Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Gặp người thầy của sáu vị tướng lừng lẫy (VNN)

Đã được biết thày đã từng là thày giáo trường Trỗi. Đưa cái video để "gặp" thày.
- Gặp ông vào chiều đầu xuân mưa giăng rét lạnh giữa chốn Đà Thành ồn ào náo nhiệt. Ở tuổi 82, nhưng ông vẫn còn minh mẫn... Ông là nhà giáo Doãn Mậu Hòe - người thầy từng dạy cho 6 vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tin đọc ở đây

Thêm một "cảnh cáo" về việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp

Trong bản tin thời sự VTV1 ngày 27/02/2013 Ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2 cảnh cáo việc “lợi dụng” việc lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. “Lợi dụng việc lấy ý kiến góp ý hiến pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn. Thứ hai, pháp luật quy định, nghị quyết quốc hội quy định, bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của QH, thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của Trung ương, của đảng, đã được QH nhất trí, tổ chức lấy ý kiến, thì đó là cái bản duy nhất. Tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh là không được. Đó là cách làm không đúng quy định, tôi chưa nói là vi phạm pháp luật”.
Chẳng hiểu "bọ" này ăn phải cái gì mà phát biểu như rứa? Đảng đã kêu gọi toàn dân góp ý kiến sửa đổi hiến pháp, thế mà chừ lại nói như rựa!
Hóa ra các ông lừa mị dân chúng...."thì đó là cái gì?"
Áp đặt ý kiến của cá nhân ông lên người dân...."thì đó là cái gì?"
Phát biểu như vầy...."thì đó là cái gì ấy nhỉ?"

TƯỚNG TÁ THỜI NAY!

Trường Trỗi cũng vốn từ "lò" quân đội mà ra. Ngày ở trường ai cũng biết quân hàm cao nhất trường là Thượng tá chính ủy Bùi Khắc Quỳnh đã oách lắm rồi, ngày ấy trong quân đội quân hàm thượng tá không phải là nhiều, riêng trường Trỗi đã được 1 thượng tá chỉ huy, thử hỏi làm sao mà không khỏi tự hào, quá "oách" chứ lỵ! Sau khi trường giải tán, đa số anh em học sinh của trường sau này nhiều người cũng phục vụ trong quân đội, nên ít nhiều cũng quá thông hiểu việc đề bạt quân hàm trong quân đội thời bây giờ. Đã là lính ai mà chẳng muốn lên tướng? "lính Trỗi" hàm tá hàm tướng cũng không ít, nếu tính số lính Trỗi được đề bạt quân hàm tướng (cũng không nhớ là bao nhiêu?) nhưng dễ cũng không hơn 2 chục anh, còn bình thường xuôn sẻ đến khi hưu thì đa số cũng "hoàn thành nhiệm vụ" cà là mèng cũng thượng, đại tá, cũng đã từng được nghe một cựu lính Trỗi có vị trí công tác có thể được đề bạt tướng nói: "tướng "bửn" làm ...éo gì! "xiền" đấy tao để dưỡng già có hơn không?" Đọc trên Blog Ngô Minh có bài "tướng tá thời nay" để hiểu thêm về "chất lượng" tướng tá bây giờ.
...."Thời nhỏ, tôi cũng đã thuộc tên và vô cùng yêu mến những vị tướng tài ba một thời của đất nước như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, Song Hào, Đinh Đức Thiện, Hoàng Cầm, Nguyễn Bình, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Sơn, Trần Đại Nghĩa.v.v…Đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài nhất mọi thời đại. Tự hào lắm chứ!"...Trăm phần trăm các cụ đều là phụ huynh của lính Trỗi XEM Ở ĐÂY

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị buộc thôi việc

Ông Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên trang báo mạng của báo Gia đình & Xã hội vừa bị buộc thôi việc vì bài viết nhận xét trên blog phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự 'suy thoái'.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội   Nguồn TẠI ĐÂY
26-02-2013
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Mời dự đám cưới

