Các bà :
Ngày xưa ...Ngày nay
Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà .
Ngày xưa da trắng nõn nà ,
Bây giờ da đã trổ hoa .... đồi mồi .
Ngày xưa miệng cười thật tươi ,
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng .
Ngày xưa mặt sáng như trăng ,
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen,
Ngay xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên cây .
Ngày xưa nhựa sống căng đầy ,
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không .
Ngày xưa thắt đáy lưng ong ,
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ .
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ ,
Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre .
Ngày xưa ăn nói dễ nghe ,
Bây giờ cẳn nhẳn chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích được mây mưa ,
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây giờ chỉ thích năm ì ...xem phim ..
Ngày xưa nhớ nhau đi tìm,
Bây giờ mặc kệ ..con chim mất rồi.
Các ông :
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống sáng loà
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khoẻ hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai
Ngày xưa khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi
Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa
Ngày xưa bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là
Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ lởm chởm như là đá chông
Bây giờ sống cũng như không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đến già
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã xịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong
Ngày xưa vợ đợi bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì
Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là
………………………………
Ấy là kể chuyện trong nhà
Sang nhà hàng xóm vẫn là… ngày xưa.
Thơ sưu tầm
Nhân dịp năm hết, Tết đến. Chúng ta lại thêm một tuổi. Chúc mọi người vui,khỏe. Nhân tiện tiếu táo một tí cho vui nhà, vui cửa. Có gì làm ai đó buồn xin bỏ quá cho!
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010
Đọc cho vui
Nếu thế giới này không có đàn ông?
Nếu thế giới này không có đàn ông
Các cô thiếu nữ chẳng có chồng
Lấy đâu mà đẻ đòi làm mẹ
Một mình lạnh lẽo, tối nằm không.
Nếu thế giới này không có đàn ông
Ai sẽ đèo bà đi long nhong
Ai còng xương sườn, cong xương sống
Giúp bà... thư giãn những đêm đông?
Nếu thế giới này không có đàn ông
Canh thiu, cơm sống lấy ai ăn?
Ai là đối tuợng bà la mắng?
Ông ổng giọng bà có ai thông
Nếu thế giới này không có đàn ông
Thì đâu có cảnh móc túi chồng
Tiền lương khoản nọ, bà thu tất
Chỉ để cho chồng cái túi không!
Nếu thế-giới này không co đàn ông..
Bà vào tu-viện thế là xong
Kinh-kệ mỗi ngày bà tụng-niệm
Cuộc đời...có-có...cũng là không...
(Tác giả: Khiết Bông = Không Biết)
Và đây: "Em gái trả lời"
Thế giới này không có đàn ông
Các cô thiếu nữ chẳng cần chồng
Không cần đẻ chửa chi cho mệt
Một mình... nếu lạnh đắp chăn bông.
Thế giới nầy không có đàn ông
Thì ta đi bộ, đi xe bus
Khỏi nhờ phiền phức, khỏi chờ mong
Nếu cần thư giản những đêm Đông
Chỉ cần đọc sách hay nghe nhạc
Lò sưởi làm ta được ấm lòng
Thế giới nầy không có đàn ông
Cơm thiu, canh sống chó chim ăn
Chó mèo đối tượng bà la mắng
Ong óng giọng bà rất oai phong?
Thế giới nầy không có đàn ông
Đêm nằm yên giấc không ai phá
Hỏi rằng như thế sướng hay không
Thơ sưu tầm(Không phải cháu)
Nếu thế giới này không có đàn ông
Các cô thiếu nữ chẳng có chồng
Lấy đâu mà đẻ đòi làm mẹ
Một mình lạnh lẽo, tối nằm không.
Nếu thế giới này không có đàn ông
Ai sẽ đèo bà đi long nhong
Ai còng xương sườn, cong xương sống
Giúp bà... thư giãn những đêm đông?
Nếu thế giới này không có đàn ông
Canh thiu, cơm sống lấy ai ăn?
Ai là đối tuợng bà la mắng?
Ông ổng giọng bà có ai thông
Nếu thế giới này không có đàn ông
Thì đâu có cảnh móc túi chồng
Tiền lương khoản nọ, bà thu tất
Chỉ để cho chồng cái túi không!
Nếu thế-giới này không co đàn ông..
Bà vào tu-viện thế là xong
Kinh-kệ mỗi ngày bà tụng-niệm
Cuộc đời...có-có...cũng là không...
(Tác giả: Khiết Bông = Không Biết)
Và đây: "Em gái trả lời"
Thế giới này không có đàn ông
Các cô thiếu nữ chẳng cần chồng
Không cần đẻ chửa chi cho mệt
Một mình... nếu lạnh đắp chăn bông.
Thế giới nầy không có đàn ông
Thì ta đi bộ, đi xe bus
Khỏi nhờ phiền phức, khỏi chờ mong
Nếu cần thư giản những đêm Đông
Chỉ cần đọc sách hay nghe nhạc
Lò sưởi làm ta được ấm lòng
Thế giới nầy không có đàn ông
Cơm thiu, canh sống chó chim ăn
Chó mèo đối tượng bà la mắng
Ong óng giọng bà rất oai phong?
Thế giới nầy không có đàn ông
Đêm nằm yên giấc không ai phá
Hỏi rằng như thế sướng hay không
Thơ sưu tầm(Không phải cháu)
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010
Không đề
Bởi vì tôi đã dẫn chuyện về "đồng chí hiệu trưởng"nên tôi nghĩ đã xem thì xem cho trót,đến hôm qua đã có một số tình tiết mới và phiên toà không thể kết thúc được như dự định, hẹn tiếp sang thứ hai,dần dần các bộ mặt quan đầu tỉnh đã được đưa ra, ngã ngửa người ra là còn rất nhiều bê bối đằng sau, mỗi ngày xử phúc thẩm lại tòi ra một bí mật cho thấy sự đồi bại đang nằm sau vụ án đồi bại kia. Sở dĩ như vậy vì cả ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương và hai cô học trò Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy đều phản cung.Xin các bạn xem một số trích dẫn ở một BLOG nổi tiếng khác...Xem tiếp
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010
"Đau bụng" quá!
Đọc xong toàn văn bài của "anh giai" này tại "Diễn đàn Kinh tế thế giới 2010" em thấy "đau" hết các cơ bụng, phải xuống nhờ quân y cơ quan làm "vật lý trị liệu" mới đỡ.
Các bác đọc thử xem, có bị "đau bụng" không?
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010
Mời Giao lưu Thể thao Đầu Xuân !
