Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014
Nỗi buồn BÀO NGƯ CÔ TÔ
Mọi người đã bao giờ ăn bào ngư chưa? Có lẽ sẽ có những câu trả lời là rồi, nhưng mình tin là không nhiều. Mình chỉ nghe nói và xem hình ảnh bào ngư trên TV và trên mạng internet, ví dụ ở Úc bào ngư phải có kích thước từ bao nhiêu trở lên mới được bắt, nếu bắt bào ngư nhỏ hơn sẽ bị phạt rất nặng. Ở Úc người ta đóng gói bào ngư đã tách vỏ theo kích thước, ví dụ loại 2 con/kg cho đến loại 8 con/kg. Còn đây là đĩa bào ngư mà mình chứng kiến ở đảo Côtô, còn nguyên vỏ, bên cạnh là bát ăn cơm loại nhỏ với đường kính khoảng 10cm. Nếu bỏ vỏ có lẽ phải tới 200 con mới được 1kg.
Cũng tương tự câu chuyện bào ngư baby ở Côtô, mùa nước nổi ở Nam Bộ, có gia đình (theo VTV1) mỗi ngày đánh bắt được 4 tấn cá Ling bột, có nghĩa là cá bé như ngón tay. Trong khi đó ở Úc, cá Ling bán dưới dạng đã bỏ da, xương, đầu, ruột mà còn nặng hàng kí.
Nghĩ mà buồn vì lực bất tòng tâm. Dân mình nghèo mà lãng phí quá. Như trong chuyện giáo dục cũng thế. Nước nghèo mà không dạy những điều thiết thực, nhà nghèo mà không cho con học những thứ thực tế. Mình chứng kiến quá nhiều sinh viên nghèo vắt gan vắt ruột học hành để rồi sức tàn lực kiệt. Buồn!
5 nhận xét:
Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Dân ta, xưa nghèo nên kiếm ăn đủ thứ cho no bụng, cho sinh tồn. Ngày nay thoát đói rồi nhưng vẫn coi miếng ăn là sở thích, là sĩ diện và ham muốn nên coi việc ăn nhiều khi trọng hơn cả nhân cách. Đàn ông Việt nam ta thời nay không biết lan truyền từ đâu cái cảm giác hèn kém bản năng nên cứ nghe cái gì, con gì, cách gì làm cho cái ấy cương cứng dẻo dai là lao vào, bốc bỏ vào mồm. Cái cách ăn bào ngư ( Chim, chuột, cá , rắn, kiến, đến cả đọt cây, ngon cỏ ) là từ mặc cảm cho mình hèn kém, nhu nhược và ham muốn nhục dục. Sự tha hóa về việc ăn này, đặc biệt xấu xa ở lớp người có tiền, có quyền lực sinh khoe khoang, sĩ diện , thù tạc nịnh bợ. Ăn bào ngư con, ăn Ling bột... thành moder nên đẩy người nông dân, ngư dân, lao động cần đồng tiền, mưu sống vào thành các đồng phạm, tội pham môi trường.
Trả lờiXóaLý lẽ một hồi, chợt nhớ một anh bạn nước ngoài hỏi mình: Sao đàn ông nước mày thấy "sinh hoạt" bình thường mà ở đâu cũng thấy chúng mày quảng cáo cái " Bổ dương" kéo nhau đi lúng sục, mua bán cái "bổ dương" và rồi chúng mày mời mọc nhau
thù tạc, cả đánh giết nhau cũng vì cái "bổ dương"...vậy?
Thái ui! Cá linh non đầu mùa nước miền Tây chỉ bằng đầu đũa, còn gọi là "cá linh sữa", nấu món gì cũng ngon. Chén lúc này cảm thấy như cá không có xương ( hình như chỉ trong vòng 10-15 ngày), sau đó cá lớn dần và xương, vảy ...cũng cứng dần, mất ngon. Cho nên bọn "tội phạm môi trường" này, về mặt nào đó chính là những kẻ thưởng thức ẩm thực sành điệu nhất thế giới !
Trả lờiXóaCá linh xưa là món ăn của dân nghèo, nay cung không đủ cầu, người ta lấy cả cá trôi, trắm cỏ con để giả cá linh non phục vụ nhân dân...Sự sáng tạo của quần chúng quả là vô tận!?
Trên VTV1 cũng giới thiệu một số món khoái khẩu từ cá ling (hình như "ling" chứ không phải "linh"?) của mùa nước nổi. Có lẽ do mình không thích ăn nhậu, lại là dân khoa học tự nhiên nên khi xem phóng sự, trong đầu chỉ hiện lên phép tính "1tấn = ? 10g". Mình xuất thân nhà nghèo, cha mất sớm nên nhà càng nghèo; Mình trải qua những tháng ngày bị chiến tranh tàn phá của một đất nước nghèo; Mình đã làm chủ nhiệm các lớp gồm đa số học sinh nghèo nên lúc nào cũng chỉ quẩn quanh suy nghĩ về việc người nghèo cần thóat nghèo thế nào? VTV1 giới thiệu 1 gia đình giàu lên nhờ đánh bắt được 4 tấn cá ling bột mỗi ngày và bán ra thị trường cho dân nhậu. Nếu 4 tấn ấy được nuôi lớn hay chỉ đơn giản là được thả trôi cho lớn thì sẽ thành bao nhiêu tấn? Tất nhiên sẽ không phải là kết quả của phép tính nhân đơn thuần nhưng cũng đáng để những người có trách nhiệm phải suy nghĩ và trả lời!
Trả lờiXóaMình xin lỗi vì có sự nhầm lẫn. Trong tiếng Anh, người ta viết là "ling fish". Do trước đây mình chưa biết loại cá này bằng tiếng Việt nên đã giữ luôn từ tiếng Anh. Nhưng Việt nam hóa đi thì phải là "linh" mới đúng. Mình cũng chưa tìm đến ngọn nguồn xem tên của loài cá này xuất phát từ đâu, ai dịch của ai, hay đó là tên latinh?
Trả lờiXóaCá linh mùa nước nổi, thời trước 75, theo người thật kể thì có thể nhảy vô đắm xuồng (hình như Đoàn Giỏi cũng kể vậy). Dư ăn thì làm mắm, dư làm mắm thì đổ hầm làm phân. Sản vật thiên nhiên nó thế.
Trả lờiXóaBây giờ hiếm có lẽ không vì người khôn lên mà vì của khó đi. Biến đổi khí hậu và biến đổi nguồn nước do khai thác vô độ là nguyên nhân chính. Nhịn ăn đến mấy cũng không lại được, hu hu...