Xin trân trọng kính mời các anh chị và các bạn Trỗi tới dự tiệc cưới của hai con chúng tôi là Nguyễn Anh Vũ và Trương Thị Minh Huệ, được tổ chức vào lúc 17h00, thứ Năm ngày mồng 7 tháng Ba (dương lịch) tại Hội trường 6, Nhà khách La Thành, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.(có thể đi theo cổng sau ở đầu phố Vạn Phúc).
Nhà trai: Nguyễn Nam Vũ cựu học sinh K6 và Nguyễn Thị Thái K8, C11, trường NVT rất hân hạnh được đón tiếp.
Để việc đón tiếp được chu đáo, mong các anh chị và các bạn vui lòng nhắn tin vào số 0904678769. Xin chân thành cảm ơn.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Hy vọng mong manh.

Lâu không vào blog K7.
Đọc những "comments" của BÀI NÀY, thấy áy náy, thông cảm với nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ. Chiến tranh đã qua hơn 37 năm rồi mà hậu quả vẫn còn đeo đẳng đến giờ.  Biết trông chờ vào đâu ?, biết hy vọng nơi đâu? để tìm được liệt sĩ.

Tự hành xác

Chưa bao giờ đi xem lễ khai ấn đền Trần. Chẳng biết nếu có cái ấn đó, mình được "thăng quan tiến chức" đến đâu? không khéo "thăng" luôn. Cứ nhìn cảnh này thì xin vái cả nón.
SỰ THẬT VỀ LỄ KHAI ẤN VÀ ẤN ĐỀN TRẦN Ở NAM ĐỊNH. Mà buổi lễ r...r...ất "vinh dự"  lại có cả Bạn Trỗi tham dự khai mạc mới "oách". Phải công nhận dân miềng được cái "ưu điểm" chỉ giỏi tự hành xác mình.
Ảnh: VnExpress
XEM THÊM

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tin buồn

Thân mẫu của Nguyễn Trung Quốc K7, do tuổi cao sức yếu đã từ trần hồi 14h30, ngày 21/2/2013 tại Hà nội, hưởng thọ 91 tuổi.
Lễ viếng: Từ 10h đến 11h30, ngày thứ Tư 27/2/2013
Địa điểm: Nhà tang lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội
Lễ hỏa táng cùng ngày tại đài hóa thân Hoàn vũ, Hà nội.

Trân trọng kính báo

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Một thời để nhớ và để yêu


K22 Nguyễn Trãi Hà Nội kỷ niệm 40 năm( 1972-2012)


Anh và em

Xưa vẫn chơi đùa.
Thuở thiếu thời,
 Mình mình. tớ tớ,
Đổ dế . bắt ve, nhặt sấu rụng,
Bên hè phố,
Những con đường Hà Nội,
Hè năm nào,
Ngắt cánh phượng hồng,
Đoán tình yêu,
Một thời trai trẻ,
Những mùa hè đỏ lửa,
Hà Nội bừng lên,
Những kỷ niệm của chúng mình...

Anh và em,
Bây giờ xa vắng,
Nỗi đau này chẳng phải riêng ai!
Cuộc đời vuông tròn,
Mà oan nghiệt,
Để bây giờ ,
Chúng mình,
Mãi mãi tìm nhau!

Thái Hòa. Berlin 02-2013.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

Nguồn: Tuổi trẻ
Nguyễn Mạnh Hà
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của một cựu lính Trỗi K7 - TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng). Những ngày tháng 2 này, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến 5-3-1979.
Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?
- Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như VN.

HÃY KẾT ĐOÀN CÙNG VIỆT NAM ĐẤU TRANH (The Battle Hymn of the Republic)

Hôm qua mới biết được nguồn gốc của một bài hát bấy lâu nay rất quen thuộc. Đó là "The Battle Hymn of the Republic" với nhịp hành khúc rất hùng tráng. Theo Wiki: "The Battle Hymn of the Republic" là một bài hát của phong trào bãi nô ở Hoa Kỳ thế kỷ 19. Lời bài hát do nữ nhạc sĩ Julia Ward Howe viết tháng 11 năm 1861 và được công bố lần đầu tiên trên tạp chí The Atlantic Monthly ngày 1 tháng 2 năm 1862. Bài hát này trở thành phổ biến trong Nội chiến Bắc Nam của Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh chống quân xâm lược Trung quốc 1979 nổ ra, một bài hát dùng giai điệu của "The Battle Hymn of the Republic" với lời Việt đã ra đời, không rõ tác giả là ai, lời tiếng Việt như sau:
HÃY KẾT ĐOÀN CÙNG VIỆT NAM ĐẤU TRANH
"Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe quân cướp đất nước Việt nam
Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan biết bao xóm quê bình yên.
Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này.
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt nam đấu tranh giành tự do!