Tổ chức vào ngày CN đầu tiên sau Rằm tháng Giêng - 7/3/2010,
Tại sân Sông Hồng (Sùng Hải)- Sơn Tây.
Thể thức: Chia bảng, đấu vòng tròn.
Một số đã đăng ký: Dũng (bò), Hồng Anh, Trần Bình, Anh Vinh, Tiến (bạc), Đức Hùng, BThắng.
Rất lưu tâm và đánh giá cao sự có mặt của đòan HCM (Thạch, Ph Tuấn, ...) - có hỗ trợ chi phí đi lại.
Ban Tổ chức: Trí Dũng, Châu (tiu).
Để bớt thở dài.
Có mấy thứ gia cầm, mới nuôi đây nhưng thấy vui vui, tính rủ mấy bạn mình ai thích nuôi giải trí rồi trao đổi kinh nghiệm và sản phẩm nếu được. Ít nhất sáng trưa chiều giữa thành phố được nghe tiếng gà gáy, tiếng chim gù, nếu mát tay có gà con chim con thú vị lắm.
Cặp gà đầu tiên là gà ri lai gà rừng, nuôi đã lâu chỉ được cái gáy đều đặn đúng canh đúng giấc còn đẻ trứng ra được trái nào hai đứa nó nhậu luôn trái đó, hỏng kiểu. Ba con gà kế bên người bạn mang lại nói gà Đông Tảo, đặt hàng bao nhiêu người mà không có, nay có mừng hết lớn. Nuôi hơn tháng lớn ù ù mới thấy bị lai rồi, được mỗi nết ăn khỏe lớn nhanh và thịt đỏ, chứ Đông Tảo của người ta trông ngầu như con diều hâu ấy chứ. Ở dưới là cặp gà sao, thứ gà này thịt ngon cực. Mới nuôi thấy nó nhát như là... gà sao, không biết mai mốt có sản phẩm không. Riêng có mấy cặp bồ câu thì dễ thương hơn cả. Nghe đôi lứa chúng cà rù... cà rù... với nhau tối ngày, đẻ đều, mau và ấp nở đều. Chúng kế hoạch lắm, "vợ chồng chỉ hai con là đủ (!)". Cả nhà ai cũng giành nuôi bồ câu.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010
Tin buồn
BLL K8 Hà nội thương tiếc báo tin:
Cụ Nguyễn Thế Niệm (thân sinh bạn Nguyễn Thanh Lương B1 K8)
Sinh năm 1921. Quê quán: xã An Thủy, huyện: Lệ Thủy, Tỉnh: Quảng bình. Cán bộ lão thành cách mạng. Trú quán : 61B, Khu TT 12A Lý Nam Đế, Hà nội đã từ trần hồi 17h20 ngày 24/01/2010 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thọ 89 tuổi.
Lễ viếng tổ chức hồi 09h30 - 11h00 ngày thứ Năm 28/01/2010 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà nội.
Lễ truy điệu, đưa tang và điện táng cùng ngày tại Đài Hóa thân Hoàn vũ, Thành phố Hà nội.
Bạn Trỗi tập trung viếng lúc 10h30, ngày thứ Năm 28/01/2010.
Cụ Nguyễn Thế Niệm (thân sinh bạn Nguyễn Thanh Lương B1 K8)
Sinh năm 1921. Quê quán: xã An Thủy, huyện: Lệ Thủy, Tỉnh: Quảng bình. Cán bộ lão thành cách mạng. Trú quán : 61B, Khu TT 12A Lý Nam Đế, Hà nội đã từ trần hồi 17h20 ngày 24/01/2010 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thọ 89 tuổi.
Lễ viếng tổ chức hồi 09h30 - 11h00 ngày thứ Năm 28/01/2010 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà nội.
Lễ truy điệu, đưa tang và điện táng cùng ngày tại Đài Hóa thân Hoàn vũ, Thành phố Hà nội.
Bạn Trỗi tập trung viếng lúc 10h30, ngày thứ Năm 28/01/2010.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010
LÊN CHÙA.
Cái cổng Chùa xưa cổ kính khiêm nhường nép bên cây me già năm nào đã được thay bằng một cổng mới “ hoành tráng“
Nhìn cái cổng mới sao lòng chẳng vui khi thấy người ta bảo là “ nâng cấp, tôn tạo “ lại cho Chùa đẹp thêm. Chẳng phải em tiếc cái cổng cũ nhưng nhìn tức mắt lắm. Các bác cứ nhìn thẳng theo đúng con đường dẫn tới cổng chùa mà xem, có phải là sau vòm cổng “hoàng tráng” ấy là mênh mông trời nước Tây hồ không ạ. Nom nó thông thống , rông rỗng thế nào ấy … Làm em nhớ lại cái cảm giác ngày bé bị bà sãi thu mất cái quần ta lỏn ( để trên bờ ) vì tội hái trộm sen của Chùa.
Cái tháp cổ kia như nhỏ lại, thế nghiêng nghiêng của gốc me già chẳng thể gọi là duyên dáng nữa mà như bị xô đẩy, xua đuổi vậy. Hữu môn, tả môn kia chắc là để rước khách đến vãn chùa bằng phương tiện thủy
Nhìn từ một góc khác có thể thấy bên trong Chùa cũng đang được tu sửa nâng cấp. Cây cối ven hồ lại phải nhường cho mấy cái nhà xây theo dạng nhà cấp 4, trong ngoài như muốn chửi nhau vậy.
Lạ là mấy năm nay bỗng dưng việc xây mới, tu sửa, cơi nới đền chùa nở rộ, bùng phát. Chùa Bái Đính xem trên ti vi thấy nó không thua gì Tam Tháp của Đại Lý Vân Nam, niềm tự hào của cả tỉ người TQ về độ hoành tráng của nó, thế mới biết ta nghèo, nước nhỏ mà làm được thế thì phải hơn họ chứ nhỉ. Khắp nơi, từ Yên Tử, Kiếp Bạc rồi đếnTây Thiên nơi đâu cũng thấy tôn tạo và xây mới. Ở một xã nhỏ chân Tam Đảo không chỉ có một thiền viện Tây Thiên : cái cũ, cái mới và lại có cái mới nữa đang xây nằm kế nhau đến nỗi con gà gáy có thể cùng nghe được. Chuyện khi xây cái Tây Thiên người ta kể rằng : đang xây thì ông kiểm lâm tỉnh đến yêu cầu đình chỉ, lý do vi phạm rừng cấm quốc gia, lình xình rồi tỉnh phải họp, ông sở Văn hóa thì ủng hộ vì coi như một dạng đầu tư về , mai kia có nguồn thu, ông chi cục kiểm lâm thì bảo :” Các thầy nhảy dù chiếm đất rừng ..” kiên quyết đòi dẹp. Cuối cùng ông sở văn hóa thắng thế vì có chủ đầu tư ủng hộ. Thừa thắng ông sở Văn hóa cho làm tiếp cái nữa ( đang xây ), vậy nên bây giờ có những 3 cái gọi là Tây Thiên. Chưa hết đâu ạ, mới đây tivi vừa nói còn một cái chùa nữa nằm sâu trong núi những 19 cây số, xây gần xong rồi kiểm lâm mới phát hiện ra, dân tình lại kêu :” Các thầy lại nhảy dù nữa...” chưa biết trên sử lý ra sao.
