Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Chuyến bay chót của phi thuyền Discovery


(Nam Nguyen: st)

Mời xem những hình ảnh Phi thuyền Discovery được đưa vào viện bảo tàng sau 30 năm thám hiểm không gian 

 Hình chụp khi Boeing 747 chở phi thuyền đến viện bảo tàng ở Washington DC ngày 4/17/12.






















Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Tìm thêm được bạn Trỗi

Thông qua một Trỗi K9, đã tìm thêm được 1 lính Trỗi K8. Từ sau khi giải tán trường (1970) đến nay, có lẽ đây là lần đầu tôi gặp lại bạn. Qua nói chuyện được biết bạn trước kia ở Trung đội thày Đạt, cùng lớp với Đàm Quang Lương, cậu còn rất nhớ vụ Đàm Quang Lương nghịch kíp mìn bị nổ hồi ở Trung hà. Sau khi giải tán trường, bạn về học cấp 3 ở Yên viên nên ít có dịp gặp lại Bạn Trỗi, khi vào Đại học bạn lại học ở Hung ga ri cùng với Phi Hà B3, Đỗ Hồng Anh B2, Tạ Hồng Kỳ B2 khi về nước lại đi bộ đội, hiện làm việc tại Liên hiệp Dệt may VN. Hồi ở trường bạn nhớ nhất là Phùng Thanh Sơn. Phùng Sơn và các bạn ở B1 liệu nhìn ảnh có nhận ra bạn là ai không?
<== Bạn Trỗi K8 mới tìm được


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Đọc báo dùm :Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'



TP - "Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.

Ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.

Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).

Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là “phái bồ câu” và “phái diều hâu”.

Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.

Đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”. TPCN xin trích dịch.

Tàu Hải giám Trung Quốc
Tàu Hải giám Trung Quốc.

“Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông - người dịch).

Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.

Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.

(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là Đường Lưỡi bò, hay Đường hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.

Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo             “Công ước Biển Liên Hợp Quốc”             và các quy tắc quốc tế
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế.

Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.

Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982.

Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.

Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.

Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra.

Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…

Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.

Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…

Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.

Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.

Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bờ biển để tính ra tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.

Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư ĐH Sơn Đông): Đường màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?

- Đúng vậy! Đường màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của “Công ước Biển Liên hợp quốc”, Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.

Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.

“Công ước Biển Liên hợp quốc” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.

Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?

- Chả có căn cứ gì! Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!

Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?

- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.

Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.

Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.

Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.

Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên.

(…) Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.

Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.

Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…

Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.

Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)

Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc): Ông nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?

- Đường 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.

Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.

Đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký “Công ước Biển Liên hợp quốc”, thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình”.

Thu Thủy lược dịch

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Thư giãn .

Mấy chuyện này nhặt trên mạng copy, paste and edited hầu các pác . Chúc vui .


1. Trên tàu hỏa, một người mẹ trẻ cho con bú nhưng đứa bé cứ ngằn ngặt khóc, không chịu ăn sữa. Bực mình, bà mẹ mắng:
- Bú đi nào, không mẹ cho chú kia bú bây giờ.
Bà mẹ mắng 3 lần liền như vậy mà đứa trẻ vẫn không chịu bú. Đến lúc này, cậu thanh niên trẻ ngồi đối diện mới rụt rè lên tiếng:
- Chị nói cháu quyết định nhanh lên. Tôi phải xuống ga tới rồi ...

2.Một cặp vợ chồng mới cưới, cùng nhau đi hưởng tuần trăng mật. Trước khi đi, bố mẹ cô gái dặn dò:
- Nếu "lúc đó" mà làm từ từ thì đứa bé sau này sẽ làm kỹ sư, nhanh hơn thì làm bác sĩ, còn nếu thật mạnh thì nó sẽ làm phu khuân vác.
Cả hai vợ chồng đều muốn đứa bé làm kĩ sư nên trước khi lên giường, người chồng còn nhắc nhở:
- Em ơi kĩ sư nhé!
Nhưng được mười phút, cô vợ rên rỉ:
- Anh cho nó làm bác sĩ đi anh!
Rồi chỉ sau đó năm phút, anh chồng la lên:
- Để anh cho nó làm phu khuân vác luôn...