Tên Goliath coi chừng Việt Nam David chiến đấu hôm nay
Chiến tranh hôm nay David có thêm bao nhiêu anh em kề vai
Theo chân bao quân xâm lược bọn bay phải chết dưới đất thiêng này
Hãy chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam!

Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Là bài ca trái tim tháng năm này
Hãy kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh!
Cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do!"

Quả thực khi nghe bài hát này khí thế sục sôi ra trận của thanh niên Việt nam lúc đó muốn được cầm súng xông ngay ra trận tuyến chống quân Trung quốc xâm lược. Được biết bài này là bài hát truyền thống của quân đội Hoa Kỳ như những khi quân nhân QĐNDVN cất cao "Tiến bước dưới quân kỳ".
Tìm được trên You Tube mấy video về bài hát này, tiếc là không có video trình bày bằng lời Việt

Dân mạng viết về 4SG

VĨNH BIỆT F361
"...Mình biết đến F361 qua bài viết của Đồng Phụng Việt. Trong bài viết Đồng Phụng Việt truy nguyên câu nói của F361: “Sang năm tới Hoàng Sa” có xuất xứ từ câu nói nổi tiếng của người Do Thái: “Sang năm về Jelusalem”. 
Ý chí và nguyện ước tìm lại đất nước của người Do Thái đã thành hiện thực. Bây giờ thì Ixrael đã trở thành một đất nước khiến nhiều người cúi đầu kính phục..."

Lời "còm" cuối cùng của 4SG tại Út Trỗi:
@: có dịp được chứng kiến những thay đổi tốt đẹp lớn lao đối với 90 triệu người dân Việt nam.
Chắc không? Bao giờ?
4 SG
07:34 Ngày 10 tháng 2 năm 2013

Suy ngẫm nhân ngày này.

