Tôi vốn từ xưa tới nay chẳng bao giờ tin vào mấy cái thứ bói toán mê tín dị đoan. Với tôi, cứ phải sờ được thì mới chơi, chứ không tin vào mấy thứ “ảo”, chẳng nhìn thấy cứ lung ba lung bung ở đâu đó.
Vậy nhưng hồi lớp 10, sau khi rời trường Trỗi – “cái nôi của CNCS” thì chẳng thể có vụ mê tín dị đoan rồi! – với tính tò mò như bất cứ đứa trẻ nào ở tuổi đấy, tôi cũng đã mày mò tìm hiểu về các loại bói toán. Nào là Tử vi, xem tướng số, nào là xem nốt ruồi, bói bài tây, bói chữ ký … thôi thì đủ cả, chẳng thiếu thứ gì. Hồi đó làm gì có sách vở về mấy thứ này như ngày nay mà chỉ toàn học lóm, nghe người này nói, xem người kia làm rồi tự rút ra bài học cho mình để thỏa tính tò mò và trên hết sử dụng làm “phương tiện” để tán gái. Chẳng hiểu sao con gái đứa nào cũng tin bói toán thế? Cứ nghe bói là xúm vào, vểnh tai lên nghe để cho “thầy” mặc sức múa mép, múa tay tùm lum cả!
Rồi một lần, không nhớ từ đâu, tôi học được cách bấm độn. Hồi đó tôi gọi là “bấm lục giác” vì phương pháp bấm theo vòng tròn trên 6 điểm cũng như 6 đỉnh lục giác vậy (nghe rất toán học ha!). Mãi sau này khi về Nam tôi mới biết đó là “Phép bấm độn Trạng Trình” hay chính tên là “Lục nhâm thời khóa”. Đây là cách tính ngày giờ tốt xấu của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo lý thuyết, cách bấm này hiệu nghiệm hơn cách “bấm độn Khổng Minh” vì nó phù hợp với địa lý, khí hậu nước ta chứ không phải của Tàu (mà bọn Tàu thì đểu từ thời Thần Nông, Vũ đế chứ nói gì tới hậu bối Khổng Minh!). Riêng chuyện khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau thì tôi không bình luận!
Với cách bấm độn như thế này, có một ngày gọi là Đại an. Theo hướng dẫn thì ngày này làm gì cũng tốt, gặp hên … nói chung muốn là được. Vậy là cứ tới ngày Đại an là tôi làm cái tôi muốn: trốn học đi chơi! Vì cách bấm vòng tròn theo nguyên tắc “lục giác” thì cứ 6 ngày lại có 1 ngày Đại an, có nghĩa là: cứ 6 ngày tôi lại trốn học 1 lần! Tất nhiên không kể những lúc Đại an rớt vài chủ nhật thì không cần trốn, nhưng bù lại có những ngày “bức xúc” không đúng Đại an thì cũng cứ đi … đại cho nó an … tâm!
Cứ vậy suốt năm học lớp 10, trung bình cứ 6 ngày lại trốn học 1 lần, vậy mà chưa bao giờ bị bắt. Chẳng hiểu do trạng Trình phù hộ hay do mấy thằng bạn Trỗi học cùng lớp che dấu cho (hồi đó lớp tôi có tới 5 thằng Trỗi)? Thôi thì cứ tin vào cụ trạng Trình đi!
Hình: Một ngày "Đại an" nơi Quán gió - CV Thống nhất (từ trái: Phúc lồi, Khánh Thái, Hameo)
Xin lỗi Lana comment lạc đề chút. Lana chào anh Út Trỗi. Có nghe tới anh qua bác Đỗ (blog Anh Đỗ), a. Việt, a Vũ (AK7) nhưng bữa nay qua link comment anh để lại mới qua đây.
Trả lờiXóaThú vị là qua hình K8 anh để trên đây em lại thấy anh Bùi Thắng - cùng TCT em, office hai anh em xém xém đối diện luôn :)
Chào Lana!Tks cô đã ghé qua nhà các a Ut Trỗi chơi.Ut Trỗi ở đây là tập thể các a khóa 7(áp ut) và 8(ut) trường VHQĐ Nguyễn văn Trỗi.Vui vì cô tìm đc người quen cùng TCT.
Trả lờiXóaCứ vào thoải mái,còn gặp nhiều người nữa.
Trả lờiXóaUi giời ! Đi thi chỉ ăn đỗ , lạc ... không ăn chuối , không ăn rau bí ...
Trả lờiXóaK6LS
@AK7:Sao lại gọi Lana là cô nhỡ Lana là con trai thì sao?
Trả lờiXóaLana là "bạn hàng"của blog A Đỗ đấy.Mà cũng phải khen Lana mà nhận ra Bùi Thắng trong ảnh là cừ đấy.
@Lana:Anh Út Trỗi đông lắm (xem danh sách thì biết).Anh cũng mong em thăm các trang khác của lính Trỗi nhé.Chào em!
Xuân Thủy ơi, ai còn có thể nhầm chứ AK7 nhà mình thì không bao giờ có thể nhầm được đâu, yên tâm đi.
Trả lờiXóaHóa ra X.T cũng dẻo miệng khi mời khách quá nhẩy. Mời như thế này thì đến kiến trong lỗ cũng phải mò vào các trang khác của Trỗi chứ không riêng Lana. Hic
K phải Tb đâu, NT đấy PH ơi.
Trả lờiXóa@N.T : sorry X.T nhé. Khi nào N.T lên đến H.G thì nhắn tin để tôi cho ông một vài địa chỉ liên hệ.
Trả lờiXóaCảm ơn PH nhiều!Cho luôn đi,gửi cho NT:phamnhttrung@ymail.com
Trả lờiXóaLana, tieng Nga la " cua Lan". Suy ra Lana la chong cua co Lan, lam cung TCT voi anh BT K8
Trả lờiXóa