Thường độ tuổi nói chung ở nữ là 45 – 55 tuổi, nam là 55 – 60 tuổi, trong y học gọi là thời kỳ chuẩn bị bước sang tuổi già (trung niên) Trung niên là giai đoạn quan trọng của đời người. Ở giai đoạn này, sinh lí của con người có thay đổi rất lớn, khả năng miễn dịch của cơ thể đã yếu đi, chức năng của hệ thống nội tiết tố của thần kinh dần dần giảm sút, mức độ các hormon giảm, dẫn đến một loại thay đổi về tâm trạng và gây ra các bệnh ở cơ thể. Đồng thời họ còn phải chịu áp lực của xã hội, công việc, học tập, gia đình, hôn nhân …Vì vậy, về tâm lí có những thay đổi rõ rệt. Về giới tính, ở độ tuổi này có sự khác biệt. Điều này có liên quan tới mức độ giảm bớt chức năng nội tiết tố của cơ thể và chức năng tình dục. Nói chung, sự suy yếu của hệ thống nội tiết và giảm chức năng tình dục ở nam giới chậm hơn so với nữ giới. Vì vậy, thời kì chuyển sang tuổi già của nam giới đến muộn hơn so với nữ giới.
Bệnh trầm cảm ở thời kỳ chuyển sang tuổi già là một loại trở ngại về tinh thần thường thấy ở thời kì này. Nguyên nhân gây bệnh thường là các nhân tố ở cơ thể hoặc tinh thần. Người bệnh thường xuyên có thay đổi về tâm sinh lí. Sự thay đổi về phương diện chức năng sinh lí với các triệu chứng lâm sàng ở hệ thống tiêu hóa, bệnh cao huyết áp và thần kinh tự chủ. Với những biểu hiện như : nhu cầu ăn uống giảm, đau thắt lưng trên, khô miệng, táo bón, đi ngoài, tim đập nhanh, huyết áp thay đổi, mạch đập nhanh hoặc chậm, tức ngực, tay chân mỏi, tay lạnh, sốt, nhu cầu tình dục giảm, thay đổi kinh nguyệt, nhức đầu, không có sức lực. Thay đổi về sinh lí thường xuất hiện trước các triệu chứng về tinh thần, luôn phát triển cùng bệnh tình và tăng nhanh. Sau khi qua điều trị các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể biến mất sớm hơn các triệu chứng về tinh thần.
Bệnh trầm cảm ở thời kì chuyển sang tuổi già nói chung phát bệnh chậm, phát triển dần dần, quá trình của bệnh kéo dài, bắt đầu có biểu hiện như : mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tức giận, bất an… Người bệnh thường là suy sụp tinh thần, buồn bã không vui, lo lắng không yên vì xảy ra sự cố ngoài ý muốn, hay có tâm trạng tiêu cực bi quan, khi nhớ về quá khứ, lo lắng cho tương lai, họ cho rằng những năm tháng tuổi trẻ trước đây đang dần biến mất, thay vào đó là những năm tháng tuổi già. Cho nên, trong lòng họ thường nảy sinh tâm trạng chán nản, tư duy trì trệ, phản ứng chậm chạp, tự cảm thấy thiếu tinh lực, làm việc gì cũng thất bại, không có hứng thú đối với chuyện vui hàng ngày, đắc biệt là dễ mệt mỏi. Sau khi nghỉ ngơi cũng chẳng thấy đỡ, thường tự cho mình là một người tàn phế, vô dụng, hồi tưởng lại nhiều lần những chuyện không vui đã qua. Khi nghĩ lại những sai lầm khuyết điểm đã qua họ luôn thấy hối hận, cho rằng mình đã gây ra cho gia đình những tổn thất, những gánh nặng. Bây giờ phải chịu trừng phạt sống đầy đau khổ thà chết còn sướng hơn. Trên cơ sở này, người bệnh không chỉ cho rằng mình vô dụng mà còn có tội. Người xung quanh cũng đều bàn tán về anh ta, thậm chí có người còn cho rằng anh ta bị mưu hại (có sự hoang tưởng liên quan đến các triệu chứng về tinh thần : hoang tưởng bị hại, hoang tưởng có tội)
Rất nhiều người bệnh nghi ngờ mắc bệnh và hoang tưởng, trống rỗng, quá quan tâm tới các mặt của cơ thể. Họ rất mẫn cảm với các cảm giác, cho rằng nội tạng của mình đã bị mắc bệnh , xương cốt gãy rời, máu khô cạn, mắc bệnh không thể chữa được, không có thuốc nào chữa được. Vì vậy họ rất lo lắng và sợ hãi. Có người bệnh cho rằng mình chỉ còn là một cái xác vô hồn, vô dụng, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều không có thực, trống rỗng mơ hồ, không có cách nào với tới được. Triệu chứng nổi bật của bệnh này là lo lắng căng thẳng, mặt mày tiều tụy, hai mắt chứa đầy sự hoảng sợ và tuyệt vọng. Khi mắc bệnh nặng,người bệnh ngồi trên giường không yên, không nói không rằng. Có vài người bệnh tự làm bị thương hoặc thậm chí tự sát, nhảy lầu, nhẩy xuống giếng, người bệnh còn luôn dùng cách không nghĩ tới tự làm bị thương, tự sát.