- Muốn đi đến tương lai, có thể không cần mang vác một quá khứ nặng nề nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, cứ đến ngày này là muốn dừng lại để suy ngẫm, dù bằng im lặng hay qua bài viết. Bởi vì có nơi có lúc “chỉ có sự im lặng mênh mông mới không xúc phạm tới chân lý”. 
Dẫu sao vẫn cám ơn nhà văn Tạ Duy Anh khi bàn về viết lách, “viết rất mệt, nhưng không viết còn mệt hơn!”. Thật khó tìm được một ý tưởng nào có tính đồng cảm cao như thế để người viết sẻ chia với nhà văn, tuy không dám nhận mình đã đọc được nhiều trang sách của Thánh hiền.
Kết thúc một chuyên luận 11.364 từ về một đề tài gai góc mà nhà văn không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ con chữ cuối cùng của chuyên luận, anh vẫn chưa thoát khỏi cảm giác “nghĩ mãi không ra” (?)
Vòng xoáy mới?
Theo GS. Lý Tiểu Binh (Xiaobing Li), trưởng Phân khoa Sử-Địa thuộc Đại học Oaklahoma (Mỹ), khi phát động cuộc chiến biên giới phía Bắc, đối phương muốn chứng tỏ với khu vực/thế giới, họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ. 
43 năm trôi qua từ ngày ấy, quan hệ Việt - Trung vẫn tiếp tục bị căng kéo. Tuy đã có một thời ngắn ngủi, dưới tác động của “Đổi mới” và “Hiện đại hóa”, cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh dường như tạm gác các tranh chấp để tập trung cho công cuộc phát triển hòa bình.
Nhưng công cuộc phát triển ấy ngày nay đang bị đe dọa bởi hàng loạt những hành động lấn lướt của Trung Quốc, chống lại điều mà họ cho là các vi phạm đối với lãnh hải của họ trên Biển Đông, một Biển Đông mà họ đòi chiếm trên 80% diện tích. 
Rồi chính tờ “Hoàn cầu thời báo”, một phiên bản chính thống từ cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã không ít lần hô hào nên đánh Philippines sớm (!), vì nhờ vậy, một cuộc chiến tranh nhỏ sẽ giành thắng lợi, để tránh những cuộc chiến lớn khác sau này (!).
Các nhà quan sát cho rằng, các kiểu “võ mồm” như thế có thể làm cho quan hệ rơi vào vòng xoáy xung đột mới với các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.
Báo cáo của Nhóm khủng hoảng quốc tế (ICG) tại Bỉ nhận định rằng, chính các quan chức Trung Quốc cũng không biết cụ thể giới hạn những khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Theo AP, báo cáo này còn cho biết, Trung Quốc giao trách nhiệm quản lý các khu vực trên cho không dưới 10 cơ quan khác nhau, hoạt động chồng chéo và mâu thuẫn lợi ích lẫn nhau.
Trên thực tế, cả hai bên đang tiến tới một ngã ba đường để lấy những quyết định chiến lược, có tính chất hệ trọng ảnh hưởng đến tương lai mỗi dân tộc. Trước thời khắc ấy, cả hai bên nên nhìn nhận lại lần nữa một cách kỹ lưỡng, hy vọng rút ra ít nhiều điều hữu ích để có quyết định sáng suốt.
Sống yên ổn với đại quốc
Một trong những điều đáng suy ngẫm nhất, đó là phải tìm mọi cách tránh xung đột vũ trang khi còn có thể! Bản thân Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự với các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù, một bộ phận dư luận ở nước họ cũng có những tuyên bố sặc mùi thuốc súng. 
Tuy nhiên, tìm mọi cách để tránh, khác với tránh bằng mọi giá! Hoàn toàn đồng ý với nhà văn Tạ Duy Anh nên xin dẫn một đoạn từ chuyên luận của anh:
“Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó. Cố gắng hòa hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, triều đình nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ hủy diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người ấy chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt”. 
Nhân ngày hôm nay, mong độc giả tham khảo bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh “Sống với Trung Quốc” để cùng nhau chia sẻ một cách nhìn về bản chất của mối bang giao Việt-Trung, của các cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay cùng với các dự báo cho tương lai, về các hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn nên có của Việt Nam.
Có thể đây chưa phải là một bài viết hoàn hảo, nhưng dù sao nó đã hâm nóng cái tinh thần “bóp nát quả cam”, hâm nóng cái quyết tâm “nếu bệ hạ định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”. Chính nhờ tinh thần ấy mà triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc, chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời.
Cầu hòa là văn hóa phổ quát của những đất nước và xã hội văn minh trong cộng đồng quốc tế, là cách ứng xử khôn sáng của con người có văn hóa. Chỉ có những ai còn khư khư lối sống và tư tưởng thời bộ lạc mới đòi sống mái với bộ lạc khác. Đó là văn hóa bộ lạc thời tiền sử. 
Nhưng cầu hòa không đồng nghĩa với việc để cương vực và lãnh hải bị xâm phạm. Cầu hòa không đồng nghĩa với việc quá lo sợ chiến tranh mà đành ôm hận để biển đảo bị nuốt dần, dân lành bị giết hại.
Việt Nam là nước nhỏ hơn, dĩ nhiên luôn cần hòa bình, sống yên ổn bên cạnh đại quốc, nhưng đại quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
Vị trí ấy trong thời đại ngày nay được bồi đắp thêm bởi thế “hợp tung liên hoành” mới. Thời nay, hai chiến lược hợp tung và liên hoành không đơn thuần chỉ mang tính chất quân sự như thời Chiến quốc mà trước hết ưu tiên căn bản trên cơ sở kinh tế, cơ sở của sức mạnh mềm. Sự kết nối trong khu vực và trên toàn cầu là một hy vọng khả thi để sống yên ổn.
Mong lắm thay!
Nguyễn Thiều Quang(Việt nam net)

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Xem và nghe mà thấy đau

Sáng 16/2/2013 nhà văn Phạm Viết Đào lên thăm Bảo tàng Quân đội, hy vọng sẽ tìm được khẩu súng AK của Trần Ngọc Sơn; (bài được viết trên blog PVĐ) nhà văn hỏi nhân viên Bảo tàng "có gian trưng bày cuộc chiến tranh chống Trung Quốc tháng 2/1979 không ? Cô này trả lời: Do bảo tàng chật nên không trưng bày hiện vật cuộc chiến tranh này ?!"