Hôm rồi lên chùa Phật Tích lại một đại công trường nữa, không biết chủ đầu tư là ai mà sài sang lắm, cột kèo dui mè toàn gỗ thật, lim mun chắc lì, đúng là tiền núi. Tiếc là, nhiều nơi làm bia đá mới, chẳng biết ghi khắc gì mà có nhà che cẩn thận, còn bia cũ của tiền nhân thì trơ chọi giữa trời, khi cần có thể dùng làm cọc néo chằng buộc như một phế tích.Có lẽ chưa bao giờ đền chùa được mở mang, phát triển nhiều như hôm này. Người đi lễ , tu nhân tích đức ngày một đông thì những nhiễu nhương thất đức ngoài đời chắc tự nhiên mà hết thôi. Các bác khỏi lo nha !
Nhìn cái cổng mới sao lòng chẳng vui khi thấy người ta bảo là “ nâng cấp, tôn tạo “ lại cho Chùa đẹp thêm. Chẳng phải em tiếc cái cổng cũ nhưng nhìn tức mắt lắm. Các bác cứ nhìn thẳng theo đúng con đường dẫn tới cổng chùa mà xem, có phải là sau vòm cổng “hoàng tráng” ấy là mênh mông trời nước Tây hồ không ạ. Nom nó thông thống , rông rỗng thế nào ấy … Làm em nhớ lại cái cảm giác ngày bé bị bà sãi thu mất cái quần ta lỏn ( để trên bờ ) vì tội hái trộm sen của Chùa.
Cái tháp cổ kia như nhỏ lại, thế nghiêng nghiêng của gốc me già chẳng thể gọi là duyên dáng nữa mà như bị xô đẩy, xua đuổi vậy. Hữu môn, tả môn kia chắc là để rước khách đến vãn chùa bằng phương tiện thủy
Nhìn từ một góc khác có thể thấy bên trong Chùa cũng đang được tu sửa nâng cấp. Cây cối ven hồ lại phải nhường cho mấy cái nhà xây theo dạng nhà cấp 4, trong ngoài như muốn chửi nhau vậy.
Lạ là mấy năm nay bỗng dưng việc xây mới, tu sửa, cơi nới đền chùa nở rộ, bùng phát. Chùa Bái Đính xem trên ti vi thấy nó không thua gì Tam Tháp của Đại Lý Vân Nam, niềm tự hào của cả tỉ người TQ về độ hoành tráng của nó, thế mới biết ta nghèo, nước nhỏ mà làm được thế thì phải hơn họ chứ nhỉ. Khắp nơi, từ Yên Tử, Kiếp Bạc rồi đếnTây Thiên nơi đâu cũng thấy tôn tạo và xây mới. Ở một xã nhỏ chân Tam Đảo không chỉ có một thiền viện Tây Thiên : cái cũ, cái mới và lại có cái mới nữa đang xây nằm kế nhau đến nỗi con gà gáy có thể cùng nghe được. Chuyện khi xây cái Tây Thiên người ta kể rằng : đang xây thì ông kiểm lâm tỉnh đến yêu cầu đình chỉ, lý do vi phạm rừng cấm quốc gia, lình xình rồi tỉnh phải họp, ông sở Văn hóa thì ủng hộ vì coi như một dạng đầu tư về , mai kia có nguồn thu, ông chi cục kiểm lâm thì bảo :” Các thầy nhảy dù chiếm đất rừng ..” kiên quyết đòi dẹp. Cuối cùng ông sở văn hóa thắng thế vì có chủ đầu tư ủng hộ. Thừa thắng ông sở Văn hóa cho làm tiếp cái nữa ( đang xây ), vậy nên bây giờ có những 3 cái gọi là Tây Thiên. Chưa hết đâu ạ, mới đây tivi vừa nói còn một cái chùa nữa nằm sâu trong núi những 19 cây số, xây gần xong rồi kiểm lâm mới phát hiện ra, dân tình lại kêu :” Các thầy lại nhảy dù nữa...” chưa biết trên sử lý ra sao.
Hôm rồi lên chùa Phật Tích lại một đại công trường nữa, không biết chủ đầu tư là ai mà sài sang lắm, cột kèo dui mè toàn gỗ thật, lim mun chắc lì, đúng là tiền núi. Tiếc là, nhiều nơi làm bia đá mới, chẳng biết ghi khắc gì mà có nhà che cẩn thận, còn bia cũ của tiền nhân thì trơ chọi giữa trời, khi cần có thể dùng làm cọc néo chằng buộc như một phế tích.Có lẽ chưa bao giờ đền chùa được mở mang, phát triển nhiều như hôm này. Người đi lễ , tu nhân tích đức ngày một đông thì những nhiễu nhương thất đức ngoài đời chắc tự nhiên mà hết thôi. Các bác khỏi lo nha !
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010
Tìm được Nguyễn An Bôn
Năm 2001, sau khi khu TT 1A Hoàng Văn Thụ bị giải tỏa, các gia đình ở đây được nhà nước đền bù ở rải rác khắp nơi trong Hà nội. Gia đình Nguyễn An Bôn (B4 K8) nằm trong số đó, nên BLL K8 HN mất liên lạc với Bôn.
Qua người quen tìm và xin được số điện thoại của cậu, hóa ra nhà cậu cũng gần cơ quan tôi, chiều nay cuối giờ tạt qua thăm Bôn. Bôn vốn bị bệnh từ hồi đi lao động xuất khẩu ở Đức, bệnh không xác định được rõ nguyên nhân. Bệnh của cậu là mắt càng ngày càng mờ, chân càng ngày càng bị teo cơ đi không vững, phải dùng đến gậy (đúng là mắt mờ chân chậm) hiện nay cậu cũng không làm được gì, chỉ loanh quanh việc vặt trong nhà. Những năm khóa 8 HN mới gặp lại nhau (1991), khi còn ở 1A Hoàng Văn Thụ, mỗi lần gặp mặt thì Huỳnh Trung Hải vẫn chở cậu đi, khi Hải mất, thì cơ hội gặp bạn Trỗi của Bôn ít dần đi, rồi sau cậu ngại phiền bạn bè nên không thấy cậu đến nữa. Hôm nay đến thăm, cậu rất vui. Nhìn qua gia cảnh và hỏi thăm được biết hai vợ chồng Bôn có một cậu con trai đang học năm thứ 2 ở trường APTECH, vợ chồng cậu ở cùng mẹ già đã 86 tuổi, tất cả thu nhập của gia đình trông vào đồng lương nhân viên tạp vụ của vợ. Cuộc sống của gia đình cậu chắc không dễ dàng gì.