Tóm lại, nếu ở giai đoạn sắp bước sang tuổi già mà cảm thấy không có hứng thú với cuộc sống, suy sụp tinh thần, chán nản, có ngày lo lắng căng thẳng, nghi ngờ mình mắc bệnh hiểm nghèo, có lúc đau khổ, nhưng lại tìm không ra bệnh cụ thể , có thể là mắc bệnh trầm cảm. Trong trường hợp này phải tới bệnh viện chuyên khoa và sớm có phương pháp điều trị có hiệu quả.
Các thành viên trong gia đình phải có nhận thức đối với bệnh này, chú ý tới việc tìm hiểu tâm lý người bệnh thông cảm với họ, ủng hộ họ để họ có thể hồi phục nhanh nhất; có dự đoán đầy đủ về tính nghiêm trọng của bệnh, đối với mọi tình huống xảy ra ngoài ý muốn phải áp dụng các phương pháp dự phòng có hiệu quả.
Xin Yang.
(Việt Liên K8-C11 gửi)
Bệnh trầm cảm ở thời kỳ chuyển sang tuổi già là một loại trở ngại về tinh thần thường thấy ở thời kì này. Nguyên nhân gây bệnh thường là các nhân tố ở cơ thể hoặc tinh thần. Người bệnh thường xuyên có thay đổi về tâm sinh lí. Sự thay đổi về phương diện chức năng sinh lí với các triệu chứng lâm sàng ở hệ thống tiêu hóa, bệnh cao huyết áp và thần kinh tự chủ. Với những biểu hiện như : nhu cầu ăn uống giảm, đau thắt lưng trên, khô miệng, táo bón, đi ngoài, tim đập nhanh, huyết áp thay đổi, mạch đập nhanh hoặc chậm, tức ngực, tay chân mỏi, tay lạnh, sốt, nhu cầu tình dục giảm, thay đổi kinh nguyệt, nhức đầu, không có sức lực. Thay đổi về sinh lí thường xuất hiện trước các triệu chứng về tinh thần, luôn phát triển cùng bệnh tình và tăng nhanh. Sau khi qua điều trị các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể biến mất sớm hơn các triệu chứng về tinh thần.
Bệnh trầm cảm ở thời kì chuyển sang tuổi già nói chung phát bệnh chậm, phát triển dần dần, quá trình của bệnh kéo dài, bắt đầu có biểu hiện như : mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tức giận, bất an… Người bệnh thường là suy sụp tinh thần, buồn bã không vui, lo lắng không yên vì xảy ra sự cố ngoài ý muốn, hay có tâm trạng tiêu cực bi quan, khi nhớ về quá khứ, lo lắng cho tương lai, họ cho rằng những năm tháng tuổi trẻ trước đây đang dần biến mất, thay vào đó là những năm tháng tuổi già. Cho nên, trong lòng họ thường nảy sinh tâm trạng chán nản, tư duy trì trệ, phản ứng chậm chạp, tự cảm thấy thiếu tinh lực, làm việc gì cũng thất bại, không có hứng thú đối với chuyện vui hàng ngày, đắc biệt là dễ mệt mỏi. Sau khi nghỉ ngơi cũng chẳng thấy đỡ, thường tự cho mình là một người tàn phế, vô dụng, hồi tưởng lại nhiều lần những chuyện không vui đã qua. Khi nghĩ lại những sai lầm khuyết điểm đã qua họ luôn thấy hối hận, cho rằng mình đã gây ra cho gia đình những tổn thất, những gánh nặng. Bây giờ phải chịu trừng phạt sống đầy đau khổ thà chết còn sướng hơn. Trên cơ sở này, người bệnh không chỉ cho rằng mình vô dụng mà còn có tội. Người xung quanh cũng đều bàn tán về anh ta, thậm chí có người còn cho rằng anh ta bị mưu hại (có sự hoang tưởng liên quan đến các triệu chứng về tinh thần : hoang tưởng bị hại, hoang tưởng có tội)