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Nguồn: Thanh niên

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Những đôi mắt mang hình viên đạn

Ngày mai 17/2, ngày 17/2/1979, ngày mà dân tộc Việt nam không thể quên tội ác của quân Trung quốc xâm lược. Để “Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“. Xin giới thiệu một sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến thời kỳ đó.
Những đôi mắt mang hình viên đạn    
Nguồn: Vietnamnet
Sáng tác: Trần Tiến
Thể hiện: Trần Hiếu
Trần Tiến sáng tác Những đôi mắt mang hình viên đạn vào mùa xuân 1979, sau khi anh vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, khoa Thanh nhạc và Sáng tác.
1979. Việt Nam khi ấy vừa độc lập được vài năm, đã sạch bóng thù, song khó khăn vẫn chồng chất trong kinh tế và ngoại giao, và chinh chiến vẫn còn đe dọa. Như lời than của Trần Đăng Khoa, sau đó hai năm, trong Thư tình người lính đảo:

Tấm hình B3 K7 quyết thắng

Tấm hình lịch sử B3 K7 quyết thắng chụp ở sân bóng rổ ở trừơng cũ (Nhất Trung, Quế lâm TQ) đã được 46 năm. Sản phẩm này là của 2 bạn Tập Thanh và Hòa Bình. Đến nay 2 bạn đều đã ra đi thanh thản để lại cho trường những kỷ niệm đẹp. Mong rằng các bạn Trỗi thấy hình kỷ niệm này lại nhớ tới "chiến công" 2 bạn. Câu chuyện này đã được ĐN ghi lại
Bài và ảnh do TK7 cung cấp

Hình ảnh Nguyễn Hòa Bình lúc còn niên thiếu

Dưới đây là hình cũ của 4SG nhờ TK7 scan để đưa vào vi tính lưu trữ. Hình ảnh được chụp từ thời mới vào Trỗi và sau khi tốt nghiệp Trỗi về trường Chu Văn An, Hà nội.

4SG lúc mới vào trường Trỗi
Đội bóng đá lính Trỗi trong đó có Tư tại trường Chu Văn An, Hà nội

Những hình ảnh của 4SG

Thế là 1 đồng đội K7 đã ra đi. Nghe nói 9h30' anh em đã đến Nhị Bình, Hóc môn để viếng thăm người bạn hiền, mà tôi biết trễ nên không tới kịp. Gửi mấy tấm hình chụp lần cuối với Tư Ruồi ở nhà cũ (trước khi giải tỏa). Mấy ảnh từ năm 2010 ở nhà 4SG như 1 lời chia buồn với người bạn Trỗi. tk7

Từ phải qua - HMK6, 4SG, Trần Anh Minh K3, Hưng K9

Tin buồn.

Bạn Nguyễn Hòa Bình, tức Tư Sài Gòn (B3 - K7) đã mất 17h30 chiều ngày 15 tháng Hai 2013. Linh cữu hiện quàn tại nhà riêng xã Nhị Bình - Hóc Môn t/p Hồ Chí Minh. Tang lễ sẽ cử hành vào 6h sáng mai 17 tháng Hai tại nhà riêng sau đó đi hỏa táng tại Bình Dương.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Phút thư giãn của Bạn Trỗi.

Cây nhà lá vườn nhé!

Nguồn: FB của T.H.A

Internet không của riêng ai.

