Kính mời các ông bà ngắm cảnh yên bình bên đàn vẹt quanh nhà cùng cháu Quốc Vũ.
Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Biển Đông nổi sóng:Chiến lược 'hòa bình chủ động' của Việt Nam
(Bình luận quân sự) - Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh, chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra "4 không" trước chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông: “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014
Thông tin hai chiều!
Theo báo NHÂN DÂN:
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định, Ðảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông(lập trường gì? - Hổng biết!). Thông báo " rõ ..mờ mờ". Nghe như vậy nhưng đừng vội "biết ơn dà tin tt...tưởng" nhé.Đây là lập trường của chúng:
Theo trang Chinanews và Tân Hoa Xã của truyền thông Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã “trình bày lập trường” của Trung Quốc rằng, “Đảng và chính phủ Trung Quốc từ góc độ chiến lược và tầm nhìn dài hạn luôn coi trọng mối quan hệ Trung – Việt, sẵn sàng cùng với Đảng và Chính phủ Việt Nam thúc đẩy phát triển ổn định và lành mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung – Việt“.
“Việt Nam những tháng gần đây không ngừng can thiệp trái phép vào hoạt động tác nghiệp của giàn khoan Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa“.
“quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ cố hữu không có gì để tranh cãi của Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại khu vực biển gần quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), là hoạt động tiếp theo hoàn toàn bình thường trong khu vực này từ cách đây 10 năm đến nay là hoạt động hoàn toàn hợp pháp“.
“Về vấn đề Biển Đông hiện nay, cả hai bên đều muốn duy trì quan hệ song phương, kiên trì kiểm soát tình hình biển, duy trì trao đổi liên lạc song phương, theo dõi dư luận, tránh can thiệp, thông qua nỗ lực ngoại giao chính trị, tìm kiếm biện pháp giải quyết hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình, tránh mở rộng vấn đề thêm phức tạp và ảnh hưởng đến quốc tế“.
“Điều cần làm trước tiên là Việt Nam nên chấm dứt hành động can thiệp vào hoạt động tác nghiệp của Trung Quốc, chấm dứt thổi phồng vấn đề, tạo ra các tranh chấp mới, nhanh chóng khôi phục hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực khác nhau càng sớm càng tốt. Hy vọng Việt Nam nhìn vào đại cục, cùng chung ý hướng với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển về phía trước theo đúng hướng“.
“Hai bên đều cho rằng, buổi hội đàm hoàn toàn thẳng thắn và mang tính xây dựng“.
Với quan điểm của chúng như vậy, ý tưởng "hòa hiếu" chỉ là bánh vẽ che đậy dã tâm, các ban có nghĩ thế không?
Bổ sung -làm rõ:
ngày 21/6 , trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình thế giới tổ chức sáng nay ở Bắc kinh, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi chác lợi ích cốt lõi của mình, hoặc nuốt trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của chúng tôi".
Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
"100% đồ nhựa Việt Nam"
"Cửa hàng chúng tôi bán 100% đồ nhựa Việt Nam. Bây giờ bán hàng TQ, không ai mua". Đấy là câu trả lời của ông (áo may ô trắng, đang đi trước ống kính) và bà (đang ngồi đọc báo trong cửa hàng) khi được hỏi cửa hàng bán đồ nhựa dân dụng của Việt Nam hay của Trung Quốc. Khi được xin phép chụp ảnh, họ trả lời: "Cứ chụp thoải mái.". Ông bà chỉ vào kho lớn (dành cho bán buôn) phía bên kia đường và nói: "Bên kia còn có cả một kho, nếu cô muốn thì cứ sang đấy mà chụp."
Các cửa hàng xung quanh có bán những thứ đắt tiền hơn như tủ đựng quần áo của Duy Tân, xe tập đi cho trẻ con của Song Long, v v... đều là hàng Việt Nam. Cũng có cửa hàng bày bán cả đồ nhựa Trung Quốc, nhưng chủ yếu là của Đài Loan.