Bôn hỏi thăm tới tất cả các bạn cùng khóa, các hoạt động của trường Trỗi trong những năm qua và hy vọng sẽ được gặp lại bạn bè trong dịp gặp mặt năm tới.
Gia đình của An Bôn hiện ở tại: 309 (tầng 3) - E2 Khu tập thể Thành công, Ba đình Hà nội.
Anh em ta, nếu ai có thời gian, có thể qua thăm Bôn.
Xem tin mới
Tin Việt nam. net. Theo cách nói của ông Thế, nay mai,để học Bác, cán bộ đổi sang đi xe Limudin chống đạn thay Méc xe đéc
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010
HỌP MẶT KHÓA 8 PHÍA NAM.
Trưa nay, khóa 8 tập trung họp mặt thường niên tại nhà hàng Đất Tiên sa (sân bay TSN) .Đến dự có thầy Vọng, thầy Trọng, cô Thục bận chăm sóc chú trong bệnh viện nên không đến được, cô gởi lời thăm mọi người, các anh Trung Liêm, Dũng Sô, Thanh Minh, Huỳnh Hồng, Trần Lãnh, Đỗ Nghĩa, Quốc Khánh, Hòa Bình, các bạn HSMN, Suối...Có anh Mạnh Thanh ngoài Bắc cũng tới dự. Buổi tiệc cuối năm thật là vui. Sau đây là một số hình ảnh buổi họp mặt.
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010
Món ăn dân dã miền Tây (Nam bộ)
(Tiếp)
Món thứ 3 Cá lóc kho tộ - ơ đất
Món thứ 3 Cá lóc kho tộ - ơ đất
Cá lóc kho bằng ơ đất hay kho tộ cũng làm món ăn khá hấp dẫn.
Làm sạch cá, cắt từng khứa, giữ bộ lòng, nêm muối đường + vài lát thịt ba chỉ, kho trong cái ơ đất với chút nước màu làm duyên. Trong chốc lát mùi thơm của hỗn hợp gia vị ướp trong thịt cá lan tỏa khắp nhà. Nhắc ơ cá xuống, múc ra dĩa, rắc tiêu bột là đã sẵn sàng “mời các bác xơi”.
Cá lóc kho ăn với cơm trắng thì ngon không thể tả. Món ăn sẽ đằm hơn nếu được kèm thêm mấy lát dưa leo. Loại dưa này phải xắt dầy, cắn “ngập răng” mới đã miệng.
Nhưng tê mê cái thần khẩu của con người thì có lẽ là nước cá kho chắc ra chén, nặn chanh, giằm ớt. Cũng ngon không kém vậy là chan nước cá kho lên dĩa xoài sống bằm nhỏ, giằm ớt. Vị mặn ngọt của nước cá, vị chua thanh của xoài, vị cay thơm của ớt hiểm xanh cứ khiến ta hít hà nhưng cứ luôn đũa gắp……
Món thứ 4: Cá lóc phi le nhúng lẩu
Món này chấm nước mắm ớt ăn rất “bắt”. Bà xã tôi còn chế thêm món “tả pí lù” cá lóc. Cá làm sạch, lóc hai miếng phi lê, xắt từng miếng mỏng, ướp gia vị. Nồi giấm đường sôi trên bếp lửa thì nhúng từng miếng cá vào. Cá vừa chín tới gắp ra, gói rau sống bánh tráng chấm nước mắm tỏi ớt hoặc mắm nêm thì quá sá ngon.
Món này bà xã tôi dành khi đãi đằng khách khứa. Lâu lâu bà xã tôi còn mua mấy con cá ngộp (mới chết ngạt í) về làm sạch, ướp sả ớt đem chiên. Món này ăn trong những lúc mưa gió dầm dề hoặc những ngày gió bất tràn về thì ấm cái bao tử biết bao nhiêu!
Món thứ 5: Cá lóc hấp rau ngổ hoặc rau Tam thất (rau Tàu bay) đều được.
Con cá phải từ 800 g đến hơn 1 ký ăn mới ngon. Làm sạch như nấu canh chua, vẫn phải nhớ giữ cái đầu và bộ đồ lòng không thì hỏng chuyện đấy!!!!.
Món này chấm với nước dùng chế biến: Hòa nước mắm, giấm (hoặc dằm me trái), đường (tùy khẩu vị có thể xài bột ngọt, nhưng phải có tý xíu đường nó mới thanh), rau thơm, đậu phộng đâm sơ, thêm tý bún thành món gỏi quấn bánh tráng mà “gằm” cộng thêm vài tợp đế nữa thì ai cũng ưa. Nhất là dân nhậu.
Năm hết Tết đến Rượu thịt nhiều đâm ngán vậy các Bác thử xài món cá Lóc nì xem sao?
Một vài hình ảnh về các món ăn con cá lóc.
Phùng Thanh Sơn
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010
Bạn Trỗi k7 tìm bạn
Xin chào Quang Dũng,
Thông tin về bạn Trỗi có thể xem ở http://uttroi.blogspot.com, http://bantroi.blogspot.com, về trường HSMN (trường Bé) ở http://bantbe.blogspot.com, và các trang liên kết đã có đường dẫn trong các trang nói trên.
Chúc Quang Dũng vui với những trang tin này.
Lưu ý: ở Đà Nẵng hiện có các anh em Trỗi, Q.Dũng liên hệ nhé (anh Ấn k2, Phan Hoài Lưu k5, Huỳnh Hữu Dũng k4 091-xxx-xxxx, Nguyễn Phúc Học k7,...)