Chiều mùng 4 Tết.
- Hôm nay giá quýt "thế giới" lên xuống thế nào?
- Bác cứ trêu em!
- Cô dùng 3G à?
- Xung quanh đây Wifi thiếu gì hả bác! tranh thủ vắng khách em đọc báo mạng cho đỡ buồn, suốt ngày bán hàng thế này làm sao biết được xung quanh thế nào!
- Cho tôi xin tấm hình nhé!
- Em xấu thế này bác chụp em, ngượng chết!
- Yên tâm! Không chụp mặt đâu.
Đây là hình ảnh cô bán quýt đầu ngõ phố tôi tranh thủ lướt Web, mà laptop Samsung hẳn hoi nha! xem bức ảnh, cứ "lăn tăn" đến chuyện mạng của nhiều bác Trỗi ta. Chụp được bức hình, mua ủng hộ cô ấy 1 cân quýt. Quýt cũng ngọt phết.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Những người không có Tết

Họ là ai?
Họ là những dân oan ở khắp mọi miền đất nước kéo nhau về đây thường trú từ nhiều năm nay ở vườn hoa Lý  Tự Trọng, HN. Người lâu nhất cũng không dưới chục năm. Họ đủ các thành phần, từ nông dân, giáo viên, nhà sư cho đến cựu chiến binh. 100 %, Họ là những người dân bị cướp đất, mất ruộng, mất vườn, mất nhà cửa bởi...ai? chắc mọi người ai cũng rõ. Mỗi người bị cướp trong những hoàn cảnh khác nhau. Nỗi oan ức của họ không biết bấu víu vào đâu, họ chẳng còn gì để mất, chẳng có chỗ để về. Đối với họ Tết là một cái gì đó rất xa xỉ! Chiều qua mùng 1 Tết, cùng con gái ra thăm hỏi, chia sẻ chút quà Tết, mong làm ấm lòng đồng bào một chút.
Nhà sư Thích Đàm Liên (Hà Tây cũ)

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Kỷ niệm nhỏ về " Một Mùa xuân"

Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhạc sĩ Trần Hoàn có lẽ đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng đông đảo người yêu nhạc bởi tài năng và cảm xúc âm nhạc của mình. Trong số các sáng tác của nhạc sĩ có một "Mùa xuân" là một ví dụ. Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi khi xuân về, trên làn sóng đài TNVN luôn vang vọng "Mùa xuân" do ca sĩ KIM PHÚC thể hiện, đối với tôi ca khúc này đã để lại ấn tượng rất sâu đậm. Trong một Tết xa nhà, xa Hà nội, đêm ba mươi năm đó ở đơn vị, sau lúc giao thừa, trong đêm vắng, văng vẳng ca khúc này trong chương trình ca nhạc chào đón năm mới của Đài TNVN, từ một radio ở đâu đó. Lúc đó nghe Kim Phúc hát bài này nỗi nhớ Hà nội, nhớ gia đình thêm da diết. Đêm nay được nghe lại "Mùa xuân" kỷ niệm lần đó lại xao động trong lòng.

Một "Mùa xuân"
Sáng tác: Trần Hoàn
Thơ: Thanh Hải
Trình bày: Kim Phúc
Thêm về: Một mùa xuân

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chúc mừng năm mới

Năm mới chúc tất cả Bạn Trỗi và các bạn một năm mới bình yên, có thêm nhiều sức khỏe để được có dịp chứng kiến những thay đổi tốt đẹp lớn lao đối với 90 triệu người dân Việt nam.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Mua đào Tết

Tự thấy, không có cảm xúc với hoa và thẩm mỹ về hoa. Trong con mắt mình khiếu thẩm mỹ về hoa có lẽ được gọi là "mù hoa". 
Chẳng là có cậu em rể cũng vào hàng quan chức khơ khớ (chắc hay được biếu), hồi ông cụ nhà tôi còn, cứ đến Tết là cậu ta cho người chở đến biếu cụ hoa Tết, ở cùng cụ đâm ra mình được hưởng sái. Năm thì đào, năm thì mai mà cây nào cũng to vật vã, chậu cây to cỡ 3 thằng "thanh niên" như mình bê...oằn lưng. Lần nào cũng vậy, trông cây cũng "hoành tráng" bắt mắt, khách đến chúc Tết cứ gọi là khen gãy lưỡi, trong bụng chắc ông cụ nhà mình cũng sướng âm ỉ. Nhưng khổ nhất là giải quyết hậu quả sau Tết. Qua Tết hoa rồi cũng đến lúc hoa héo rụng, bỏ thì thuơng, vương thì tội, nhà thì đâu có phải địa chủ, phú nông gì mà có vườn rộng để bê ra bày, đành phải tìm người cho hoặc thuê cửu vạn dọn hộ. Giờ cứ nghĩ lại những lúc đó cũng thấy tởn.