3.Khi cầu thủ số 18 đội tuyển Việt Nam sút trượt quả penalty, trên khán đài sân Mỹ đình có một cổ động viên lớn tuổi hô:
- Đừng hòng ông gả con gái của ông cho mày nhé !!!
Ông bên cạnh hỏi:
- Sao lại thế?
Cổ động viên kia bèn nói:
- Cái gôn to thế kia mà nó còn sút trượt thì .... Loại này đừng hòng mong có cháu bế.




Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Tặng Uttroi.

Cây xương rồng.


Sinh nhật lần thứ xx của gã.
Nàng tặng gã một cái bát sành có 2 cây xương rồng phủ đầy những hòn đá nhỏ trắng muốt bên trên.
Gã buột miệng:
- Đẹp quá, anh thích. Cảm ơn em nhiều.
Nàng chỉ tủm tỉm cười, không nói gì.
Gã đoán là nàng muốn gã như cây xương rồng. Sẽ mạnh mẽ và bất khuất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chắc thế.
Cặp xương rồng đặt bên cửa sổ. Thỉnh thoảng những hạt mưa theo gió thổi vẫn sà vào, nhưng không hiểu sao mấy tháng sau thì tự nhiên một cây xương rồng bỗng héo quắt, tuy vẫn mang trên mình nó mấy bông hoa.
Gã không hiểu gì về cây cỏ, nên nhìn hoa xương rồng khi chết đi lại đổi sang màu đỏ thắm thì thấy đẹp hơn khi nó sống.

***
Chẳng lẽ cái món quà nàng mua tặng gã không thể sống như tình yêu của nàng dành cho gã? Lũ bán những cây cảnh có đánh tráo hay cắt gọt ... gì không? ...
Gã và nàng cùng buồn vì cái cây xương rồng xấu số.
Đốt một ngọn nến, hai bàn tay lần tìm hơi ấm trong nhau. Trong hơi thở của cảm xúc, gã và nàng vẫn không thể quên cái tai nạn đó.

***
Một hôm, chỗ gốc xương rồng bị coi là chết ấy tự dưng thấy mọc lên hai nhánh chung một gốc.
Gã thấy trong mắt nàng rực sáng một tình yêu

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

MỌI NGƯỜI ĐI CHỖ NÀY CHƯA?

Đọc báo thấy một chàng Tây nói đại ý:" ...Tôi không muốn quảng cáo cho vùng hồ này vì nó quá đẹp và nên thơ.Tôi không muốn có quá nhiều người đến vì nó sẽ phá vỡ cảnh quan của nó...".Đang ở chơi Đà Nẵng,thấy nó cũng chẳng xa bao nhiêu nếu đi trong ngày?Thế là chúng tôi quyết định khám phá xem nó có đẹp như anh Tây kia cảm nhận không ?
Qua vườn quốc gia Bạch Mã một đoạn nếu đi từ Phía Nam ngược ra Bắc trên QL1 A thì nó nằm bên trái .Ngay lối rẽ có cái bia ốp gạch men hướng dẫn chỉ đường.Con đường nhỏ có chỗ chỉ đủ cho 1 xe oto .Tới khi có một cái barie chặn ngang đường mới biết là đã tới.Vài cái quán lá bán nước cho khách ,nói chung là dịch vụ chưa có gì.Một chú thanh niên bán vé kiêm chỉ chỗ đậu xe.Ngoài 2 cái xe của tụi tôi ra thì chẳng còn chiếc nào ,nhưng vẫn phải kiếm chỗ đậu vì trời nắng mà cây quanh đó thì ít.Đường xuống hồ đang thi công vật liệu ,đất đá còn ngổn ngang . Lại thêm một lần mua vé đi thuyền quanh hồ .Hồ Truồi thực tế là một cái hồ thủy lợi tích nước rửa mặn cho sông Hương (Huế) như các hồ thủy lợi khác.Nhưng khác với các hồ kia là bao quanh hồ là rừng ,là suối cung cấp nước cho hồ.Trên hồ chỉ có duy nhất một khu thiền viện nằm lưng trừng núi có tên TRÚC LÂM BẠCH MÃ.Nhìn từ xa có vẻ huyền bí giống như trong phim Tây du kí vậy .Sau khi chạy luồn lách trong hồ thuyền đậu lại một khe suối cho mọi người leo lên khám phá .Tới một đoạn suối không cưỡng được vẻ đẹp của dòng nước trong veo mọi người đồng loạt cởi hết quần áo lao xuống tắm tiên.Sau khi hỏi anh chủ thuyền chỗ đặt cơm trưa,chúng tôi đi thuyền tới thăm thiền viện Trúc lâm Bạch mã.Thiền viện nằm ở lưng chừng núi muốn lên phải leo 174 bậc thang mà trước khi lên phải qua 1 con dốc dài.Thiền viện nhìn thẳng xuống mặt hồ rất rộng .Có chỗ ăn ,ngủ nếu du khách muốn ngủ lại.
Thôi nói ít thôi cho mọi người nếu ai chưa đi thì rất nên đi trước khi nó bị biến thành khu du lịch!Nói như anh Tây là muốn giữ nguyên cảnh quan thì không nên quảng bá cho nhiều người biết.Giữ cho riêng mình thôi ? Điều gì sẽ xảy ra nếu nơi đây biến thành khu du lịch nhỉ ?
Đường vào hồ Truồi còn ngổn ngang chưa hoàn thành.

