhập xem phim TẠI ĐÂY. Phim HD có phụ đề tiếng Việt, sản xuất năm 2011, thời lượng: 147 phút.
Diễn viên: Jeremy Irvine, Emily Watson, David Thewlis
War Horse là một bộ phim mang tính sử thi, phiêu lưu. Câu chuyện xoay quanh tình bạn giữa chàng trai Albert và chú ngựa của anh có tên Joey. Cả hai phải chia tay khi Joey bị bán cho các kỵ binh Anh để gửi đến chiến trường nước Đức trong Thế chiến I. Không thể bỏ mặc bạn mình nên Albert cũng quyết định tham gia nhập ngũ với quyết tâm tìm lại Joey.
Bắt đầu từ đây, hành trình đầy thú vị của chú ngựa Joey trở nên hấp dẫn. Chú phải băng qua chiến tranh, thay đổi và truyền tình yêu cuộc sống cho mọi người mà chú gặp trên hành trình cuộc chiến, từ người sĩ quan kỵ binh Anh đến những người lính Đức, một nông dân Pháp và một cô gái trước khi câu chuyện đạt đến đỉnh cao cảm xúc. Phim chân thật, sâu sắc, giàu tính nhân văn và phần âm nhạc trong phim không có lý do gì để có thể chê.
Để xem phim, đăng ký tài khoản và đăng nhập xem phim TẠI ĐÂY. Phim HD có phụ đề tiếng Việt, sản xuất năm 2011, thời lượng: 147 phút.
Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013
Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa (Đất Việt)
Một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo chính thống của Việt Nam hôm 12/7, có lời lẽ mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Bài báo khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Bài báo ở đây
(Nguồn Đất Việt)
Huấn luyện thực hành nạp đạn tên lửa S125M ở Trung đoàn 274 Sư đoàn PK377 bảo vệ Trường sa |
Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013
Huỳnh Hồng một học sinh trường Trỗi đã ra đi.
Huỳnh Hồng (Hồng lồi) sinh tháng 11/1953 nguyên học sinh khóa 6 trường Văn hóa Quân đội Nguyễn văn Trỗi anh của Huỳnh Cúc khóa 8, đã ra đi hồi 8h22 ngày 11/7/2013 hưởng thọ 61 tuổi. Tang lễ Huỳnh Hồng cử hành tại tư gia số 491/18 đường Trường Chinh, phường 18, quận Tân Bình.Viếng cả ngày thứ sáu 12/7/2013. 8h00 sáng ngày 13/7/2013 động quan đi hỏa táng tại Bình hưng Hòa.
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013
Út ơi tới cổ vũ các cháu bé làm từ thiện nhé
Tôi đang đấu giá một số tranh do các cháu bé vẽ để lấy tiền mua Cơm Có Thịt cho tụi nhỏ miền núi. Rất mong các bạn bỏ chút thời gian động viên các cháu.
Thời gian: Ngày Chủ Nhật 7/7/2013
Để vào sàn đấu giá xin nhấp chuột vào link sau đây:
https://www.facebook.com/ hai.b.tran
Thời gian: Ngày Chủ Nhật 7/7/2013
Để vào sàn đấu giá xin nhấp chuột vào link sau đây:
https://www.facebook.com/
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013
Thăm Lưu Mạnh Hà.
Đựoc tin Hà bị bệnh nặng nên chiều nay hẹn Hải "cẩu" và Phan thành Công đi thăm bạn.
Nhà Hà ở tít đường Nguyễn thị Tú ,qua khu công nghiệp Vĩnh Lộc ,quận Bình Tân một quận mới tách nên khá xa và khó tìm. Gần tới nơi phải gọi điện thoại bạn mới cho ngừoi ra dẫn vào. Hà bị tiểu đừong nặng,mắt mờ, chân bị sưng nên đi khó. Hà đang nặng 80-90 kí nay chỉ còn hơn 60 kí. Xem ra những anh to con hay ỷ vào sức khỏe nay hầu như đều mắc bịnh hiểm nghèo. Hà là một, Quyết là hai, Hồng lồi K6 ...Nghe đâu anh Mai Tự K3 cũng đang bị bịnh? Lính Trỗi ta có lẽ cần xem lại sức khỏe của mình?
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013
Nhảy từ tầng 3 trụ sở công an
Lâu lắm mới được đọc một bài báo "lề phải" dám nói lên sự thật về "bạn" của dân. "Được vạ thì má đã xưng". Các cụ nói cấm có sai.
"Vừa được tháo cùm chân, "giải phóng" đôi tay bị treo, Huấn chạy ra lan can tầng 3 của trụ sở Công an thành phố Ninh Bình nhảy xuống đất từ độ cao khoảng 6m". Tin đây. Khổ thân cậu thanh niên mồ côi. Trong cơn đau vì bị gãy hai chân, tay trái và hai đốt sống lưng, tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Vũ Hữu Huấn (22 tuổi, ở Gia Viễn, Ninh Bình) kể lại 9 giờ anh cho là "kinh hoàng" khi bị đưa về trụ sở Công an thành phố Ninh Bình.