Chúc mừng năm mới

Chúc mừng năm mới 2013 với chữ ký tươi của Đại tướng.



Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Thơ Sùng Hải

Sùng Hải gửi một chùm thơ nhờ tôi đăng dưới đây
Chiếu vua
Phụng thiên thừa vận, Hoàng Đế có viết:
Phong Sùng Lãm làm Đông Bắc Hầu.
Cầm sáu vạn tinh binh cùng sư 369, lữ 147, lữ 172
Ngăn bọn Tàu không cướp tôm cá.
Để con cháu đời sau còn có mồi để nhậu.
Phủ Quảng Ninh, ban cho Sùng Hải 1000 mét đất
Chờ giá lên bán lấy tiền mua rượu uống.

Khâm thử

Nghe chiếu vua ban, Phủ Hải Dương cấp cho Sùng Hải 1000 mét đất:
Để xây Lăng Tẩm cho Đông Bắc Hầu Sùng Lãm.

Khâm thử

Lời Đáp*
Sứ mạng trọng đại
Khí phách hào hùng
Ân nghĩa thuỷ chung
Ghi đời công đức
Đăng Sơn K6
Phó Tư Lệnh Công Binh

Khâm Thử
Mạnh Dũng K4
Nguyên P.Giám đốc sở T.T.T.T. Hà Nội

Tuân chỉ
Nguyễn Văn Hưởng
Trưởng Phòng kiểm toán Đông Bắc

Vạn tuế, vạn tuế
Tiêu Hiền
Trung tâm huấn luyện 334

Chúc mừng bạn và gia đình, cầu mong ông được thanh thản nơi cực lạc.
Trí Dũng K8
Tướng Tổng cục 2

Em nhận được tin rồi
Đúng thế, chúc mừng anh và gia đình
Tướng Hổ xám vùng Đông Bắc.
Tiến
Đại tá, Trưởng phòng chính sách Quân khu 3

Xin chúc mừng anh Sùng Hải có Đông Bắc Hầu Sùng Lãm ban lộc.
Nhã
Phó Giám đốc sở NNPTNT Hà Nội

Hiếu Hỷ
Bệnh hiểm nghèo đám ma không đến được.
Cha vừa mất, đám cưới cũng thế thôi.
Tết này tôi về chăm sóc Mẹ.
Ai đến, tôi sắn sàng tiếp, thế thôi!
Sùng Hải

Kết nghĩa vườn ổi
Kết nghĩa vườn Đào có Lưu – Quan – Trương.
Ở vườn ổi có Sùng Lãm và Ngọc Tấn
Hai chúng tôi tuy không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.
Thề có bệnh hiểm nghèo đều vào viện 108.
Xin nằm cùng một phòng, chết chôn cùng một ngày.
Nếu ai sai, Trời chu, đất diệt.
Vái


Tướng
Tướng cha đã về quy tiên gần hết.
Tướng chú thì lần lượt về hưu.
Tướng con đang tung hoành ngang dọc.
Tướng cháu sắp lên, không biết sẽ làm gì?

Tướng thì có vô vàn loại tướng.
Tướng tài, tướng lĩnh, tướng bẩn, tướng ăn.
Tướng niên hạn, bia số bốn nằm để bắn.
Có trung thành với Đảng và Tổ Quốc hay không?