Du ngoạn trên hồ.

Hồ nước trong xanh,mát lạnh đến tê người .Thả 2 chân xuống ngâm cho lũ cá xúm vào rỉa sướng ơi là sướng.
Đường lên thiền viện Trúc Lâm Bạch mã còn xa lắm.

Cố lên gần tới rồi.

thiền viện Trúc lâm Bạch mã nhìn từ bên ngoài.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Có một Bạn Trỗi được mời vào "Con đường VN"

Kim Sơn k6 rất" Vinh dự" "được" 'chí sỹ' Lê Thăng Long mời vào "Con đường VN", Danh sách đăng trên trang của blogger Huỳnh Ngọc Chênh.(trích)
Có anh nào muốn vào thì đăng ký sớm kẻo "muộn" mất phần cơm.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Bản kiểm điểm


Đây không phải là  bản kiểm điểm, mà là tôi muốn nói về những bản kiểm điểm đã từng viết.
Tôi cũng như AE mình có lẽ là những người viết bản kiểm điểm quen nhất vì ngay từ hồi ở trường mới mười mấy tuổi đã phải thường xuyên viết ra nó. Không tính những lần vi phạm cái gì đó bị kiểm điểm, thì cứ sau mỗi học kỳ hay mỗi đợt thi đua (mà tới nay nhớ lại chẳng biết là thi cái gì?) đều phải viết một bản kiểm điểm cá nhân để nạp thầy sau khi đã thông qua tiểu đội. Tính ra mỗi năm chắc cũng phải nhiều hơn số ngón trên một bàn tay!
Viết riết rồi cũng quen. Bản kiểm điểm nào cũng được “rập” theo một mẫu: Mở đầu tôi là cái gì đó thuộc A, B, C nào tự kiểm điểm bản thân sau dịp kết thúc cái gì … sau đó là ưu điểm rồi khuyết điểm và xin tiểu đội đóng góp để bản thân tiến bộ …. Cái cơ bản nhất là bao giờ cũng phải có chút khuyết điểm (không lẽ chỉ toàn ưu thì hóa ra ngoan … hơn thầy à?). Bởi vậy tốt nhất cứ đưa khuyết là cái mà mình vi phạm bị bắt (nếu bị kiểm điểm vì vi phạm kỷ luật) hay “thỉnh thoảng còn chưa tốt lắm” (nếu là kiểm điểm thường kỳ). Nghe rất xuôi lọt! Họp tiểu đội cũng chỉ vài câu đóng góp loanh quanh rồi lập biên bản nạp thầy quyết định (có muốn khác cũng chẳng được!).
Vì có thâm niên viết kiểm điểm nên sau này mỗi khi phải làm, nhất là kiểm điểm Đảng viên cuối năm, tôi vẫn thường tự nhận khuyết điểm là “tính tình đôi khi còn nóng nẩy” hay “phương pháp đấu tranh đôi khi còn dễ gây hiểu lầm”. Nghe cũng lọt tai mà thật ra thì chẳng có lỗi gì! Tự nghĩ mình cũng thuộc loại láu cá đấy chứ nhỉ.
Vậy nhưng đời đâu có như mình muốn. Tụi CB cứ xoáy vào bất cứ cái gì mà mình tự nhận là khuyết để phân tích, mổ xẻ như: nóng tính là gây mất đoàn kết nội bộ (phá hoại!), đấu tranh sai là lợi dụng dân chủ để chống đối (phản động) … cho tới mức muốn chửi thề!