Nghe nói ngay cả nguyên liệu cho ngành dệt may, trước đây phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc bây giờ cũng đã nội địa hóa dần để tồn tại. Nhiều năm trước quần áo Tàu tràn ngập VN, bây giờ thị trường được dần trả lại cho hàng Việt Nam. Giày dép cũng thế. Hơn bao giờ hết, tinh thần yêu nước được đông đảo người dân VN thể hiện bằng hành động thiết thực là dùng hàng Việt Nam khi có cả hai lựa chọn: hàng VN và hàng Tàu, còn khi chỉ có một lựa chọn là hàng Tàu thì họ đã bắt đầu suy nghĩ xem liệu có nhất thiết phải mua hay không.
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
Đồ nhựa 100% là của Trung Quốc ư? Không!
Hôm qua tại Vườn treo, Hằng K7 phát biểu hùng hồn rằng 100% đồ nhựa là của Trung Quốc làm mình thấy nóng mặt và quyết chí bỏ chuyến đi Huế dịp cuối tháng để tìm hiểu thực hư.
Đây là kết quả điều tra trên mạng: Mình vào google, tìm kiếm công ty sản xuất nhựa gia dụng, Trang vàng.com cho kết quả 91 công ty, khắp trong Nam, ngoài Bắc và miền Trung. Mình lấy xác suất số chẵn chục để gọi xem có đúng họ sản xuất hay là nhập của TQ thì tất cả đều trả lời là tự sản xuất. có người còn nói "chị tìm đến đây tức là mua tận gốc rồi đấy". Khi được hỏi về nguyên liệu, có người nhập 50% của Đài Loan, có người không nhập, có người nhập của Thái, chưa nghe thấy ai nói nhập của TQ (trừ khi họ nói dối). Tuy nhiên những ông chủ bà chủ các công ty đó là người Việt hay người Hoa thì chưa kiểm chứng được. Như vậy là đã có câu trả lời ban đầu cho Hằng và những ai quan tâm.
Mình cũng có một số đồ TQ, tuy cực kỳ ít như cái USB, cái áo bơi (Đài Loan), đôi dép nhựa, đôi tất, cái áo len, một cái nồi đa năng, một đôi giày, nói chung là đồ lặt vặt. Còn lại đồ dùng trong nhà mình có xuất sứ đa dạng: tủ lạnh và điều hòa; Panasonic, LG; TV: LG, Sony và Samsung; xe máy thì Việt Nam thứ thiệt: Super Dream; Nồi cơm điện Tiger; bàn là Philip; lò vi sóng Sharp sx tại Thái; chiếu cói; dép nhựa tổ ong, nón lá, ủng da của XN32 quân đội, giường tủ đều made in VN ... Mình không uống nước ga, không ăn hoa quả nhập từ TQ. Có lẽ vì thế mình không thấy bị phụ thuộc gì vào hàng hóa TQ. Mình thực sự mong hàng hóa nhập về từ TQ ít đi để hàng hóa của dân nghèo Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường. Khi hàng TQ rẻ bèo nhập vào, nhất là đồ ăn, bề ngoài của mỗi con người và mỗi gia đình VN có vẻ hoa lá hơn một tí nhưng bên trong nhiều mất mát không thấy ngay được: sức khỏe thể xác và tinh thần, hạnh phúc gia đình.
Mình không ghét nhân dân Trung Quốc và vẫn nhớ rằng đã được đất nước Trung Quốc cưu mang những ngày bom đạn Mỹ rơi xuống miền Bắc. Biết rằng TQ vẫn có người tốt, biết rằng hàng TQ vẫn có thứ tốt, nhưng khi không biết cái nào là cái tốt thì vẫn nên tránh xa.
Sẽ cố gắng xâm nhập thực tế và thông tin tiếp tới mọi người.
Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014
Một trong "tứ chứng nan y": Ung thư
....thì vái tư phương: Kỳ diệu bài thuốc cứu sống nhiều người ung thư giai đoạn cuối "Đã có nhiều bệnh nhân ung thư lại tìm được đường sống cho mình từ bài thuốc của y học cổ truyền của Lương y Trần Gia Đạt ở Hà Nội..." Địa chỉ: Phòng khám Đông y ở ngõ 325 Kim Ngưu, Hà nội.
Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014
Thăm lại hang ở La hiên
Cuối hè năm 1967, chắc bác nào ở K8 đều nhớ cái hang đóng quân ở Thái nguyên trước khi qua biên giới Việt - Trung sang Quế lâm. Thành phần K8 khi sang Quế lâm gồm con cái của các cụ công tác ở BTTM, TCCT, TCHC và khối TW. Trước khi từ Hà nội lên đây, K8 tập trung từ nhiều địa điểm khác nhau theo đơn vị nơi các phụ huynh công tác. La hiên chính là nơi hội quân trước khi "vượt biên" sang Quế lâm, nơi K8 tập trung ở đây là 1 cái hang lớn, có thể chứa được hơn 1 tiểu đoàn, người dân ở vùng này vẫn gọi là hang "quân khu" hay hang "Chu Văn Tấn". K8 tập trung ở đây khoảng 2 đêm 1 ngày. Sau khi tập trung đủ quân số, K8 tiếp tục hành quân bằng ô tô theo đường 1B lên Lạng sơn qua cửa khẩu "Hữu nghị" vào TQ. Nơi đây chính là La hiên, Võ nhai, Thái nguyên quê hương cụ Chu Văn Tấn.
Nhờ có Thế Hùng K8 vốn sinh ra và lớn lên ở đây (trước khi lên trường Trỗi) nên hôm nay mấy anh em chúng tôi có dịp quay lại thăm sau 47 năm. Hang này hiện nay nằm đối diện nhà máy xi măng La hiên. Từ HN lên đây gần 90 km.
Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014
Tướng thời tôi và câu chuyện chàng trai muốn lấy vợ
Để các bạn khỏi hiểu nhầm tôi xin đính chính ngay là cấp quân hàm cao nhất của tôi lúc trong quân đội là đại úy không phải là tướng. Tôi muốn nói là những vị tướng thời tôi còn trong quân ngũ. Thời tôi còn trong quân ngũ (1978-1986) tướng trong quân đội ta ít hơn bây giờ, đặc biệt họ không hiểu từ “Đấu thầu” (tiếng Anh là Tender hoặc Bidding) nhưng thực ra là phải dùng từ “Đấu giá “ ( Auction) thì đúng hơn. Nói vậy ,các vị tướng thời đó cũng phải trả giá . Đó là những năm tháng gian khổ chỉ huy bộ đội chiến đấu, đánh giặc từ vũ khí trang bị thô sơ đến trang bị hiện đại thậm trí có những cải tiến phát minh Khoa học kỹ thuật của Việt nam mà đánh thắng vũ khí tối tân của Pháp và Mỹ. Tôi không dám lạm bàn về vấn đề này.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhập ngũ năm 1978, ở dưới đơn vị . Năm 1982 tôi được điều về Tổng cục kỹ thuật làm trợ lý chiến lược , phòng kế hoạch tác chiến, Bộ tham mưu, TCKT. Lúc ấy trong quân đôi ta có hệ thống cố vấn của Liên xô ở tất các các quân binh chủng và Tổng cục. Khoảng năm 1984, cố vấn Liên xô số 1 của Tổng cục kỹ thuật là thiếu tướng Maiorốp có bài giảng về “Chiến dịch phòng ngự chiến lược bảo đảm kỹ thuật cho quân đội” ở hội trường của Cục Vật tư , TCKT tại Bưởi. Học viên là các tướng lĩnh của Tổng cục kỹ thuật, các cấp Cục và lũ trợ lý tác chiến như chúng tôi. Tôi đến lớp