Diễn biến hoà bình và đường biên đang bị lấn chiếm.
Tướng ơi tướng! Lập trường phải vững, rèn luyện đi.
Để đất nước được yên lành.
Sùng Hải


Niềm tin
Bố tin, và con cũng tin như bố
Bố mất đi, sẽ có Đảng và Quân dội cùng lo.
Các con chỉ lo khi mẹ tròn trăm tuổi.
Bố mất rồi con hỏi tổ chức, bố tôi nằm ở đâu?
Họ hỏi con Huân chương độc lập hạng nhất đâu?
Con bảo phải hỏi chính sách, tuyên huấn và vụ huân chương chứ!
Trước kia không làm, sao quay lại hỏi tôi.
Ngày nghỉ, Bố nằm nhà lạnh, con vô cùng đau khổ.
Chạy vội về quê gặp uỷ ban và các bác trong làng.
Họ bảo tuổi trẻ Bố ra đi, chết dân làng đón Bố về.
Sống thì hào quang, chết thì về với cát bụi.
Bố cháu về đây là thần hoang làng đó cháu ơi!
Con mừng vui cám ơn trời đất và ơn tất cả mọi người.
Chỉ có niềm tin ở trong con còn ít quá Bố ơi.
Con Sùng Hải

Nhớ Bố!

Trước năm 45, Bố đã vào chiến khu.
Khắp miền Bắc bộ Bố đi tìm diệt kẻ thù.
Chín năm chống Pháp, công lao Bố đã đạt.
Tham mưu trưởng sư đoàn, tuổi mới có ba mươi.
Tháng 10-67 Bố dẫn sư đoàn vào Nam.
Chính uỷ Khang đưa con lên tàu sang Trung Quốc.
Hôm ấy Mẹ làm bữa cơm tạm biệt.
Hai con gà nhỏ, Mẹ bảo các em nhường con ăn.
Chúng nó còn nhỏ, không cần gì biết cả.
Gắp liên hồi, con không còn có cái ăn.
Mười hai tuổi con đã là anh cả.
Đi nước ngoài, để Bố đi chiến đấu yên tâm.
Vững tin ở Hậu phương, chứ có phải gì đâu.
Thế nên:
Làng vây, khe sanh, dốc miếu trận đầu.
Đường chín Nam Lào, bắt cả Đại tá Thọ.
81 ngày đêmQuảng trị, Mỹ tôn Bố là Hổ*.
Trận cửa Việt, trận cuối cùng Bố được phong Danh.
Quân khu 4, quân khu 1, đặc khu Quảng Ninh, Danh Bố đã thành.
Ở Tây bán cầu người dân Cu Ba kính trọng Bố.
Hôm nay Bố mất đi, Mẹ, con và các em đều khổ.
Nhưng trong lòng mọi người, Bố vẫn là người Chồng, người Bố đáng kính.
Bố ơi!
Thắp hương 3 ngày
Đêm 10 – 01 – 2013
Con: Sùng Hải

* Hổ xám

Áy náy

Mấy hôm gần Tết, Hà nội nhiệt độ cao hơn bình thường. Sáng nay vào cơ quan,  thấy nóng oi khó chịu, bật quạt trần. Chẳng để ý, tự nhiên thấy trong phòng có vật bay, tưởng chú dơi nào lạc vào phòng, nhìn kỹ hóa ra một chú chim, không hiểu tại sao lại vào được phòng làm việc của tôi. 
Chú chim này khá bạo dạn, đậu ngay trên nóc PC, đứng yên cho chụp hình. Thấy chú nhảy nhót linh tinh trong phòng cũng vui mắt, định lúc nữa mở cửa phóng sinh. Mải lướt Web, bỗng nghe tiếng một vật va vào cánh quạt trần, chợt nhớ ra, thôi rồi...chim ơi! 
Sự đãng trí của mình đã cướp đi sinh mạng chú chim bé nhỏ. Áy náy quá!

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Trao bản Kiến nghị cho đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 12)
2 (1)
Đoàn đại biểu của những người ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992
Phần âm thanh :
.

Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.
Thành phần Đoàn đại biểu gồm: Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất); Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An; Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.
Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và một số cán bộ trong Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Phóng viên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, VietnamNet đều có mặt.
Sau đây là một số hình ảnh và nội dung phát biểu:

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Bản cam kết rất..."hài"

Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du - Quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Do cô giáo phát cho học sinh và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải ký vào. "Pó tay" với một văn bản được cho là của cơ quan giáo dục đào tạo, điều đáng nói ở đây, đối tượng của văn bản lại là giáo viên CN, học sinh tiểu học và phụ huynh học sinh.
Nguồn: DLB