Bực mình, mới lắng nghe bản kiểm điểm của tụi nó ra sao (vì lâu nay đâu có nghe mấy cái thứ vớ vẩn này làm gì cho mệt!). Ô, thì ra chúng nó sử dụng bản kiểm điểm để tự ca ngợi mình: cái gì cũng tốt, tuyệt vời, không có bất cứ khuyết điểm nào, dù cho là thỉnh thoảng hay đôi khi cũng không có luôn. Tốt, tốt, tốt, tất cả đều tốt!
Có ông Bí thư già ở Công ty tôi trước kia cũng thấy bức xúc quá nên đã soạn ra bản hướng dẫn làm kiểm điểm, trong đó gồm những câu hỏi rất cụ thể làm cái gì, như thế nào …? Vậy là tụi CB viết lại y chang chỉ bỏ đi mấy từ của câu hỏi để thay vào bằng chữ tốt, xuất sắc. Xong phim!
Mẹ … ơi! Thì ra bây giờ tất cả CB đều tốt và ngoan hơn … thầy, hơn lãnh đạo. Hèn nào XH mình cứ ngày một tiến (về đâu?), ngày sau hơn ngày tước (hơn cái gì thì tự chúng nó biết!).
Thế mới biết cái kinh nghiệm viết kiểm điểm từ hồi trường Trỗi là sai toét!

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Quốc hội cũng "lá cải"

Đọc trên "Một góc nhìn khác" của Trương Duy Nhất có bài bàn về thực trạng hoạt động hiện nay của QH thấy cũng hay: "Hôm rồi, lại nghe quốc hội dành thời gian cãi tranh rất hăng về một nội dung rất… lá cải. Ấy là nội dung câu slogan quảng cáo “một người khỏe hai người vui” của một loại thực phẩm chức năng mang tên “Nam thận bảo”. Lý do bàn cãi vì nội dung bị cho là trái “thuần phong mỹ tục” !?"

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Vượt tường lửa bằng trình duyệt "Củ hành"

Sau khi đọc bài "Củ hành" của TQHT đăng trên Bạn Trỗi. Lọ mọ thử thực hành vượt tường lửa bằng trình duyệt "Tor Browse" giành cho Linux (HĐH Ubuntu 11.10)....rất hiệu quả! Hành tỏi thế mà hay! (Xem hình)
Tor Browser

Hà nội phố cũng như sông

Bình thường đi từ cơ quan về nhà chưa đến 10'. Hôm nay vì trận mưa này mà chạy vòng vèo vì tắc đường, đường ngập lụt nhiều đoạn, về đến nhà mất gần cả tiếng đồng hồ. Cũng may mà không bị ngập chết máy xe như mấy vị trong ảnh. Quá sợ với đường phố Hà nội khi gặp mưa to.
Chiều nay cũng bị dính tắc ở đây

Mất 150 lần đèn xanh đỏ mới qua được ngã tư
Ảnh: VnExpress

Vài suy nghĩ về “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng”

Nguyễn Hữu Quý (Nguồn: Bauxite VN)

Ngày 12/6/2012, cộng đồng mạng xôn xao về cái gọi là “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ INTERNET và nội dung thông tin trên mạng”; ngay từ buổi sáng, trang mạng Bauxite VN đăng bài “Nghị định (dự thảo) này làm thỏa lòng ai vậy?”; trong bài này, với lối tư duy sâu sắc vốn có, TS Hà Sỹ Phu – tác giả bài viết làm phép so sánh: Nghị định cứ như  là sự khai triển điều 88 luật hình sự vào phạm trù Internet vậy. ĐỌC THÊM

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Nghị định (dự thảo) này làm thỏa lòng ai vậy?