" 2010/1/22 Tran Quang Dung dungtq1@yahoo.com
Minh la TRAN QUANG DUNG hien dang o Da Nang ,so dt: 091xxxxxxx,la hoc sinh truong Troi K7,o Que lam va Trung ha , lop 7C .Nam 1970 ve truong Hoc sinh mien nam.Nay muon biet tin cac ban trong lop7C .Mong cac ban cho biet tin.Cam on nhieu! "
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010
Món ăn dân dã miền Tây (Nam bộ)
Bài này của Phùng Thanh Sơn viết. Sơn đang sinh sống tại Long xuyên (An giang) nên mấy món này cậu rành 6 câu! An giang còn nổi tiếng với các món mắm Châu đốc: Mắm lóc, mắm trèn, mắm cá các loại...Để bổ xung cho đủ bộ món ăn ngon các vùng miền đăng trên uttroi của mọi người, cậu tạm đưa lên hai món dân dã. Có thể mọi người đã thưởng thức qua,nhưng ăn đúng điệu miền Tây Nam bộ thì chưa chắc có ai đã từng?
1. Món thứ nhất: Cá Lóc nướng trui
Cá lóc cùng với các loại cá đồng khác được gọi chung là “cá đen”. Dù là con cá của vùng đồng sâu nước cạn nhưng con cá lóc đã làm “lẫy lừng” danh phận văn hóa ẩm thực xứ này, đó là món cá lóc nướng trui, món canh chua cá lóc và món cá lóc kho tộ + thịt heo, hấp rau ngổ…….
Có lẽ từ “nướng trui” xuất phát từ ý nghĩa “trui” trong nghề thợ rèn. Bởi cứ để nguyên con cá vào trong đống rơm mà đốt cho vừa chín thì đem ra thưởng thức với muối hột hay nước mắm, mắm me giã với ớt...Ngon nữa là cuốn tất cả với bánh tráng chấm mắm nêm thì thôi rồi"Lượm ơi".
Cá lóc nướng trui không nhất thiết phải được cắm thanh tre từ miệng tới đuôi cá rồi nướng trong lửa rơm phủ trùm chung quanh mà nó còn được người dân vùng miệt vườn Miền Tây nướng bằng một số cách khác nhau.
Một trong vài cách đó là để nguyên con cá nướng trên những thanh củi khô bẻ dọc đường đi bắt cá. Công phu hơn, người ta bọc đất sét kín thân cá trước khi cho vô đống rơm khô châm lửa nướng.
Cách này có lẽ là ngon nhất vì giữ được nguyên hương vị của cá. Bởi, khi nướng đất sét, bao nhiêu tinh túy từ thân cá được giữ nguyên trong từng sớ thịt.
Cá lóc nướng trui ăn kèm với rau dại quơ được đâu đó quanh nhà hoặc trong đồng sâu. Món này nếu đem nhâm nhi vài ba xị đế cùng những người bạn tâm tình, say sưa trong lời ca tiếng nhạc đờn ca tài tử thì không gì tuyệt hơn.(bác nào hổng biết ca cải lương thì mở nhạc "Xập xình" cũng chẳng sao)
Cuộc sống vừa mang phong vị khẩn hoang xưa vừa đậm nét phong lưu miệt vườn.
2. Món thứ 2: Canh chua cá Lóc.Canh chua cá lóc ăn kèm với cá rô kho tộ là món mà ai tới lưu vực sông Tiền, sông Hậu (quê vợ tớ đấy) cũng đều mê mẩn thần hồn.
Chỉ giản đơn con cá lóc nấu với bạc hà, giá sống, đậu bắp, rắc rau om xắt nhỏ, tiêu xay và mấy lát ớt hiểm là đã khiến bữa cơm trở nên hấp dẫn cực kỳ. (chú ý nha khi mần cá Lóc chớ có vứt cái bộ đồ lòng đấy, Đầu cá Lóc + Bộ đồ lòng là "quất" được vài ba xị rùi, nếu trong bàn nhậu thì mấy tay tre trẻ(nhất là cái cậu quê Thạch thất của ĐN kia) chớ có lén phén gắp cái đầu cá lóc nha. Đó là phần kính các lão tiền bối đấy!!!!!). Món này ngon nhất khi được thưởng thức trong những ngày oi bức.
Cái nóng của tiết trời, sức nóng và cay của tô canh sẽ khiến thực khách tươm mồ hôi khắp người. Nhưng đó là thứ mồ hôi giải nhiệt, sẽ khiến con người trở nên thanh thoát, dễ chịu.
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010
NGƯỜI HÀ TY ĐÔI ĐIỀU MUỐN NGỎ
Đọc bài “Dẫu không thanh lịch”, em rất băn khoăn với những người tự xưng là dân HN gốc. “Gốc” quái gì các bác? Cũng dân chân đất mắt toét như chúng em thôi. Được cái các bác nhanh chân theo phụ huynh về tiếp quản Thủ đô sớm, “khai man lý lịch” là người HN, giờ quay lại xài xể chúng em!
Các bác dạo này có tuổi đâm hay chóng quên. Hồi chiến tranh phá hoại ối bác còn bé tí chạy về quê em “nấp” đấy thôi! Chúng em có tiếc gì con ốc, củ khoai với các bác đâu? Ấy vậy mà có bác vẫn nhỡ tay vặn cổ gà , bẻ nhầm bắp nhà em nhé. Đã thế lại còn khen khoai quê em bở, lạc quê em bùi... Bọn trẻ chăn trâu quê em nay đã bạc đầu nhưng vẫn còn nhớ các bác lắm.
"Lói đi thì phải lói nại". Các bác “oanh tạc” quê em như vậy mà khi xuân về, chúng em lên xin tí lộc, vặt tí hoa HN các bác nại nàm toáng cả lên. Trong nhà có gì thì đóng cửa bảo nhau, nàm thế cả thế giới họ cười cho, xấu hổ chết.
Chuyện xưa là vậy. Còn hôm nay? Ngày ngày “người HN thanh lịch” vẫn nườm nượp phóng xe hơi về quê em “tăm” đất. Chúng em giờ chẳng biết làm gì, đất bán sạch cả rồi ... Ai đời các bác chê chúng em quê nhưng lại khen đất quê em rẻ! Em tủi thân lắm.
Biết nói thế nào bây giờ? Thế giới đã đổi thay, buộc con người thay đổi. Nhờ giời. Chúng em giờ bỗng chốc lên đời. Từ anh nông dân suốt ngày bám đít trâu, sau một đêm bỗng chốc biến thành thị dân, mà lại là thị dân Thủ đô mới hãi. Em mới sắm cái xe máy Tàu , phóng phe phé trên đường làng, bấm còi inh ỏi, gà vịt dạt cả ra mà thấy đời lên hương , vi vu lắm, sướng thật các bác ạ. Thằng cu nhà em dạo này chơi geme rất giỏi. Nó tuyên bố sẽ cho tụi nhãi game thủ HN gốc biết tay. Ấy là chưa nói đến chuyện nhờ các bác tận tình kèm cặp, hướng dẫn karaoke mà mấy con bé chăn bò, bắt cua quê em giờ tóc vàng như gái Hàn hát hay đáo để. Gì chứ khoản này chúng em quyết “ đi tắt đón đầu” cho bằng anh, bằng chị.
