Sáng 16/2/2013 nhà văn Phạm Viết Đào lên thăm Bảo tàng Quân đội, hy vọng sẽ tìm được khẩu súng AK của Trần Ngọc Sơn; (bài được viết trên blog PVĐ) nhà văn hỏi nhân viên Bảo tàng "có gian trưng bày cuộc chiến tranh chống Trung Quốc tháng 2/1979 không ? Cô này trả lời: Do bảo tàng chật nên không trưng bày hiện vật cuộc chiến tranh này ?!"
Thêm: Hồi 10h45′ ngày 17/2/2013, Một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Dưới đây là hình ảnh, video và chi tiết diễn biến.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ.
(Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
(Nguồn ABS)
Thêm: Hồi 10h45′ ngày 17/2/2013, Một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Dưới đây là hình ảnh, video và chi tiết diễn biến.
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.
(Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
(Nguồn ABS)
Xin mời tham khảo từ China-Club.Com về vài con số ( Do phia TQ công bố)
Trả lờiXóaVề con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
làm gì có chuyện đó.
Trả lờiXóaKhi đánh nhau bảo vệ tổ quốc thì hô hào tinh thần dũng cảm, quyết hy sinh để giữ nước.
Khi những người lính và dân dũng cảm đã hi sinh, bảo vệ được đất nước, tạo ngai vàng cho các quan chức không bị đi chiến đấu, tất nhiên không bị hi sinh, chẳng nhẽ tụi này lại cấm nhắc đến những anh hùng ngã xuống chỉ vì ngu dốt đi bảo vệ Họ sao !
TK5