Hà Sĩ Phu
Thế là sáng 11/6/2012 toàn văn Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ INTERNET và nội dung thông tin trên mạng đã được công bố trên trang mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nghị định sẽ liên quan đến tất cả những ai cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trao đổi thông tin trên mạng! Văn bản dài ngót 30 trang, gồm 5 chương với rất nhiều điều khoản, nhiều điều cấm mà hàng chục triệu người Việt Nam liên quan cần nghiên cứu kỹ.
Trọng tâm nổi bật của Nghị định là vấn đề AN NINH MẠNG, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sử dụng, lợi dụng Internet và cung cấp thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của công dân; phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua mạng; điều tra và truy tố tội phạm mạngNghị định cứ như  là sự khai triển điều 88 luật hình sự vào phạm trù Internet vậy.

Nếu dự thảo Nghị định này được thông qua và áp dụng thành công thì toàn bộ hệ thống tạm gọi là “thông tin lề trái” bấy lâu nay, như cửa ngõ mở ra với nền báo chí văn minh, với những blog được nhân dân yêu mến có số người đọc vượt xa các tờ báo chính thống, đều bị quy kết vi phạm luật, có thể  sẽ bị kiểm duyệt để trở về số phận chung với hơn 700 tờ báo “lề phải” dưới cái gậy chỉ huy của cùng một Tổng biên tập? Có lẽ nào?
Nếu nhân danh AN NINH cho Tổ quốc thì thử hỏi hiện nay có gì đe dọa an ninh của đất nước hơn việc nước ta đang bị “ông bạn vàng” phía Bắc dòm ngó và từng bước uy hiếp, khiến cho mối quan hệ đang ấm lên với Hoa Kỳ trở thành tin vui, giúp ta xác lập thế thăng bằng trước ông bạn khổng lồ xấu bụng?
Nhưng trong việc hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, đặc biệt là hợp tác về quân sự và mua bán vũ khí để phòng thủ thì Việt Nam đang gặp trở ngại về Nhân quyền, trước hết là quyền tự do về Internet (Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định rõ quan điểm cơ bản này). Giữa lúc đất nước đang ở thế giằng co như vậy thì một Nghị định thắt chặt quyền tự do Internet khác nào gửi một thông điệp thẳng cho Hoa Kỳ biết lập trường khước từ của Việt Nam, khác nào gáo nước lạnh dội vào quan hệ Việt Mỹ để ngăn cản sự hợp tác về an ninh quốc phòng? Kết quả ấy thật làm thỏa lòng kẻ bành trướng phương Bắc, kẻ muốn xâm hại Tổ quốc Việt Nam chúng ta chỉ mong có thế. Điều này, khi dự thảo cái Nghị định nhằm xiết chặt kiểm soát Internet kia chẳng lẽ Bộ Thông tin và Truyền thông lại không biết?
Sử dụng quyền Tự do Internet một cách trong sáng, có văn hoá,  vừa là đặc điểm của kỷ nguyên Trí tuệ và Thông tin, vừa là công cụ hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Đó là hai nguồn sức mạnh không gì cản nổi.
H. S. P.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Chán cho cảnh sát Việt nam

Bị yêu cầu dừng xe vì vi phạm luật giao thông, nam thanh niên chửi bới, đập vỡ chai làm hung khí đuổi đánh cảnh sát sau đó phóng xe bỏ chạy.
Nam thanh niên sau đó phóng xe bỏ chạy, hai cảnh sát lúc này đuổi theo. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của rất nhiều người đi đường. Nhiều người tỏ ý không đồng tình với cách xử lý thiếu kiên quyết của cảnh sát giao thông.