Rất nhiều người bệnh nghi ngờ mắc bệnh và hoang tưởng, trống rỗng, quá quan tâm tới các mặt của cơ thể. Họ rất mẫn cảm với các cảm giác, cho rằng nội tạng của mình đã bị mắc bệnh , xương cốt gãy rời, máu khô cạn, mắc bệnh không thể chữa được, không có thuốc nào chữa được. Vì vậy họ rất lo lắng và sợ hãi. Có người bệnh cho rằng mình chỉ còn là một cái xác vô hồn, vô dụng, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều không có thực, trống rỗng mơ hồ, không có cách nào với tới được. Triệu chứng nổi bật của bệnh này là lo lắng căng thẳng, mặt mày tiều tụy, hai mắt chứa đầy sự hoảng sợ và tuyệt vọng. Khi mắc bệnh nặng,người bệnh ngồi trên giường không yên, không nói không rằng. Có vài người bệnh tự làm bị thương hoặc thậm chí tự sát, nhảy lầu, nhẩy xuống giếng, người bệnh còn luôn dùng cách không nghĩ tới tự làm bị thương, tự sát.
Tóm lại, nếu ở giai đoạn sắp bước sang tuổi già mà cảm thấy không có hứng thú với cuộc sống, suy sụp tinh thần, chán nản, có ngày lo lắng căng thẳng, nghi ngờ mình mắc bệnh hiểm nghèo, có lúc đau khổ, nhưng lại tìm không ra bệnh cụ thể , có thể là mắc bệnh trầm cảm. Trong trường hợp này phải tới bệnh viện chuyên khoa và sớm có phương pháp điều trị có hiệu quả.
Các thành viên trong gia đình phải có nhận thức đối với bệnh này, chú ý tới việc tìm hiểu tâm lý người bệnh thông cảm với họ, ủng hộ họ để họ có thể hồi phục nhanh nhất; có dự đoán đầy đủ về tính nghiêm trọng của bệnh, đối với mọi tình huống xảy ra ngoài ý muốn phải áp dụng các phương pháp dự phòng có hiệu quả.
Xin Yang.
(Việt Liên K8-C11 gửi)
Tai sao "Các thành viên trong gia đình phải có nhận thức đối với bệnh này," mà không tự người đó fải có nhận thức và tự tìm cách thoát ra khỏi tình trạng đó? Phải tự cứ mình trước khi người khác cứu!!!1
Trả lờiXóaƠ, các thành viên trong GD phải quan tâm lẫn nhau chứ sao nữa! Nên phải quan tâm tới những người khác - những người không vô bantroi để đọc bài này thì làm sao mà biết để nhận thức?
Trả lờiXóaHMK6
moi tham khao bo xung:
Trả lờiXóahttp://h199.net/index_tkinhtthan.htm#Thankinh_Tamthan
Trầm cảm
I.Tổng quan
1.Bệnh trầm cảm là gì?
2.Quan niệm hiện nay
3.Là một vấn đề lớn
4.Là bệnh khó xác định
5.Là bệnh khó điều trị
II. Nguyên nhân
+ Nội sinh
+ Ngoại sinh
III. Triệu chứng
1.Mất ngủ:
2.Mệt mỏi:
3.Chán ăn:
4.Mất mọi quan tâm
5.Cảm giác buồn rầu,
6.Ý nghĩ chán nản,
7.Khó tập trung
8.Cảm giác bứt rứt,
9.Có các rối loạn:
10.Có ý định muốn chết
11.Cơn t.cảm và hưng cảm.
a.Trầm cảm:
b.Cơn hưng cảm
IV.Chẩn đoán
1.Khó chẩn đoán sớm
2.Bảng tự đánh giá
3.Cận lâm sàng
V.Phân loại
1.Thể trầm cảm tâm thần
2.Thể loạn khí sắc
3.Rl cảm xúc lưỡng cực
VI. Điều trị
1.Nguyên tắc
2.Phương pháp điều trị
a.Thuốc chống trầm cảm
b.Shock điện
c.Liệu pháp tâm lý
VII. Phòng ngừa
1.Làm cách nào để giúp
2.Nên đưa họ đến đâu?
3.Triển vọng