học sớm và tìm một chỗ ngồi thích hợp cho mình, vì các bàn phía trên là của các vị Chủ nhiêm, các phó Chủ nhiệm Tông cục và các vị cấp cục. Một lúc sau, có các vị tướng của Tông cục cũng đến: Trung tướng Lê Văn Tri Chủ nhiệm, Trung tướng, Hoàng Văn Thái, các thiếu tướng Vũ Văn Đôn, Bùi Đức Tạm, Trần Thanh Từ, Lê Văn Chiểu…vv và các cục trưởng , cục phó các cục khác.Chắc những ai có mặt trong phòng của lớp học đó đều nhớ rất rõ. Buổi học bắt đầu khi thiếu tướng Maiorốp bước vào lớp, phiên dịch là anh Hùng phòng đối ngoại, theo tôi đây phiên dịch tốt nhất của Tổng cục lúc bấy giờ. Khi tướng Maiorốp bắt đầu nói về nguy cơ của người hàng xóm phương Bắc (своих соседей), người phiên dịch đã dịch đúng đột nhiên trung tướng Lê Văn Tri đứng bật dậy và mắng gay gắt anh Hùng phiên dịch: “ phải dịch quân địch không được dịch là anh bạn láng giềng”. Lúc đó,tôi thấy không khí tương đối căng thẳng, hình như tướng Maiorốp cũng hiểu phần nào của thái đội của Trung tướng Lê Văn Tri, còn tôi thì không hiểu nhiều lắm. Theo tôi biết thì tướng Lê Văn Tri có học ở Học viện quân sự cao cấp Vôrôsilốp tại Maxcơva và biết tiếng Nga, vì vậy, tôi nghĩ ông biết người phiên dịch dịch không sai.
Mãi về sau này, khi tôi ngẫm nghĩ và mới hiểu ra rằng, tướng Tri muốn tỏ thái độ dứt khoát về “địch ta” với tướng Maiorốp và qua đó là cả hệ thống cố vấn quân sự Liên xô và nhà nước Liên Xô thời bấy giờ về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chủ quyền của quân đội ta lúc bấy giờ.
Một chuyện khác tôi được nghe là tư lệnh Hải quân của ta là Đô đốc Giáp Văn Cương đã trả tất cả các tấm bản đồ mà cố vấn quân sự Hải quân Xô viết tặng Bộ tư lệnh Hải quân ta, vì trên bản đồ chữ Biển Đông lại ghi theo thông lệ quốc tế là “Biển nam Trung Hoa” (Южно-Китайское море). Tướng Cương nói: “ các đồng chí ủng hộ chúng tôi mà lại ghi trên bản đồ là biển của Trung quốc”. Chắc tướng Cương cũng muốn tỏ thái độ về việc Ngoại trưởng Liên Xô Grômưcô năm 1951 tại Hôi nghị Sanfransixcô đề nghi xem xét lại việc Nhật trao trả hai quần đảo của Việt nam Hoàng sa và Trường sa cho CHND Trung Hoa nhưng không nhận được sự đồng tình của Hội nghị.
Đến đây tôi xin kể câu chuyện vui cho các bạn. Một chàng trai dẫn một cô gái đẹp có trí thức về nhà báo cáo với bố mẹ mình để xin cưới. Chàng trai nói với bố mẹ mình:” đây là bạn gái con, cô ta xinh đẹp có học thức có việc làm và thu nhập cao ổn định, có hiếu và chăm sóc bố mẹ sau này, nấu nương chuẩn bị bữa ăn rất ngon, chăm sóc con cái khéo, đối xử với bên nhà ta (chồng) hết ý. Bố mẹ cho con cưới cô ta nhé”.
Bố mẹ chàng trai hỏi: “liệu nó có chung thủy với chồng không?”. Nghe đến đây, cô bạn gái xen vào: “ cháu phải nói trước với hai bác là mọi việc cháu đều tốt trừ chuyện chung thủy với chồng ra vì bây giờ chuyện bồ bịch là bình thường!”
Bây giờ chúng ta đều ở tuổi làm ông bà chắc các bạn tự trả lời được.
Phương Tuấn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)