Nguồn: You Tube

Lại bị chặn.

Hôm nay toàn bộ hệ thống blogspot bị nhà cung cấp dịch vụ VNPT tại Hà nội chặn. Tất cả các blog dạng blogspot đều không truy cập được. Không hiểu họ có "bịt miệng" được hết hay không? Khổ các bác lại phải trèo rào. Oài! mệt mỏi với cách quản lý Internet của nhà nước này quá! May có cái DCOM 3G của Viettel lại "ngọ ngoạy" được.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Có thể nào?

Thật đau lòng khi xem clip này: Sốc với clip thầy giáo đánh học sinh (Thanh Niên Online)
Học sinh sao mà hèn thế? Cả một tập thể mà không giám chống lại thầy, để mình bị đánh và nhìn bạn mình bị đánh, lại còn cô lao công nữa và phụ huynh của các em đâu?
Ở bậc đại học tuy không có cảnh đánh bằng roi vọt cụ thể như thế này nhưng chịu áp bức, chịu thiệt thòi, chịu bị đối xử bất công và nhiều điều bức xúc khác mà không dám lên tiếng cũng khá phổ biến. Thanh niên nhìn chung nhụt chí, thật là nguy hiểm cho nước nhà. 

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

VÒNG TRÒN BẤT TỬ

Hôm nay ngày 5/6/2012. Xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài hát tôi viết từ tháng 3/2008, khoảng 1 năm trước đây mới viết xong. Vừa thu âm tháng 4/2012 để đưa vào CD nhạc "hành khúc ngày bình yên". Chân thành cảm ơn các bạn sẽ nghe và chuyển cho bạn bè, học trò, gia đình mình bài hát này.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Hehe! con mèo.


Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

HỐ ĐEN


Mấy tháng gần đây chân dung Thủ tướng của chúng ta ngày càng trở nên "yếu đuối" trong mắt thiên hạ. Ông “nhu hoà” đến mức không thể điều khiển được đám bầy tôi quá ư lộn xộn và ngang ngược chăng? Không biết điều đó khiến ông trở nên đáng thương hay đáng trách? Không khéo có người còn thấy ông dễ thương từ khi ông tuyên bố “3 năm nay tôi không kỷ luật một ai”. Thử kể từ khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn vang trên bầu trời đầy mây giông, chớp loé mà không có nổi tiếng sấm động. Câu chuyện Tiên Lãng ai cũng biết sau khi có tiếng súng hoa cải của anh em nông phu họ Đoàn. Còn trước đó đơn thư thưa kiện từ huyện lên tỉnh không ai lắng nghe và giải quyết. Dư luận không đủ thông tin để được đánh động. Luật pháp không đứng về dân đen, kẻ thất thế, không quyền lực. Trong khi chính quyền được bảo trợ rất nhiều bởi các nghị định, kể cả luật pháp. Các quyết định ở cấp nào cũng có thể sáng tác và thực thi, từ TW, tỉnh, huỵên, thậm chí là xã dựa trên cái gọi là pháp luật, cụ thể là sở hữu toàn dân về đất đai. Và người ta coi đó là làm đúng pháp luật. Thuyết phục, giải trình không được, kịên cáo cũng không xong, thân cô thế cô đành dùng súng để đáp trả. Âu cũng là lẽ thường tình. Khi vụ việc rúng động cả nước thì Thủ tướng mới xuất đầu lộ diện để phân xử. Việc này đáng lẽ phải xử ở toà thì nay cả chính quyền, toà án các cấp phải chờ chỉ thị của Thủ tướng. Rồi thủ tướng kết luận vụ cưỡng chế là sai, cần giảm nhẹ tội cho anh em họ Đoàn…Và: “Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng”…Dứt điểm cái gì khi một việc đơn giản nhất là ai phá nhà anh Vươn sau nhiều tháng điều tra vẫn chưa chỉ ra được? Giám định ngôi nhà bị phá vẫn chưa công bố? Mọi việc vẫn ầm ì trong bóng tối...ĐỌC TIẾP