Quê em giờ chẳng còn là “ Áo giáp chở che”, “Cửa ngỏ Thủ đô nữa” một khi các bác đã bao dung “nuốt “ chúng em vào bụng. Chúng ta đã là một nhà. HN xưa- nay dù gì cũng là người HN, cái “văn hiến”chung nó có sứt đi một tí thì HN vẫn vĩ đại như thường. Bản sắc văn hóa có tính bảo thủ của nó. Con “bo” Hà Tây sẽ vẫn “vang”, giọng người HT sẽ vẫn líu lo như chim hót. HN mới hẳn sẽ thêm đa dạng nhờ thế!
Chúng ta hãy nhìn HN mới với con mắt đại lượng và “vĩ mô” hơn. Khoảng cách hành chính tuy đã được xóa nhòa bằng một chữ ký nhưng khoảng cách trong tâm tưởng, trong định kiến, lề thói lại cần có thời gian rất dài. Bài vở các bác làm đầu óc em cứ lung bung... Ôi! “Dấu ấn văn hóa” biết đâu lại bắt đầu từ cách cụng ly bia cho đúng kiểu ?!
Kính các bác! Đôi nhời người HT muốn ngỏ.
Ăn quà sáng (tiếp)
Cách đây hơn chục năm, khi đó Mạ vợ tui còn, Mạ vốn rất quí và chiều mấy thằng rể. Nhà của Mạ nằm gần chân núi Ngự bình, nơi đó xung quanh có ít hàng quà sáng, nên rất hay có người gánh hàng quà rong qua đây rao bán.
Trong một lần về Huế thăm Mạ, một buổi sáng sau khi thức dậy, đang chờ ăn sáng thì Mạ vào và hỏi: Ở đây ăn sáng có nhiều món lắm, chừ mi thích ăn chi để mạ kêu vô? Vừa lúc đó một O gánh hàng cháo lòng đi qua. Bánh, cháo bánh canh, bún...các loại của Huế tôi đều đã được ăn, tự nhiên thấy thèm và nhớ bát cháo lòng HN, bèn nhờ Mạ kêu O “cháo lòng” vô bán, ăn thử xem cháo lòng Huế nó ra răng? Nghĩ là cháo lòng Huế hay cháo lòng ở đâu cũng vậy nên chẳng ra ngồi cạnh gánh cháo của O nớ (như BM ngồi trước rổ bánh) tôi vẫn ngồi trong nhà. Mấy phút sau, O bán cháo bưng bát cháo vô nhà cho tôi. "Ngạc nhiên chưa?" Tôi nói với O bán cháo: Tôi kêu cháo, chừ O lại mang cơm với lòng chan canh là răng? Lúc này O bán cháo lại ngạc nhiên hơn, “Răng ? con bán cháo, chú lại kêu con bán cơm!”.
Nhìn bát cháo lòng của Huế tôi vô cùng ngạc nhiên, thấy cháo (cơm) đi đằng cháo (cơm), nước đi đằng nước rất "rõ ràng, mạch lạc" không sền sệt như cháo lòng Hà nội .
Nên trong một “nhận xét” bài “Ăn quà sáng” của KV tôi có viết “Đợt đi Huế vừa rồi KV ko thử ăn bát cháo lòng (lợn) của Huế. Món lạ rứa, mắc chi mà KV ko thử ăn và ghi hình” và : “Đề nghị Quế MF tả chi tiết món cháo lòng Huế cho mấy lão háu ăn "thèm" rỏ nước miếng”.
Ảnh sưu tầm.
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010
KHOE DÙM
“Thích thì chiều”, đối với anh em thì mình phải luôn như dzậy. Anh Tư nét mặt dàu dàu: “ Bữa nay tui phải dọn nhà đi ..Tây Thiên. Bỏ cái am này lại hổng tiếc, chỉ thương “bầy cò” không còn nơi trú ngụ”.
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010
Ăn quà sáng
Bánh cuốn Thất Khê : Loại bánh cuốn nóng, tráng đến đâu ăn đến đó, ai có nhu cầu 1 trứng, 2 trứng tùy thích. Không pha nước chấm như dưới xuôi mà chan nước dùng nóng hôi hổi. 10 ngàn 3 bánh, 1 trứng, ăn hợp không chỉ với người xứ lạnh.
Phở vịt Cao lạng : Mùi thịt quay, mùi măng ớt, móc mật là chủ đạo làm át cái vị phở truyền thống vốn có. Đề nghị K6LS tìm cho nó cái tên mới cho thanh thoát thơ mộng thêm nhé. Có lẽ hợp khẩu vị Cao lạng nên cửa hàng chật ních, 10 phút sau mới có chỗ ngồi, 10 ngàn một tô đủ no tới tới chiều.
Bún Rạm và cháo Tôm, được bạn Trỗi Bình Định giới thiệu ăn cho biết. Ăn xong 1 bát thấy nó nhẹ nhàng như chưa ăn, lại phải làm bát nữa vẫn lỏng bụng nhưng chất lượng cao, độ đạm đủ kéo dài sức chịu đựng đến trận nhậu buổi trưa theo KH. Ăn chùa nên không biết giá, các bác hỏi bác NT nhé !
Cơm hến Huế : Đặc sẳn bình dân của xứ Huế, mỗi lần vô Huế bao giờ tôi cũng ăn. Thanh lịch và hay xấu hổ thì cũng làm 2 bát không thì 4 bát cũng tải hết. Cái mát nhẹ của hến, cái cay nồng của ớt miền Trung hòa vào, bùi lạc ,dòn bì, đậm đà một chút mắm tôm...ngon hung ! Ăn xong có thể làm thơ được. Bình dân 3 ngàn một bát, ở đường Phạm Hồng Thái cao cấp hơn là 4 ngàn, hến ở đây nhỏ bằng nửa hạt gạo được lấy từ Côn Hến trên sông Hương.
Cuối cùng là mì Quảng, các bác nhìn thì biết, hấp dẫn quá nhưng ăn đã lâu nên không tán bậy được, bác ĐC lại mắng cho.
Lăng quăng đây đó, gặp mấy món ăn vùng miền, giới thiệu lại.
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010
Nữ blogger UT.
Mọi người coi blogger nữ của UT ăn quà cũng dễ thương chưa.