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
Nhớ lại chuyện xưa
Ngày nghỉ rỗi việc, hôm thứ bảy ngồi sắp xếp lại những giấy tờ của cha để lại. Tìm trong đống tài liệu, giấy tờ của cha, thấy mấy cái giấy khen từ hồi còn học cấp 1, trong đó có cái dưới đây mà cụ đã cẩn thận lưu giữ hộ.
Nhìn cái giấy khen này vẫn nhớ cái buổi chiều nhận nó. Hôm đó ngày cuối cùng của năm học lớp 2, buổi tổng kết năm học đồng thời cùng với việc được kết nạp vào Đội TNTP. Khi nhìn vào chữ ký của thày hiệu trưởng Mai Văn Cầu ở cuối tôi chợt nhớ đến một bạn cùng học lớp, sau này cũng cùng lên trường Trỗi vì cậu này là cháu ngoại của thày hiệu trường. Trong lớp của tôi hồi đó sau này có tất cả 3 người lên trường Trỗi đó là tôi , Nguyễn Quốc Bình B1 và một cậu nữa. Nguyễn Quốc Bình vì là anh họ nên không thể quên được, cậu còn lại thì không nhớ nổi nhưng biết chắc chắn có lên trường Trỗi, khi lên trường vẫn nhận ra cậu vì là cháu của thày hiệu trưởng. Sang đến năm lớp 3 và lớp 4 vì phải đi sơ tán nên chúng tôi không còn học cùng nhau nữa. Chỉ đến khi lên lớp 5 vào trường Trỗi mới gặp lại. Ngày giải tán trường Trỗi (5/1970) đã 43 năm, để nhớ cậu là ai trong K8 thì chịu.
Hồi đầu những năm 60 thế kỷ trước, gia đình tôi thường bị phân tán mỗi người một nơi, cha thì ở ngoài Hà nội, 2 cô em gái ở với bà ngoại ở Cầu giấy, mẹ theo học bác sĩ tập trung ở Viện nghiên cứu y học quân sự (sau này là Học viện Quân y) trong Hà đông, khi đó tôi theo mẹ vào ở trong tập thể viện quân y 103 nên gia đình hiếm khi đoàn tụ đông đủ.
Năm học vỡ lòng (1962-1963) ở viện 103 học cùng và chơi với nhiều bạn, sau này cũng là bạn Trỗi như Nguyễn Hòa B1, Mạnh Hùng B2, Trung "hen" B2 (đã mất), Vũ anh Dũng "tiểu" B3, Đặng Hướng Minh "cóc" B5, Lưu Mạnh Hà "LM" B6. K7 có Thái, Trung "sái", Thảo "bự" (Liệt sĩ), Vũ Quốc Khánh, Đặng Châu..., K6 có Thông (Lý) anh của Thái K7, Định "cà"....Vào lớp 1, tôi học trường cấp 1 Ngô Gia Khảm ngoài Thị xã HĐ (Giờ là trường tiểu học Nguyễn Trãi). Như đã kể ở trên cùng lớp có Quốc Bình B1 và một cậu nữa chỉ nhớ được hình như cậu ở B6. Suốt cả ngày thứ bảy cố lục lại trí nhớ xem cậu đó là ai? mà không nhớ nổi.
Đặng Văn Sơn B6 |
Sáng chủ nhật sau khi tỉnh giấc chợt nhớ tới một cậu ở B6, vào danh sách trên mạng của K8 lấy được số ĐT của cậu:
- A lô! đây có phải số máy của Sơn không?
- Đúng đấy! xin lỗi ai ở đầu dây đấy.
- Tôi V ở B3 Trỗi K8 đây.
- À! nhận ra rồi .
- Cậu cho tôi hỏi thông tin này, trước khi lên trường Trỗi cậu học cấp 1 ở đâu?
- Đi sơ tán và học ở Cao viên, Thanh oai, Hà đông
- Cụ thể lớp 1 lớp 2 cậu học ở đâu?
- Trường Ngô Gia Khảm, Hà đông.
Tôi dồn dập hỏi:
- Có phải cậu là cháu ngoại của thày Mai Văn Cầu không? học lớp 1A thày Long là chủ nhiệm, lớp 2A cô Bê là chủ nhiệm đúng không?
- Chính xác trăm %!
- Lớp 1, 2 tôi cũng học lớp đó.
- Sao hồi trên Trỗi cậu không liên hệ với tôi?
- Thôi, hẹn gặp lại cậu, hôm nào gặp nhau ôn lại thời học ở Hà đông nhé!
...............................
Tôi không nhớ hồi ở trường Trỗi có liên hệ với cậu hay không hay là có liên hệ với nhau mà cả cậu ta và tôi không nhớ. Hồi ở trường cậu cũng thuộc diện hiền lành không nổi trội lắm. Sau này khi hội Trỗi gặp nhau và sinh hoạt thường xuyên, Sơn cũng ít tham gia nên ấn tượng về cậu không nhiều, chỉ biết cậu làm bên khí tượng không quân, quân chủng không quân đã về hưu được mấy năm.
Có lẽ càng nhiều tuổi người ta thường tìm đến những hồi ức, những kỷ niệm tuổi thơ ấu.
Có lẽ càng nhiều tuổi người ta thường tìm đến những hồi ức, những kỷ niệm tuổi thơ ấu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)