(Bình luận quân sự) - Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh, chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra "4 không" trước chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông: “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Đương nhiên, thái độ, giọng điệu láo xược của đại Hán khi chưa bị “no đòn” qua giới truyền thông Trung Quốc (như Tân Hoa xã nêu trên…) và các học giả, tướng lĩnh khi “chưa thấy quan tài…” thì Việt Nam đã nghe quen tai từ lâu và chúng ta không cần quan tâm.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là chúng ta nghe, hiểu, để biết được “nền hòa bình Trung-Việt” là nền hòa bình kiểu gì, mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung là hữu nghị kiểu gì…để căn cứ vào thế, lực của chúng ta hiện nay đến đâu mà phấn đấu gìn giữ hay dứt khoát loại bỏ.
Từ năm 1949 đến năm 1979, quan hệ “hữu nghị” Việt-Trung đã quá rõ trong sách trắng “30 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”. Và từ đó đến nay sự “hữu nghị” của Việt Nam-Trung Quốc cũng quá rõ dù chưa viết thành sách. Vậy, một nền hòa bình trên nền tảng của mối quan hệ “hữu nghị” như thế sẽ là một nền hòa bình kiểu gì?
Tư tưởng đại Hán này của Trung Quốc chúng ta được biết qua “4 không” nêu trên là qua báo chí, nhưng chưa hết, chắc chắn sẽ còn phát tiết qua cấp “vĩ mô” mà người dân không được nghe, không biết…nhưng như thế là đã quá đủ cho một nhận thức.
Thủ tướng Việt Nam tuyên bố: “…Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đây là tuyên bố mà dân tộc Việt đã phải kiên trì, chờ đợi, là tuyên bố mà đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam ai cũng hiểu sâu sắc nhất mà không cần giải thích, không cần thông tư, nghị định hướng dẫn nào hết. Không nghi ngờ gì nữa, dân tộc Việt đã kết thành một khối.
Có thể nói đây là một tuyên bố khẳng định tính minh bạch, ý chí và nguyện vọng, nguyên tắc nhất quán của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc-một nước lớn láng giềng đầy duyên nợ.
Đừng có đặt vấn đề tại sao không phải là trước đây mà để đến tận bây giờ, bởi vì, nếu như đó là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi…thì tất cả đều phải có sự chuẩn bị về lượng, có đủ lượng mới thay đổi được chất, phải có “giọt nước cuối cùng” để chuyển hóa… Cho nên, tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam đã xuất phát từ cơ sở vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, từ thế và lực của Việt Nam trong khả năng giữ vững nền độc lập tự chủ, khả năng xây dựng, duy trì một “nền hòa bình chủ động”…trong tình thế “giọt nước cuối cùng làm tràn ly” là giàn khoan Hải Dương 981 đã ngang ngược bất chấp hạ đặt trong thềm lục địa sâu trong EEZ của Việt Nam. Đó chính là thời cơ là vận nước đã đến.
Đã đến lúc Việt Nam phải chấp nhận “phẫu thuật” khối u dù phải đau và tốn kém.
Phải, không đau sao được khi nhìn một quả dưa hấu mà trâu bò ăn không hết ở cửa khẩu phía Bắc, không đau sao được khi những quả vải đỏ au của người dân đang nghẹn chật con đường, không đau sao được khi lúa của người nông dân bị mua với giá rẻ…Đau lắm, tốn kém lắm, nhưng phải “phẫu thuật” để chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tự chủ…để con tim Việt Nam không bao giờ ứa máu như đã từng trước hình ảnh của “Vòng tròn bất tử Gạc Ma”.
Láng giềng hữu nghị và hòa bình chủ động
Việt Nam chỉ không chấp nhận một quan hệ “hữu nghị viễn vông” nhưng rất hoan nghênh mối quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc. Mối quan hệ hữu nghị thực sự phải là: tôn trong độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi.
Đương nhiên, nền hòa bình dựa trên nền tảng hữu nghị như vậy mới thực sự bền vững cho 2 dân tộc.
Trung Quốc là nước lớn, là cường quốc, là quốc gia có “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam. Việt Nam muốn hòa bình (với Trung Quốc), nhưng bản chất của Trung Quốc là không thay đổi là bành trướng, cậy mạnh, để thôn tính Biển Đông thì không bao giờ có được mối quan hệ hữu nghị láng giềng thực chất và đúng chuẩn quốc tế.
Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng để có được một nền hòa bình không lệ thuộc thì chỉ còn cách là phải thực hiện chiến lược “hòa bình chủ động”.
Hòa bình chủ động là gì? Đó là, về đối nội phải tăng cường sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, về đối ngoại là sự chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về kinh tế đồng thời quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị.
Nền hòa bình chủ động chúng ta có được là bằng sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, là ý chí, khả năng giáng trả kẻ thù để bảo vệ nó. Khác với nền hòa bình chủ động, nền hòa bình thụ động chỉ có được chỉ bằng sự nhân nhượng, đổi chác lợi ích.
Hãy xem Nhật Bản. Trên lý thuyết, được bảo vệ dưới cái ô an ninh của Mỹ, nước Nhật khó bị đe dọa, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với các yêu sách chủ quyền hung hăng từ Bắc Kinh khiến cho nước Nhật chắc chắn không bao giờ chấp nhận một vai trò thụ động và chỉ trông chờ vào người Mỹ, ngay dù Mỹ là đồng minh, huống chi, thụ động trông chờ vào Trung Quốc-đối tượng tác chiến trực tiếp?