Nhỏ này kêu cả một "bà Ba bán bánh bèo bên bụi bông bụt" vô nhà để thưởng thức các loại bánh Huế. Mọi người thử kể tên các thứ bánh, còn bạn mình và cô bán bánh thì đang cười tít.
Còn nhỏ ni thấy bụi cây dại bên đường, mùa ni không có trái, bạn mình ngắt ngọn, tước xơ vỏ như tước ngọn rau bí rồi thản nhiên ăn một cách ngon lành. Nhìn thấy hắng ăn cây dại hết hồn. Hắng nói cây Mâm xôi đóa, thấy là ghiền.
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010
Mời dự họp mặt thường niên khóa 8 NVT phía Nam ngày 24/01/2010
Nhân dịp đầu năm mới. BLL khóa 8 trường thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi phía Nam thân mời các thầy, cô giáo, đại diện các khóa 1,2,3,4,5,6,7,các bạn khóa 9, các bạn học sinh MN Quế lâm, các bạn học sinh khóa 8 tại T/P HCM, các tỉnh khác tới dự buổi họp mặt tại số 3, Đống đa, phường 2, quận Tân bình (sân bay TSN). Vào lúc 11h ngày Chủ nhật 24/01/2010. Rất mong sự có mặt đầy đủ của mọi người.
Nếu vì lí do bận không đến được xin thông báo lại cho Tăng Tiến số điện thoại: 0985956016, hoặc Hồ Bá Đạt số điện thoại: 0903811111. Xin báo lại cho mọi người cùng biết.
BLL khóa 8
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010
H1N1 là "một trong những vụ scandal y tế lớn nhất của thế kỷ".
Hội đồng châu Âu đã mở cuộc điều tra về tuyên bố mới đây của một chuyên gia y tế đầu ngành, rằng "đại dịch cúm H1N1" là hoạt cảnh được các công ty dược dựng nên, và kiếm hàng tỷ đôla trên sự sợ hãi của thế giới... Xem tiếp
VnExpress
VnExpress
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2010
Chuyện về một người bạn 6/1
Lâu nay mình đã thành thói quen, cứ vào mạng là phải vào ngay Út Trỗi. Sáng nay đọc bài thơ Đạt đăng, mình thấy hay quá và hết sức xúc động. Mình lại nhớ tới một người bạn cùng nhập ngũ 6/1/72 và cùng sư đoàn 312 ở Quảng trị trước đây, hiện đang ở trong một hoàn cảnh hết sức bi thương. Đó là Quí, nguyên là chủ nhiệm Công binh Quân khu Thủ đô. Năm 1972, Quí là một chiến sỹ rất đẹp trai, hiền lành và hết sức xông xáo. Cả mình và Quí đều ở tiểu đoàn 17 Công binh. Quí làm liên lạc cho ban chỉ huy tiểu đoàn, còn mình ở tiểu đội trinh sát. nên bọn mình thường hay đi với nhau trong các đợt công tác cùng tiểu đoàn trưởng Cao Xuân Chinh. Anh Chinh hồi đó là một D trưởng rất trẻ, chỉ mới 24 tuổi , xông xáo, đạp rừng băng băng. Đi với anh nên bọn mình cũng được truyền cho cái lửa của một người lính chiến trường, mà trước hết là sự xông xáo. Suốt những năm tháng ở chiến trường và cả quá trình công tác ở các đơn vị Công binh sau này, Quí không hề hấn gì. Vậy mà vào cái khoảnh khắc cuối cùng của đời lính, Quí đã gặp chuyện hết sức bi thương. Quí là chủ nhiệm Công binh của Quân khu Thủ đô ( bây giờ là Bộ tư lệnh Thủ đô-quay lại như trước đây). Tai nạn xẩy ra với Quí hết sức khủng khiếp và lại rơi vào một thời điểm thật đáng tiếc. Hè năm 2008, Quí vừa nhận thông báo nghỉ hưu vào cuối năm, nhưng chưa bàn giao công việc thì đơn vị bước vào đợt diễn tập thực binh. Trên cương vị chủ nhiệm Công binh, Qúi đến kiểm tra một đơn vị đang bố trí bộc phá (thuốc nổ) để phá rào mở cửa vào khu vực phòng ngự của địch (giả định) thì bất ngờ tai nạn xảy ra. Vì một sơ suất kỹ thuật nào của chiến sỹ gói buộc lương nổ nên khi Quí vừa cầm khối bộc phá lên để kiểm tra thì bất ngờ nổ tung trên tay Quí. Hai cánh tay Quí bị cắt đứt và cả hai mắt bị mù. Tình trạng thật thảm thương. Quí đã trở thành một thương binh vĩnh viễn. Đau xót cho bạn mình quá! Lính Công binh là vậy. Thời bình rồi, nhưng những người lính Công binh vẫn phải đối mặt với hiểm nguy trong nhiệm vụ rà phá bom mìn chiến tranh còn để lại. Người ta thường nói: Để có những công trình mới được mọc lên, sẽ có những chiến sỹ Công binh ngã xuống. Bom đạn đã nằm trong lòng đất trên 30 năm rồi, việc khắc phục nó là vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Kỹ thuật dù có tinh thông đến mấy cũng có thể có sơ suất xảy ra. Người ta đã tính toán, với số lượng bom đạn còn nằm trong lòng đất, phải mất 300 năm nữa và phải có nhiều chục tỷ đô la mới có thể khắc phục hết được, đó là chưa kể đến những rủi ro của sinh mạng con người.
Mình muốn kể câu chuyện này để chúng mình cùng chia sẻ nỗi đau của bạn bè, những người lính, cho dù có quen biết nhau hay không. Chiến tranh hay thời bình thì người lính vẫn là "Vì nhân dân quên mình!"
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010
Một bài thơ hay
Bài thơ này được đăng ở một blog khác.Nó nhắc chúng ta không được quên lịch sử cha ông giữ nước.Nhân có bài của anh Hà chí Quang đăng trên blog Bantroi,nên bài thơ này có thể là để đáp lại.
“Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù” (*)
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư (**) người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”.
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ”.
(Huế, 22.12.2009. Hà Văn Thịnh)
Ghi chú: (*) Thơ Chế Lan Viên
(**) Tàn tích xương người chết
“Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù” (*)
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư (**) người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”.
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ”.