Mối quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ, Nhật Bản-Úc, Nhật Bản-Philipines, Indonesia, Việt Nam để tiến hành “hòa bình chủ động” với Trung Quốc đã và đang chứng tỏ điều đó.
Trong khi đó, Việt Nam không có ô an ninh nào, nói cách khác là Việt Nam chưa tham gia vào một “cơ chế” an ninh, chính trị nào trong khu vực. Nếu sức mạnh (tổng hợp) răn đe ngăn ngừa chiến tranh hạn chế, chưa đủ sức làm cho kẻ thù phải trả giá đắt không chịu đựng nổi thì một nền hòa bình, nếu có, với Trung Quốc cũng chỉ là thụ động mà thôi, không thể khác được, trừ phi Trung Quốc thay đổi bản chất.
Bởi vậy dứt khoát Việt Nam phải xây dựng một chiến lược "Hòa bình chủ động" trong tình hình Trung Quốc đang ngày càng trắng trợn, hung hăng thôn tính Biển Đông như hiện nay nếu như muốn có một nền hòa bình đúng nghĩa, đúng chuẩn quốc tế.
Lê Ngọc Thống
Nguồn Đất Việt
Chiến lược Hòa Bình Chủ Động có nghĩa là "Đơn Phương" phải đáp ứng 3 tiêu chí tiên quyết:
Trả lờiXóa- Đảm bảo nền kinh tế đủ mạnh, độc lập không bị áp lực lệ thuộc nhiều vào quốc gia khác (như Nga)
- Tiềm lực an ninh quốc phòng đủ mạnh
- Sự ung hộ hiện thực của đồng minh quốc tế ( không ủng hộ suông chỉ bằng lời nói )
Vậy thử hỏi VN có đủ 3 tiêu chí đó không ?, hay cũng chỉ nói YÊU NƯỚC theo cảm tính
Nên nhìn nhận vấn đề của QUỐC GIA phải có PHÂN TÍCH, thực sự KHOA HỌC và THỰC TIỄN đó mới là trí tuệ mang lại LỢI ÍCH CHO DÂN TỘC
Xin giả nhời kụ NDtheo kiểu chợ giời của cháu:
Xóa1. KHÔNG: trên thế giới k nước nào có 1 tiền đề tốt như Nga, họ có tất cả khoáng sản cần thiết cho công nghiệp và dư dả để xuất khẩu. Việc Liên Xô tan rã làm mất đi vựa lúa mì Ucraina nhưng như Nga cũng giải quyết được.
2.KHÔNG: tự mần thì k đủ Trình, xin xỏ thì họ bắt mình đi theo chứ hổng "cho không" đâu ạ.
3.CÓ THỂ: nhưng tùy thuộc thái độ của VN.
ĐỘC LẬP là 1 nguyện vọng chính đáng của các dân tộc, nhưng rất ít kẻ thực sự có nó: cháu nghèo hèn, cháu ngu si, cháu đi làm mướn cho bác ND...cháu làm dek có ĐỘC LẬP
Anh TK8!
XóaNga chưa giàu. hồi tôi học lớp 2 trường làng, được nghe cô giáo giảng: VN ta giàu và đẹp, Rừng vàng, Biển bạc. Nay cần gì học cao, làm thuê cho ai, ta cứ Cầm Cưa và Xẻng, siêng năng chài lưới, chịu khó hút dầu lên là nhất quả đất .
Ok bạn ND. Hòa bình chủ động chỉ là Hòa bình đơn phương của một Quốc gia, phải tích hợp nhiều đơn phương sẽ thành sức mạnh tổng hợp mới chiến thắng được
Trả lờiXóaOK! bạn ND khỏi phải lo. VN thừa khả năng gom không khí rồi biến nó thành sức mạnh.
Trả lờiXóaLê Ngọc Thống có khoảng chục bài viết chất lượng phân tích toàn diện về thế chiến lược QS Việt nam - Trung quốc , mà đây là 1 . Đó chả ít nhiều mang lại lợi ích cho dân tộc hay sao ?
Trả lờiXóaAnh bạn ND 17:53 có cao kiến gì , " phân tích khoa học - thực tiễn - trí tuệ..." thì nói ra thử xem , chỉ 1% thôi cũng đc , chứ ...có cái tên cha mẹ đặt cho cũng giấu như ....thì hỏi ai tin !
Hòa bình chủ động là gì? Đó là, về đối nội phải tăng cường sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh, về đối ngoại là sự chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về kinh tế đồng thời quan trọng hơn, là về cả an ninh lẫn chính trị (sao chếp).
XóaVậy có phải là phụ thuộc quốc gia khác ko? hả đ/c HĐT, xem ra thủ tục gia nhập vào hiệp ước or cơ chế quốc tế nào đó VN phải chấp nhận nhiều điều kiện thua thiêt và trái ngược lắm
Vẫn còn mơ ngủ hử? Hòa hòa cái con khỉ mốc. Lần này lại toàn cựu chiến binh ra trận thôi.
Trả lờiXóaNhưng uýnh nhau xong về quê vẫn xăng, điện, thuế phí các kiểu vẫn tăng ầm ầm thì sao nhở?
Thôi! Đi làm chén rượu đã rồi tính tiếp.
K6LS.