(Huế, 22.12.2009. Hà Văn Thịnh)
Ghi chú: (*) Thơ Chế Lan Viên
(**) Tàn tích xương người chết
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010
Ngày 6 tháng 1 năm 1972
Ngày hôm qua, ngày 6/1, mình muốn viết gửi Đạt và "những người bạn 6/1/72", nhưng máy mình bị trục trặc nên không viết được. Hôm nay đã qua mất một ngày nhưng cảm xúc thì vẫn còn nguyên vẹn như ngày hôm qua nên mình lại viết. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có một số ngày đáng nhớ. Với mình và nhiều bạn khác nữa, một trong những ngày đó là ngày lên đường nhập ngũ. Ngày 6/1/1972 nó không có gì ấn tượng để nhớ với biết bao người, nhưng với mình, Đạt, NT Thắng, HH Thắng, HH Bình, P.Bình, NT Hòa...và rất nhiều bạn khác nữa cùng nhập ngũ ngày ấy, thì đây là một ngày không thể nào quên, cũng như tụi lính Trỗi chúng mình không thể nào quên ngày thành lập trường Trỗi 15/10/1965 vậy (Có ai quên không nhỉ ?). Mình viết những dòng này, trước hết muốn gửi đến những người bạn cùng nhập ngũ ngày ấy, lâu nay thỉnh thoảng có gặp nhau hoặc từ ngày ấy đến nay chưa gặp lại nhau lần nào, một tình cảm thân thiết, một nỗi nhớ vô cùng và một ước mong có ngày được gặp lại nhau, mặc dù biết đó là một ước mong khó mà có được. Đồng thời mình cũng muốn tụi mình dành một phút tưởng nhớ đến những người bạn cùng lên đường với chúng ta ngày ấy nhưng đã không trở về. Lâu nay mình vẫn thầm nghĩ, tình bạn trường Trỗi chúng mình nó có một nét riêng hết sức đặc biệt, nhắc đến trường Trỗi là đã thấy một sự thân tình, ấm áp. Những người bạn 6/1/1972 cũng vậy, nhắc đến là lại thấy nhớ nhau, cũng ấm áp và thân thiết lắm ! Lính 6/1/72 có cả Trỗi và không phải Trỗi, nhưng sao mà tình cảm lại có những nét giống nhau đến thế. Dù bao lâu không gặp lại nhau nhưng vẫn luôn nhớ về nhau. "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ", tuy cách xa nhau, không trực diện nhau nhưng vẫn luôn gặp nhau trong nỗi nhớ, trong tâm tưởng, và đó cũng đã là một niềm hạnh phúc lớn lao của tình bạn. Đẹp lắm, đáng quí lắm.
Nhân đây, mình xin nhắc lại với "Những người bạn 6/1/72" đôi nét về ngày ấy. Một buổi sáng mùa đông lạnh buốt, khắp các khu (quận) huyện của Hà nội, những chàng trai Thủ đô náo nức và bâng khuâng chia tay gia đình, bạn bè, khoác lên mình bộ quân phục và chiếc ba lô mới tinh háo hức về đơn vị. Lính khu Hoàn kiếm tập trung ở Nhà hát nhân dân, sau đó lên xe tập trung về Yên sở-Thanh trì (Không biết bây giờ nơi đây ra sao rồi nhỉ? giá có dịp về thăm lại không biết có còn nhận biết được những gì?), sau đó tiếp tục lên Bãi Nai-Hòa bình bắt đầu những ngày huấn luyện tân binh ở đây.
Có lẽ đợt nhập ngũ 6/1/72 là một đợt khá đặc biệt, bởi năm 1972 là một năm chiến trường hết sức khốc liệt : Mùa hè đỏ lửa Quảng trị , 12 ngày đêm " Điện biên phủ trên không" ở Hà nội để rồi chỉ mấy ngày sau đó, ngày 27/1/1973 hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh được ký kết.
Mới ngày nào đó mà 38 năm đã trôi qua, bạn bè mình người còn, người mất. Những người còn sống hôm nay cũng mỗi người một hoàn cảnh. Tại TPHCM hiện tại chỉ còn mình và mấy người bạn nữa, thỉnh thoảng cũng tụ tập nhau nhưng cũng thưa thớt lắm. Mình muốn làm một thống kê xác suất để suy đoán hoàn cảnh của đa số bạn bè, từ hoàn cảnh cụ thể của 4 đứa cùng khu tập thể 16A LNĐ tụi mĩnh cùng nhập ngũ đợt ấy. Ngô Tất Thắng đã hy sinh ở chiến trường Căm pu chia; Hà Hùng Thắng sức khỏe rất yếu, cũng từ giã sự nghiệp, bươn trải vất vả kiếm sống; Hồ Bá Đạt cũng đang phải chữa bệnh hiểm nghèo. Mình có vẻ là "ổn" hơn chút ít, nhưng cũng đã từ giã cuộc đời quân ngũ và chính thức trở thành thường dân, bắt đầu cuộc sống đạm bạc của những người hưu trí. Mình cũng đang chuẩn bị cho mình kế hoạch sử dụng quĩ thời gian để thăm thú bạn bè, thăm lại chiến trường xưa và đi chơi đây đó khi có bạn bè rủ rê. Nghĩ tới mà đã thấy vui rồi. Chắc là sẽ có thêm chuyện mới góp vui cùng bạn bè. Một lần nữa, xin chào "những người bạn 6/1/72" và xin chúc một năm mới thật vui vẻ, yên bình.
Yêu lắm
Chiếc xe ca Ba Đình cũ kỹ lầm lũi bò trên mặt đê, để lại phía sau nó một vệt dài bụi đỏ, nắng chiều trải dài đổ xuống mặt sông sáng lóa, những tia nắng xuyên ngang ô cửa vào trong xe làm tăng thêm cảm giác chật chội của chuyến xe thời chiến. Trên xe, lính chiếm phân nửa, đủ mọi sắc lính của đất Sơn Tây "thủ đô bộ đội". Được ngày cuối tuần xả trại về Hà Nội, ông lính nào trông cũng tươi rói. Chuyện lính râm ran át cả tiếng xe chạy, bác tài như đã quá quen cảnh này, thỉnh thoảng tán vào đôi câu đùa rỡn với đám lính trẻ làm không khí trên xe rộn lên, vui vẻ....XEM TIẾP
Khắc Việt
Khắc Việt
Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010
Chờ hoài....
Chờ hoài không thấy các Quế đăng hình bữa ăn tất niên Quế-Trỗi ở quận Bình Thạnh. Nay đăng dùm tấm này chụp bằng điện thoại iPhone nhằm tặng Quế Mafia (có trùng với các tấm hình do Quế chụp bằng máy xịn không ?).
Năm chúc các Quế vui vẻ, hạnh phúc.
Tk7- Mấy tấm hình chụp được ở Đà lạt của TK7
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010
Lễ cưới của Quang Vũ K7
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)